Cơ hội tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Phnom Penh trước thềm chuyến thăm trong khuôn khổ chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Neak Chandarith, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chính sách công thuộc Đại học Hoàng gia Phnom Penh (RUPP) nhận định đây là chuyến thăm có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả hai đất nước, qua đó tiếp tục mở rộng, tăng cường tình hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia láng giềng Campuchia-Việt Nam.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Neak Chandarith cho rằng chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch nước Tô Lâm tới đất nước Chùa Tháp được xem là cơ hội, mang tính thời điểm và là vinh dự đối với Campuchia cũng như nước láng giềng Việt Nam, nhằm tăng cường quan hệ song phương.
Nhận định việc Chủ tịch nước Tô Lâm chọn điểm đến cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình trên cương vị mới cho thấy ưu tiên chiến lược trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với các quốc gia láng giềng, ông lý giải: “Việt Nam có nhiều nước láng giềng nhưng Chủ tịch nước Tô Lâm quyết định thăm hai nước láng giềng Lào và Campuchia.
Chuyến thăm cấp nhà nước lần này mở ra cơ hội để Chủ tịch nước Việt Nam tham gia các cuộc thảo luận ở cấp cao nhất, giúp tăng cường quan hệ song phương giữa hai nước. Việt Nam và Campuchia có mối quan hệ gắn bó lâu đời và chuyến thăm lần này sẽ giúp mở rộng hợp tác hơn nữa trên nhiều lĩnh vực, cũng như tăng cường hơn nữa quan hệ song phương với Campuchia”.
Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chính sách công thuộc RUPP, chuyến thăm Campuchia sắp tới của Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm là cơ hội để tăng cường quan hệ song phương, đồng thời tập trung chương trình nghị sự vào một lĩnh vực cụ thể nào đó giữa hai nước.
Nhận định chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam sẽ tập trung thảo luận trên các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, lợi ích có qua có lại giữa Campuchia và Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa, ông nêu rõ: “Tôi nghĩ chương trình nghị sự của chuyến thăm bao trùm nhiều chủ đề nội dung khác nhau, có tầm quan trọng liên quan việc củng cố và phát triển hệ thống pháp luật, cũng như tìm giải pháp chung cho các vấn đề mà hai nước đang gặp phải”.
Chuyên gia chính trị học và quan hệ quốc tế thuộc RUPP đặc biệt quan tâm đến nội dung tăng cường quan hệ truyền thống và lịch sử giữa hai nước trong chuyến thăm Campuchia lần này của Chủ tịch nước Tô Lâm.
Theo ông, quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam có điểm đặc biệt, khác biệt so với quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Đây là mối quan hệ vừa mang tính truyền thống vừa mang tính lịch sử, có sự chia sẻ, kết nối truyền thống và lịch sử của những người hàng xóm láng giềng.
Ông nêu quan điểm: “Điều rõ ràng là chúng ta không thể dời đất đai, đất nước của mình đi đâu cả. Đó là một mối quan hệ đặc biệt, chúng ta ở kề cận nhau và cần củng cố mối quan hệ truyền thống lịch sử này”.
Lý giải về mối quan hệ đặc biệt và yếu tố truyền thống lịch sử trong quan hệ hai nước, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Neak Chandarith dẫn chứng lịch trình hoạt động dự kiến của Chủ tịch nước Tô Lâm tại Campuchia, đặc biệt là hoạt động đặt vòng hoa tại Đài Độc lập ở trung tâm thủ đô Phnom Penh.
Theo ông, đó là một vinh dự đối với Campuchia vì Đài Độc lập được xem là biểu tượng của quốc hồn, nguyên khí để đất nước Campuchia có được nền độc lập của mình. Và Việt Nam cũng đóng một vai trò nào đó trong công cuộc giành độc lập của Campuchia từ thực dân Pháp.
Tương tự, Chủ tịch nước Việt Nam cũng sẽ đến đặt vòng hoa tại Tượng đài Hữu nghị Campuchia-Việt Nam ở gần đó, thể hiện sự quan tâm, chú trọng đối với quan hệ truyền thống và lịch sử giữa hai quốc gia láng giềng.
Bên cạnh yếu tố truyền thống lịch sử, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Neak Chandarith cho rằng chuyến thăm của Chủ tịch nước Tô Lâm đến Campuchia lần này cũng là một phần của hoạt động trao đổi, giao lưu giữa con người với con người, giữa nhân dân với nhân dân ở cấp cao. Qua đó, chuyến thăm mở ra cơ hội để Chủ tịch nước Việt Nam giao tiếp với người dân chủ nhà Campuchia, thúc đẩy hoạt động giao lưu nhân dân, tìm hiểu về người dân Campuchia.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Neak Chandarith cho biết Chủ tịch nước Tô Lâm dự kiến đến thăm và có bài phát biểu quan trọng tại nơi ông đang công tác, RUPP, cơ sở giáo dục đại học lớn nhất, lâu đời nhất, tiêu biểu của dân tộc và đất nước Campuchia. Qua đó, tạo dựng mối quan hệ giữa nhân dân với nhân dân, cũng như mối quan hệ tốt đẹp giữa hai đất nước.
Từ góc tiếp cận đó, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chính sách công thuộc RUPP nhận định: “Tôi nghĩ chuyến thăm của Chủ tịch nước Tô Lâm lần này hướng vào khía cạnh ngoại giao nhân dân, làm thế nào để nhân dân hai nước hiểu nhau hơn. Trên tinh thần đó, giới truyền thông cần lan tỏa thông tin về những điểm tích cực đó, giúp người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu về những điều mà chúng ta vừa đề cập. Tất cả đều là những bằng chứng lịch sử, là những điểm ràng buộc, yêu cầu chúng ta phải chung sống với nhau. Nếu chúng ta không hiểu những điều đó, chúng ta có thể bị chia rẽ, không thể là hàng xóm tốt, anh em tốt của hai quốc gia láng giềng”.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Neak Chandarith cho rằng sự gắn kết tình hữu nghị láng giềng giữa Campuchia và Việt Nam trong quá khứ, đặc biệt là trong những thập niên gần đây là hết sức tốt đẹp. Qua đó, hai đất nước đã tìm ra một số phương thức thiết lập mối quan hệ, cách thức giữ gìn mối quan hệ hữu nghị láng giềng truyền thống tốt đẹp, hợp tác toàn diện và giữ vững tình hữu nghị lâu dài, trong bối cảnh đất nước Campuchia mới có được nền hòa bình thực sự trong hai, ba thập kỷ gần đây.
Trên tinh thần đó, học giả thuộc RUPP cho rằng Campuchia và Việt Nam cần tiếp tục duy trì những cách thức đó để tiếp tục tăng cường quan hệ song phương và tình hữu nghị vững bền giữa hai quốc gia. Để làm được điều đó, hai nước cần duy trì thường xuyên các hoạt động trao đổi đoàn, chuyến thăm ở tất cả các cấp, cũng như thiết lập cơ chế đối thoại giữa hai bên.
Ông lý giải thêm về cơ chế đối thoại: “Điều này hết sức quan trọng vì khi có vấn đề gì phát sinh, chúng ta cần nói chuyện, trao đổi, tham vấn lẫn nhau. Việc thiết lập và cải thiện cơ chế đối thoại giữa Việt Nam và Campuchia giúp hình thành một mối quan hệ cởi mở, thảo luận về các ưu tiên và kinh nghiệm thực tiễn ở mỗi nước. Cơ chế này có thể tiến hành thông qua các cuộc gặp thường xuyên giữa hai đảng, các cơ quan lập pháp, Bộ trưởng Ngoại giao và người đứng đầu các bộ ngành quan trọng khác của hai nước.”
Bên cạnh đó, Việt Nam-Campuchia cần duy trì và tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác như hợp tác kinh tế, hợp tác trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, hợp tác liên quan các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, năng lượng, môi trường và y tế.
- Từ khóa :
- việt nam
- campuchia
- hợp tác kinh tế
- quan hệ thương mại
Tin liên quan
-
DN cần biết
Malaysia đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Việt Nam
16:04' - 11/07/2024
Malaysia đảm bảo giá trị hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Việt Nam đạt 3,3 tỷ RM bao gồm những mặt hàng điện & điện tử (E&E), dầu cọ, hóa chất và hóa dầu, sắt và thép, thực phẩm và đồ uống.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu sang Việt Nam
13:19' - 11/07/2024
Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp Hàn Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác với Lotte Mart và Lotte Global Logistics để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc xuất khẩu sang Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư quan trọng trong trung và dài hạn
11:31' - 11/07/2024
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Việt Nam phải tích cực khắc phục một số điểm nghẽn hiện nay, như khẩn trương chuẩn bị nguồn nhân lực có tay nghề, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử bán dẫn.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Nguyên nhân khiến giá điện sinh hoạt tại Mỹ tăng phi mã
09:17'
Theo báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2025, giá điện tại Mỹ đã tăng tới 4,5% so với cùng kỳ năm 2024 – một con số gần gấp đôi tỷ lệ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Nga không có kế hoạch sơ tán chuyên gia khỏi nhà máy điện hạt nhân Bushehr
11:58' - 21/06/2025
Thư ký Báo chí của Tổng thống Nga Dmitri Peskov cho biết, hiện tại Nga không có kế hoạch sơ tán các chuyên gia đang làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Bushehr ở Iran.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sợi dây” gắn kết và thúc đẩy sức mạnh doanh nghiệp
09:09' - 21/06/2025
Phóng viên TTXVN ghi nhận ý kiến từ đại diện các doanh nghiệp tư nhân lớn nhằm khắc họa cách kiến tạo “hệ sinh thái truyền thông nội bộ” riêng biệt.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ Latinh ấn tượng trước quyết tâm cải cách hành chính của Việt Nam
09:19' - 20/06/2025
Với việc kiên trì đổi mới thể chế, Việt Nam đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.
-
Ý kiến và Bình luận
Hợp tác Việt Nam-Cuba tạo bước đột phá trong sản xuất lúa gạo
10:02' - 19/06/2025
“Hợp tác lúa gạo với Việt Nam thay đổi mô hình nhượng quyền đất đai của Cuba” là tiêu đề một bài viết của hãng tin IPS đăng tải ngày 18/6.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Nga đề xuất làm trung gian hòa giải Iran - Israel
08:27' - 19/06/2025
Moskva sẵn sàng đóng vai trò trung gian nhằm chấm dứt xung đột giữa Iran và Israel.
-
Ý kiến và Bình luận
Căng thẳng Israel - Iran: Tổng thư ký LHQ kêu gọi giảm leo thang, hướng tới lệnh ngừng bắn
08:08' - 19/06/2025
Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 18/6 đã kêu gọi giảm leo thang ngay lập tức cuộc xung đột hiện nay giữa Israel và Iran để hướng tới một lệnh ngừng bắn.
-
Ý kiến và Bình luận
Các lãnh đạo G7 kêu gọi Mỹ chấm dứt căng thẳng thương mại
09:05' - 17/06/2025
Các nhà lãnh đạo thế giới tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển tại Canada đã kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump đảo ngược chính sách thuế quan đơn phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia khuyến khích tiêm vaccine ngừa virus RSV cho thai phụ
08:56' - 16/06/2025
Giới chuyên gia y tế của quốc gia châu Đại Dương cho rằng việc tiêm vaccine ngừa virus xin RSV cho thai phụ sẽ giúp bảo vệ trẻ ngay từ khi mới sinh.