Chuyên gia Singapore: Việt Nam đang góp phần dẫn dắt tương lai APEC
Nhân dịp Việt Nam là nước chủ nhà của Diễn đàn Hợp tác kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2017, phóng viên TTXVN thường trú tại Singapore đã có cuộc phỏng vấn với Tiến sỹ Alan Bollard - Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC, Singapore.
Ông Bollard nhận định với vai trò chủ nhà, Việt Nam đang góp phần dẫn dắt tương lai APEC.
Tiến sĩ Bollard cho rằng trong vai trò chủ nhà năm nay, Việt Nam đã đặt ra chủ đề cũng như những ưu tiên trong hoạt động của năm để có được những kết quả tốt nhất và những sáng kiến của Việt Nam đều nhận được sự ủng hộ của các nền kinh tế.
Tuy nhiên, sự nổi lên của quan điểm chống toàn cầu hóa khiến đây trở thành năm sôi động và nhiều phức tạp.
Đánh giá về sáng kiến tăng trưởng bao trùm của Việt Nam, Tiến sỹ Bollard cho rằng đây là sáng kiến mà các thành viên APEC đều mong muốn sau khi nhận thấy nhiều lợi ích về tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua việc thúc đẩy thương mại và đầu tư.
Để hướng tới mục tiêu tăng trưởng bao trùm, Việt Nam đã khởi động một số vòng đối thoại và đưa ra một số sáng kiến để tìm hiểu về tính bao trùm trong phát triển kinh tế, cách thức để thương mại có thể giúp phát triển kinh tế, tính bao trùm trong tài chính, đối tượng được hưởng lợi trong những đầu tư nhất định, tính bao trùm trong xã hội, cũng như những tác động đến cộng đồng và cách thức xử lý của chính phủ liên quan đến những tác động đó.
Về vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn cũng như việc tổ chức các hội nghị APEC, ông Bollard khẳng định Việt Nam sẽ là nước đi đầu trong tiến trình phát triển với việc phải xác định những mục tiêu khả thi và bất khả thi cũng như những mục tiêu nào sẽ cần phải nhiều năm mới thực hiện được.
Việt Nam cũng sẽ khởi động nhiều chương trình để cho các nước chủ nhà APEC tiếp theo tiếp quản như Papua New Guinea vào năm 2018, Chile năm 2019.
Hiện Việt Nam đã và đang thảo luận với các quốc gia này về việc làm sao đảm bảo những chương trình khởi động từ Việt Nam sẽ tiếp tục được phát triển, đặc biệt là trong chủ đề phát triển bao trùm.
Trong bối cảnh Mục tiêu Bogor 2020 đang tới gần, Tiến sỹ Bollard nhận định hầu như các nền kinh tế đã đạt đến khả năng thiết lập nền thương mại tự do và mở cửa vào năm 2020.
Theo ông, trong vài năm trở lại đây, những tiến bộ ở khu vực biên giới đang giảm tốc dần, song việc xây dựng các thiết chế pháp luật cũng như sự tự do hóa thương mại nội địa ở các nước phát triển lại đạt được tiến bộ nhất định.
Ông dự báo lĩnh vực này sẽ tiếp tục là trọng tâm trong 2 năm tới, do đó khi dự án kết thúc vào năm 2020 thì các nền kinh tế thành viên cần phải vạch hướng quy hoạch APEC trong thời gian sau đó.
Tiến sĩ Bollard cho biết để ứng phó với thách thức này, các thành viên đã thống nhất về một cơ chế thành lập một nhóm công tác để nghiên cứu về những vấn đề này và báo cáo lại với APEC để giúp xác định rõ làm sao để đạt được các mục tiêu Bogor tốt, trong đó nhiều khả năng là sẽ tập trung nhiều hơn vào thương mại điện tử cũng như thương mại truyền thống.
Ông cũng đề ra một số hướng phát triển như tập trung hơn vào các thỏa thuận thương mại đã và đang hiện hữu trong khu vực như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) mới, Liên minh Thái Bình Dương (AP), Hiệp định Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP); hoặc hướng đến mục tiêu phát triển bao trùm và xem xét khả năng tham gia của mọi thành phần xã hội vào trong mỗi nền kinh tế.
Ông đánh giá với tư cách là chủ nhà APEC, Việt Nam đang góp phần dẫn dắt tương lai APEC./.
Xem thêm:>>>Công ty Truyền tải điện 2 sẵn sàng đảm bảo điện cho Tuần lễ cấp cao APEC 2017
>>>VNPT Đà Nẵng đảm bảo chất lượng thông tin liên lạc tại APEC 2017
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyên gia Malaysia tin tưởng vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong các hoạt động APEC 2017
19:25' - 24/10/2017
Phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur dẫn lời Giáo sư Yeah Kim Leng thuộc Đại học Sunway (Malaysia) đánh giá cao vai trò của Việt Nam đối với các hoạt động APEC 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Giáo sư Nhật Bản đánh giá cao Việt Nam trong tiến trình hợp tác APEC
18:54' - 24/10/2017
Giáo sư Go Ito cho rằng vai trò của Việt Nam rất quan trọng trong đóng góp vào tiến trình hợp tác APEC cũng như ý nghĩa của việc Việt Nam là chủ nhà tổ chức Hội nghị cấp cao APEC năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Giáo sư Carl Thayer: Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy chương trình nghị sự cải cách của APEC
16:37' - 24/10/2017
Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy chương trình nghị sự cải cách của APEC trong nhiều cuộc họp của các nhóm làm việc, các quan chức cấp cao và các bộ trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyên gia Nhật Bản: Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hợp tác APEC
12:05' - 24/10/2017
Theo ông Ito, bảo hộ những lĩnh vực không đủ năng lực cạnh tranh quốc tế có thể có ý nghĩa trước mắt nhưng sẽ là vô nghĩa nếu những lĩnh vực đó không nâng cao được khả năng cạnh tranh trong tương lai.
-
Kinh tế Việt Nam
Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC: Việt Nam góp phần dẫn dắt tương lai APEC
11:17' - 24/10/2017
Việt Nam với vai trò chủ nhà đã đặt ra chủ đề cũng như những ưu tiên trong hoạt động của năm để có được những kết quả tốt nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Việt Nam
10:24' - 24/10/2017
Việc đăng cai tổ chức Năm APEC 2017 là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh, đất nước và con người Việt Nam với bạn bè quốc tế, đặc biệt là các điểm đến hấp dẫn ở miền Trung.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của Trung Quốc và Mỹ về vấn đề thuế quan
07:40'
Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có những phát biểu về vấn đề thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về lễ kỷ niệm trọng thể
19:33' - 01/05/2025
Bài viết trên Tân Hoa xã dẫn lời của Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đã chung sức, đồng lòng bắt tay khôi phục, tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump hé lộ khả năng đạt nhiều thỏa thuận thương mại
10:48' - 01/05/2025
Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn vội vã đạt thỏa thuận vì Mỹ đang hưởng lợi từ chính sách thuế quan hiện nay, và đang ở thế “thượng phong” trong đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phân mảnh: Thách thức đối với các nước đang phát triển
05:30' - 01/05/2025
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh kinh tế toàn cầu, và các nước đang phát triển có thể phải chịu ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56' - 30/04/2025
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41' - 30/04/2025
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31' - 30/04/2025
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.