Chuyển mạng giữ số thuê bao di động có dễ thực hiện?
Chuyển mạng giữ số là một trong những chủ trương về dịch vụ viễn thông được các chủ thuê bao chờ đợi, kỳ vọng mở ra cơ hội cho khách hàng trong việc được lựa chọn chất lượng dịch vụ tốt, giá rẻ. Tuy nhiên, nhiều thuê bao di động vẫn không dễ thực hiện được do một số nhà mạng có nhiều “chiêu” để giữ chân khách hàng.
Phản ảnh đến BNEWS.VN, chị Bùi M.P ở quận Long Biên (Hà Nội) cho biết, chị muốn chuyển mạng giữ số từ mạng Vinaphone sang mạng Viettel, nhưng phải mất đến hơn hai tuần, nhiều lần đi lại chị mới được chấp nhận chuyển mạng giữ số.
Theo chị P, mặc dù nhiều lần "đã hợp tác bổ sung đầy đủ thông tin" và "cắt" tất cả các dịch vụ nhưng chị vẫn bị từ chối vì lỗi "vi phạm hợp đồng" khi số thuê bao của chị thực đang hiện gói cam kết mà bản thân chị cũng không hay biết mình đang sử dụng gói cam kết đó.Mất khá nhiều thời gian giải thích, ra phòng giao dịch của Vinaphone, nhắn tin lên nhà mạng, thậm chí yêu cầu gặp người có "trách nhiệm" để giải quyết thì sau hai tuần chị mới chuyển đổi thành công như trút đi “gánh nặng” bực bội.
Tương tự chị Nguyễn T. H muốn chuyển mạng giữ số từ nhà mạng Vinaphone sang mạng Viettel cho biết, trước khi quyết định chuyển mạng giữ số chị đã gọi lên tổng đài để giải quyết về thủ tục, thực hiện các bước thanh lý hợp đồng.Nhưng sau nhiều lần nhắn tin, gọi lại nhiều lần lên tổng đài chị được nhân viên tổng đài hướng dẫn thực hiện hủy các các gói cước đang thực hiện và chị đã hủy thành công các dịch vụ đang sử dụng. Nhưng chị vẫn không được chấp nhận chuyển mạng giữ số.Chị lại tiếp tục gọi tổng đài hỏi và được xác nhận không thiếu sót hay nợ nần gì nên đã đăng ký chuyển mạng. Nhưng rồi lại bị từ chối với lý do chứng minh thư cũ và thẻ căn cước mới không khớp nhau và phải bổ sung thông tin.
Không chỉ chi H, chị P mà vợ chồng chị Đỗ T.N ở quận Long Biên cũng chia sẻ “lắm gian nan” khi thực hiện chuyển mạng giữ số. Chị Đỗ T.N cho hay, cả hai vợ chồng chị dùng số của nhà mạng Vinaphone đã gần 20 năm, nhưng gấn đây ở khu nhà chị sóng mạng Vinaphone chất lượng quá kém, gọi thường bị rớt. Nhiều lần chị cũng đã phản ánh tới nhà mạng Vinaphone về chất lượng dịch vụ nhưng nhà mạng không có giải pháp khắc phục. Vì vậy, cả hai vợ chồng chị đành quyết định "chia tay" với Vinaphone sau nhiều năm gắn bó.Tuy nhiên, khi thực hiện việc này anh chị rất bức xúc vì mất nhiều lần đi lại mà cả hai vợ chồng bị từ chối với đủ các lý do. Đầu tiên là chứng minh thư cũ rồi sau đó đến chưa cắt các dịch vụ gia tăng của nhà mạng.
Sau khi đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục trên và được nhân viên nhà mạng Vinaphone khẳng định anh chị hoàn toàn có thể chuyển mạng, lúc đó chị N liên hệ với nhà mạng Vietel để thực hiện yêu cầu chuyển mạng nhưng lại tiếp tục nhận được tin nhắn từ phía nhà mạng Vinaphone cho biết, chị "chưa đáp ứng" yêu cầu cầu chuyển mạng.
Quá bức xúc, chị N tiếp tục đến quầy giao dịch của nhà nhà Vinaphone yêu cầu gặp người có trách nhiệm giải quyết vấn đề này thì lại được "hứa hẹn", kiểm tra và sau đó gần 2 tuần sau chị N mới được chuyển từ mạng Vinaphone sang mạng Vietel.
Đây chỉ là một số khách hàng của nhà mạng Vinaphone bức xúc phản ánh về những khó khăn khi thực hiện thủ tục chuyển mạng giữ số đến BNEWS.VN.
Gần đây trên trang hỏi đáp của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nhận được thắc mắc của nhiều thuê bao về khó khăn trong việc chuyển mạng giữ số. Chị Nguyễn Thị Thanh Đượm ở Hồng Lý, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình chủ thuê bao 0904***627 bày tỏ, trước đó chị sử dụng mạng Viettel từ năm 2019, muốn chuyển lại mạng Mobifone nhưng nhà mạng Viettel làm khó dễ, không cho chuyển mạng.
Chị Đượm yêu cầu chuyển mạng thì hai lần có nhân viên Viettel gọi đến hỏi lý do tại sao muốn chuyển mạng và cả 2 lần nhân viên Viettel đều trả lời đồng ý cho chuyển nhưng sau đó nhà mạng đều hủy yêu cầu chuyển mạng của họ.Sau khi nhận thắc mắc trên mục hỏi đáp của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã chuyển câu hỏi và yêu cầu Viettel xem xét, trả lời. Viettel cho biết, do khách hàng đang sử dụng gói cước ưu đãi TOM690. Khách hàng cần hủy gói và tạo lại yêu cầu chuyển mạng thì hệ thống sẽ duyệt theo quy trình.Trao đổi với BNEWS, đại diện nhà mạng VinaPhone cho biết, tất cả thuê bao có nhu cầu chuyển mạng đều phải đáp ứng các điều kiện theo các quy định thì mới được chuyển. Khách hàng bị từ chối thường bị sai thông tin đăng ký giữa hai nhà mạng, nợ cước hoặc sử dụng những gói ưu đãi đang còn thời hạn với nhà mạng cũ.... Tuy nhiên, nếu phát hiện nhân viên gây khó dễ khách hàng sẽ kiên quyết xử lý.Để tránh những lỗi vi phạm về thông tin cá nhân, đại diện nhà mạng Viettel cho biết, trước khi đến điểm giao dịch yêu cầu được chuyển mạng, khách hàng có thể tự tra cứu thông tin thuê bao bằng cách nhắn tin với cú pháp TTTB gửi 1414.Bên cạnh đó, người dùng cũng cần lưu ý phí chuyển mạng giữ số cho các thuê bao di động trả trước chuyển đến các mạng Mobifone, Vinaphone và Viettel là 50.000 đồng/lần chuyển, đối với thuê bao trả sau là 60.000 đồng/lần chuyển. Số tiền này bao gồm tất cả các khoản phí chuyển đổi và SIM mới.Theo hướng dẫn của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), muốn thực hiện chuyển mạng rất đơn giản. Để chuyển mạng giữ số, khách hàng thực hiện theo các bước: đến các cửa hàng của nhà mạng đang có nhu cầu chuyển sang đưa ra yêu cầu, xác nhận thông tin.Nhà mạng mới và nhà mạng đang sử dụng sẽ gọi điện cho khách hàng để kiểm tra về yêu cầu. Khách hàng tiến hành xác nhận thông tin về yêu cầu muốn chuyển mạng giữ số. Nhà mạng mới cung cấp thông tin về việc chuyển mạng giữ số.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã chỉ đạo các nhà mạng phải lập tức gỡ bỏ ngay các rào cản về chuyển mạng giữ số để tỷ lệ chuyển mạng thành công phải đạt 90%. Song, có vẻ như các nhà mạng vẫn chưa tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo trên của Bộ Bộ Thông tin và Truyền thông./.- Từ khóa :
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33'
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32'
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16' - 12/07/2025
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17' - 12/07/2025
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.