Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản
Nhân dịp Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 3-7/12, phóng viên TTXVN tại Tokyo đã có cuộc phỏng vấn với Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu về ý nghĩa chuyến thăm, thế mạnh trong quan hệ hai nước và cách thức thúc đẩy quan hệ song phương.
Phóng viên: Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa chuyến thăm đối với quan hệ hai nước?
Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Nhận lời mời của Thượng viện Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ lần đầu tiên thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 3-7/12. Đây cũng là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sau 12 năm kể từ năm 2012.
Trong chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội sẽ yết kiến Nhà Vua; hội đàm với Chủ tịch Thượng viện, có các cuộc gặp với Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, lãnh đạo một số đảng lớn, lãnh đạo tổ chức kinh tế lớn của Nhật Bản; gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt tại Nhật Bản; đồng thời Chủ tịch Quốc hội cũng sẽ thăm Nagasaki.
Chuyến thăm diễn ra đúng vào dịp hai nước vừa kỷ niệm một năm nâng cấp quan hệ lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”; quan hệ Việt Nam-Nhật Bản tiếp tục phát triển mạnh mẽ và toàn diện trên các lĩnh vực với sự tin cậy chính trị cao, giao lưu cấp cao và các cấp diễn ra mật thiết.
Trên nền tảng mối quan hệ hết sức tốt đẹp như vậy, chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản trong khuôn khổ quan hệ hợp tác mới, nhất là giữa cơ quan lập pháp của hai nước, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Trong bối cảnh đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, sự đồng hành hỗ trợ của bạn bè quốc tế, nhất là Nhật Bản, đóng vai trò hết sức quan trọng.
Phóng viên: Xin Đại sứ cho biết đâu là thế mạnh trong quan hệ hai nước?
Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Trong hơn 50 năm qua, với dấu mốc lịch sử là hai nước nâng cấp quan hệ lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hoà bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” vào tháng 11/2023, quan hệ hai nước đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc, toàn diện với sự tin cậy chính trị cao.
Lãnh đạo hai nước thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và đề ra những định hướng lớn cho sự phát triển hiệu quả trong quan hệ trên tất cả các lĩnh vực là một thế mạnh vô cùng lớn trong quan hệ hai nước.
Thêm vào đó, kinh tế Việt Nam và Nhật Bản có tính bổ sung cho nhau rất cao.Việt Nam có dân số hơn 100 triệu người, nền kinh tế năng động, tăng trưởng nhanh, lực lượng lao động trẻ có kĩ năng, trình độ chuyên môn tốt, dồi dào; môi trường kinh tế, chính trị ổn định, điều kiện thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh, người dân thân thiện, được các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá cao và muốn gắn bó lâu dài.
Ngoài ra, hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, tập quán và giao lưu từ lâu đời. Mối quan hệ này được các thế hệ vun đắp trở nên gắn bó chặt chẽ, thân thiết như ngày hôm nay.
Phóng viên: Theo Đại sứ, trong thời gian tới, Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Nhật Bản nên làm gì để cùng nhau thúc đẩy cụ thể hóa khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện mới được thiết lập?
Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước đóng vai trò quan trọng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Nhật Bản. Do đó, việc duy trì các chuyến thăm, trao đổi cấp cao và các cấp; tăng cường quan hệ hợp tác giữa các cơ quan chuyên môn của Quốc hội hai nước có ý nghĩa thiết thực và lâu dài.
Thời gian qua, hai nước đã có quyết tâm chính trị cao nhằm tăng cường kết nối nền kinh tế hai nước. Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Nhật Bản sẽ tăng cường các cơ chế trao đổi kinh nghiệm trong công tác lập pháp, nhất là trong việc xây dựng thể chế tạo điều kiện cho kinh tế-xã hội đất nước phát triển mạnh mẽ, nhất là khi đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Là nước có nhiều kinh nghiệm trong công tác xây dựng luật và đào tạo chuyên gia pháp lý, Nhật Bản có thể hỗ trợ Việt Nam một cách hiệu quả trong việc nâng cao năng lực xây dựng pháp luật. Hai bên cũng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả tại các diễn đàn nghị viện đa phương khu vực và thế giới như Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA), Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF)…
Phóng viên: Xin Đại sứ cho biết cần làm gì để quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu?Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn bởi hai nước có sự tin cậy rất cao và những thế mạnh có thể bổ sung cho nhau để cùng phát triển. Trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung thúc đẩy triển khai thực hiện các thỏa thuận cấp cao, tập trung vào một số lĩnh vực sau:
Thứ nhất, tiếp tục tăng cường quan hệ chính trị tin cậy thông qua thúc đẩy các chuyến thăm, tiếp xúc các cấp nhất là cấp cao.
Thứ hai, khai thác thế mạnh bổ sung lẫn nhau của hai nền kinh tế, tăng cường liên kết kinh tế giữa hai nước, duy trì Nhật Bản là đối tác hàng đầu của Việt Nam về ODA, đầu tư, thương mại, lao động....
Thứ ba, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi xanh...Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng
16:51' - 02/12/2024
Sáng 2/12, sau lễ đón chính thức tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia tại Singapore đánh giá tính đúng thời điểm trong chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
14:07' - 02/12/2024
Phó Giáo sư Vũ Minh Khương- Giảng viên Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu đã đánh giá tính đúng thời điểm trong chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Singapore
21:17' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện và đại diện cộng đồng người Việt Nam ở Singapore.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc siết chặt xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng sang Mỹ
17:46'
Theo Tân Hoa xã, Bộ Thương mại Trung Quốc đã công bố các biện pháp siết chặt kiểm soát việc xuất khẩu mặt hàng lưỡng dụng sang Mỹ, trong đó có gali, germani, antimon và vật liệu siêu cứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU và MERCOSUR có thể chưa ký được FTA
17:28'
Sự vắng mặt của người đứng đầu EC von der Leyen tại Hội nghị thượng đỉnh MERCOSUR làm dấy lên nghi ngờ FTA giữa EU và MERCOSUR có thể không được ký kết trong những ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ ngăn chặn tập đoàn thép Nhật Bản thâu tóm US Steel
14:45'
Ngày 2/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ "ngăn chặn" kế hoạch của tập đoàn thép Nippon Steel (Nhật Bản) mua lại tập đoàn thép US Steel của Mỹ với giá 14,9 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Ba công nghệ đột phá để truy xuất nguồn gốc thực phẩm
12:13'
Blockchain tạo ra luồng dữ liệu độc lập và có thể kiểm toán dọc theo chuỗi giá trị, qua đó đảm bảo tính xác thực.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Hàn Quốc tăng thấp hơn mục tiêu 2% trong ba tháng liên tiếp
08:28'
Giá tiêu dùng của Hàn Quốc - thước đo chính của lạm phát trong tháng 11/2024 đã tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK).
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn ác mộng" của dân công nghệ
08:06'
Tỷ lệ tuyển dụng trong ngành công nghệ tại Mỹ đã giảm giảm 27% do chính sách tuyển dụng “quá tay” của các công ty công nghệ trong giai đoạn hậu đại dịch và sự phát triển thần tốc của trí tuệ nhân tạo.
-
Kinh tế Thế giới
Nga cảnh báo hệ lụy nếu Mỹ buộc các nước sử dụng đồng USD
22:06' - 02/12/2024
Ngày 2/12, Điện Kremlin cảnh báo bất kỳ sức ép nào của Mỹ nhằm buộc các quốc gia sử dụng đồng USD sẽ phản tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia sẵn sàng hỗ trợ cho chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua trụ cột kinh tế ASEAN
21:56' - 02/12/2024
Trong năm giữ vị trí Chủ tịch ASEAN 2025 Malaysia sẽ định vị khu vực và đất nước mình là trung tâm năng động cho đầu tư, thương mại và công nghiệp, đặc biệt là trong việc giúp chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng
16:51' - 02/12/2024
Sáng 2/12, sau lễ đón chính thức tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng.