Cơ chế nào để tạo đột phá phát triển kinh tế miền Trung?
Thi công Nhà máy điện mặt trời Điện lực miền Trung tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: EVNCPC
TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Trưởng nhóm Tư vấn phát triển vùng Duyên hải miền Trung cho biết, với tiềm năng, dư địa phát triển, miền Trung có khả năng tăng trưởng 9-10%/năm trong 10-15 năm tới.
Tuy nhiên, miền Trung cần có quyết tâm cao theo tinh thần "bây giờ hoặc không bao giờ"; đặc biệt, trong việc cải cách thể chế, xây dựng môi trường đầu tư
Ông Trần Du Lịch cho rằng, cần có thể chế, cơ chế vượt trội cho vùng. “Phải tính xem có bao nhiêu dự án của vùng cần mang ra Trung ương, mất bao nhiêu ngày để làm thủ tục. Giải quyết nhanh 1 ngày thì miền Trung sẽ thoát nghèo nhanh hơn 1 năm. Theo đó, cần gỡ vướng thể chế để vùng đi nhanh hơn mà không sợ ngã”, ông Lịch nhấn mạnh
“Hiện, chính sách ưu đãi cho các địa bàn khó khăn như miền Trung thường được tập trung về giá thuê đất và thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưng nếu chỉ dựa vào 2 ưu đãi này, không thể tạo ra môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh vượt trội mà cần cải thiện tích cực 3 nhân tố: chính sách, thể chế; đào tạo nguồn lực và chính sách thu hút nguồn nhân lực; cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông.”, ông Lịch cho hay.
Theo ông Trần Du Lịch, các địa phương cần phải có một quyết tâm chính trị cao, tập trung nguồn lực, tận dụng thời cơ, tạo bước đột phá đối với 5 trụ cột kinh tế.
Đó là dịch vụ du lịch và các hoạt động gắn với du lịch; cảng biển gắn với logistics; công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với khai thác các khu kinh tế và khu công nghiệp; nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp; phát triển đô thị ven biển gắn với quá trình đô thị hóa.
Để khai thác 5 trụ cột kinh tế nêu trên, cần cụ thể hóa việc thực thi chiến lược kinh tế biển trên địa bàn vùng bằng việc ưu tiên xây dựng 4 chương trình mục tiêu trên quy mô vùng, gồm: phát triển các ngành công nghiệp chế biến gắn với sản phẩm nguyên liệu nông - lâm - ngư nghiệp; phát triển cảng biển gắn với logistics; phát triển du lịch vùng; phát triển nguồn nhân lực của vùng và xây dựng thị trường lao động chung.
Ông Trần Du Lịch chỉ rõ, công nghiệp chế biến là lĩnh vực miền Trung đang còn yếu, vì vậy phải thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, nhất là các ngành công nghiệp dựa trên lợi thế nguyên liệu nông - lâm - ngư nghiệp; đồng thời, cần xây dựng các cứ điểm sản xuất nông nghiệp - công nghiệp, lấy doanh nghiệp công nghiệp chế biến làm nền tảng để quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu nông - lâm - ngư nghiệp.
Để thu hút doanh nghiệp nhằm tạo ra một làn sóng đầu tư mạnh mẽ cần xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh mang tính cạnh tranh vượt trội, tạo sự chuyển biến tích cực của các nhân tố như kinh tế vĩ mô ổn định, không tạo ra rủi ro chính sách đối với thị trường; môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, tính hiệu lực cao và nền hành chính mang tính phục vụ; đào tạo nguồn lực và chính sách thu hút nguồn nhân lực; cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông.
Đồng tình với những đề xuất trên, PGS. TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cũng đề xuất Chính phủ cho phép các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia không giới hạn về tỷ lệ vốn để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng du lịch trọng yếu ở miền Trung và liên kết với vùng Tây Nguyên; đồng thời, xem xét việc áp dụng cơ chế cho phép tư nhân đầu tư và khai thác đầu mối hạ tầng giao thông (tương tự như chính sách xây dựng sân bay Vân Đồn và cảng hành khách quốc tế Hạ Long).
Ông Phạm Trung Lương cũng đề xuất, cho phép áp dụng cơ chế ưu đãi nhất theo quy định hiện hành để thu hút các nguồn lực xã hội trong nước và đầu tư quốc tế, bảo đảm đến năm 2025 sẽ xây dựng hoàn chỉnh ít nhất 2 khu du lịch biển, đảo có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế tại Cù Lao Chàm (gắn với Di sản Văn hóa thế giới phố cổ Hội An) và Bắc Cam Ranh (gắn với tam giác động lực phát triển du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt).
Bên cạnh đó, Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm thành lập “Quỹ xúc tiến du lịch duyên hải miền Trung” với nguồn thu từ huy động nguồn lực xã hội (doanh nghiệp du lịch) và thí điểm thu 1USD/đêm/khách du lịch quốc tế lưu trú tại một số địa phương trọng điểm du lịch miền Trung.
Mục đích duy nhất của quỹ là sử dụng cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch vùng. Để thực hiện được chính sách này, cần có sự công khai, minh bạch và cam kết đối với việc sử dụng quỹ này.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Miền Trung cần thể hiện khát vọng vươn lên mạnh mẽ
18:03' - 20/08/2019
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, miền Trung cần thể hiện khát vọng vươn lên mạnh mẽ, quyết tâm để sớm trở thành địa bàn có trình độ kinh tế-xã hội phát triển cao, bền vững của đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Các tỉnh miền Trung cần luôn lấy lợi ích Vùng làm ưu tiên trong phát triển
15:51' - 20/08/2019
Ngày 20/8, tại Bình Định, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các Phó Thủ tướng chủ trì Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành động lực phát triển
10:37' - 20/08/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phải trở thành vùng động lực phát triển cho toàn vùng Tây Nguyên, hành lang Đông - Tây.
-
Chuyển động DN
Ngày mai (20/8) sẽ diễn ra Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung tại Bình Định
23:10' - 19/08/2019
Sáng ngày 20/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế FLC Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
-
Kinh tế Việt Nam
Giới thiệu tiềm năng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
10:36' - 19/08/2019
Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung với mục tiêu tiếp tục phát triển vùng miền Trung đi đúng hướng, thực sự trở thành một vùng động lực của cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 30.000 tỷ đồng chi trả cho người nghỉ việc do sắp xếp bộ máy
20:21'
Kinh phí để thực hiện chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức sau sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính theo trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được Quốc hội quyết định đầy đủ, không thiếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiêu dùng bền vững: Động lực kiến tạo kỷ nguyên xanh
20:14'
Ông Trịnh Anh Tuấn - Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nhấn mạnh: Hành vi tiêu dùng là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất bền vững, góp phần kiến tạo kỷ nguyên xanh cho Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Makara Capital Partners đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam
19:38'
Chiều 2/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Ali Ijaz Ahmad, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Makara Capital Partners đang tìm hiểu, tiến hành xúc tiến đầu tư tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Australia: Kết nối mới cho chuỗi giá trị
18:58'
Thống kê cho thấy, ước tính 6 tháng/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Australia đạt 6,8 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Australia đạt 3,1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính sẽ sớm rà soát, kiểm tra gói thầu cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành
18:49'
Ngày 1/7, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Đồng Nai yêu cầu rà soát, kiểm tra lại thông tin liên quan đến gói thầu xây lắp cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 6 cao kỷ lục
18:17'
Trong tháng 6/2025, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cao kỷ lục, đạt hơn 24.000 đơn vị, gấp hơn 2 lần giai đoạn 2021-2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Để xuất khẩu cao su đạt 3,3 tỷ USD
17:14'
Để hoàn thành kế hoạch này, ngành hàng cao su cần thực hiện nhiều giải pháp, phù hợp với đặc điểm từng thị trường; trong số đó là mục tiêu tiến sâu vào thị trường EU bằng sản phẩm chất lượng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội phân luồng tổ chức giao thông trên Quốc lộ 1A
16:28'
Sở Xây dựng Hà Nội thông báo phân luồng tổ chức giao thông cấm phương tiện lưu thông qua khu vực Km192+799 Quốc lộ 1A, thuộc địa bàn xã Thường Tín, Thành phố Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hưng Yên ngày mới: Hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng
16:15'
Hưng Yên mới sẽ tập trung phát triển theo ba trụ cột: công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh thông minh và đô thị hóa bền vững.