Cơ hội xuất khẩu thực phẩm, đồ uống và nông sản qua thương mại điện tử
Đây là thông tin được các chuyên gia nhấn mạnh tại Hội thảo “Giải pháp xuất khẩu thông qua trang thương mại điện tử quốc tế Alibaba” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức, ngày 12/1.
Ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc ITPC cho rằng, thương mại điện tử đã trở thành xu thế kinh doanh mới trên toàn cầu. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây chỉ số tăng trưởng thương mại điện tử luôn đạt ở mức cao trên 30%/năm với doanh thu xấp xỉ 3 tỷ USD.Đặc biệt, trong năm 2020 sự xuất hiện của dịch COVID-19 gây ra không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh thương mại trực tiếp, tuy nhiên lại tạo động lực và cơ hội để các doanh nghiệp đẩy mạnh thương mại trên các các nền tảng trực tuyến.
Theo ông Trần Phú Lữ, với sự phát triển của công nghệ, các nền tảng kết nối trực tuyến hiện nay có thể giúp con người kết nối mọi lúc mọi nơi, hỗ trợ nhiều tính năng tương tác về hình ảnh, âm thanh sinh động không khác nhiều so với tiếp xúc trực tiếp. Nhờ đó mà chỉ trong thời gian ngắn, người tiêu dùng thế giới đã chuyển dịch từ mua sắm tại cửa hàng sang mua sắm online thông qua các sàn thương mại điện tử. Trong đó, các sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân, đồ dùng gia đình được ưu tiên hơn cả. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp nào nắm bắt được xu hướng và nhanh chóng thích ứng với kênh bán hàng mới sẽ chiếm được ưu thế. Bà Bùi Nhã Uyên, Quản lý Kênh đại lý Alibaba tại Việt Nam chia sẻ, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong năm 2020 người tiêu dùng ở hầu hết các thị trường có sức mua lớn đều ưu tiên mua sắm qua các nền tảng thương mại trực tuyến; trong đó dẫn đầu là Mỹ, Ấn Độ, Canada, Brazil, Australia, Anh…Số liệu thống kê của Alibaba cho thấy trong thời điểm diễn COVID-19 diễn biến phức tạp số lương người truy cập trang thương mại điện tử tăng 92%, số lượng đơn đặt hàng tăng tới 177% và giá trị trên mỗi đơn hàng cũng tăng 105%%.
Trong đó, nhu cầu về thực phẩm, đồ uống và nông sản không ngừng gia tăng. Cụ thể, trong số 100 sản phẩm tăng về lượng tiêu thụ thì có 48 mặt hàng liên quan tới đến nông sản, thực phẩm.Đáng chú ý, thực phẩm ăn liền, thực phẩm tốt cho sức khỏe, thực phẩm chức năng tăng trưởng nhanh nhất. Ngoài ra các sản phẩm dệt may cơ bản, đồ dùng cá nhân và trang trí nội thất cũng được tiêu thụ tốt.
Theo dự báo của bà Bùi Nhã Uyên, thời gian tới khi dịch bệnh đã bớt căng thẳng, sức mua của một số thị trường chính bắt đầu hồi phục thì xu hướng mua sắm trực tuyến vẫn được ưa chuộng vì tiết kiệm được thời gian cho người mua và chi phí cho người bán. Do đó, cơ hội kinh doanh trực tuyến vẫn rất rộng mở đối với sản phẩm nông sản, thực phẩm và đồ uống. Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, bà Trần Thị Yến Phi, Giám đốc Điều hành Công ty DWS cho biết, với mục tiêu đưa được sản phẩm nông sản, hàng hóa của Việt Nam ra thị trường quốc tế với chi phí cạnh tranh nhất, ngay từ khi thành lập Công ty đã xác định các sản phẩm cụ thể phù hợp cho từng thị trường đích khác nhau.Đồng thời, nắm bắt xu hướng chung trong thương mại, công ty đã chủ động xây dựng nền tảng kỹ thuật số để tham gia các sàn thương mại điện tử có uy tín và quy mô lớn.
Theo bà Trần Thị Yến Phi, nếu tự phát triển kênh thương mại điện tử riêng sẽ mất rất nhiều thời gian và kinh phí mà chưa hẳn đã tiếp cận được khách hàng mục tiêu. Đó là lí do doanh nghiệp nhỏ nên hợp tác với các sàn thương mại điện tử lớn, có sẵn hệ sinh thái phục vụ cho việc vận hành gian hàng, vận chuyển và dịch vụ hậu mãi. “Sau hai tháng hợp tác với trang thương mại điện tử Alibaba.com, doanh nghiệp đã có được đơn hàng vừa và nhỏ từ thị trường EU, sau gần 1 năm thì doanh nghiệp có được các đơn hàng lớn tại thị trường châu Á, trong đó gia nhập thành công các thị trường mục tiêu là Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó, doanh nghiệp không chỉ chỉ đăng sản phẩm mình có lên các trang thương mại điện tử mà phải liên tục xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới, phù hợp theo nhu cầu thị trường và mùa vụ. Đồng thời cải thiện thông tin, chất lượng hình ảnh và sức cạnh tranh cho sản phẩm thông các các công cụ marketing phù hợp”, bà Trần Thị Yến Phi nhấn mạnh./.>>>Năm 2021, sẽ hoàn hiện khung khổ pháp luật cho thương mại điện tử
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Sacombank sắp ra mắt thanh toán QR online cho các trang thương mại điện tử Hàn Quốc
10:17' - 02/01/2021
Dự kiến trong tháng 01/2021, Sacombank sẽ ra mắt hình thức thanh toán QR online dành cho các trang thương mại điện tử của Hàn Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội cho doanh nghiệp phân phối hàng Việt trên nền tảng thương mại điện tử
15:52' - 25/12/2020
Gian hàng Việt trực tuyến sẽ là nơi tập hợp các thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng của doanh nghiệp sản xuất Việt để thúc đẩy phân phối tại thị trường nội địa thông qua thương mại điện tử.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá cà phê tăng nhẹ, giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất trong gần hai năm
18:26' - 24/05/2025
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm do đồng rupee yếu và nguồn cung gia tăng trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ ảm đạm.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng
13:33' - 24/05/2025
Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.
-
Hàng hoá
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá
19:35' - 23/05/2025
Chiều 23/5, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá.
-
Hàng hoá
Chấn chỉnh tình trạng “bát nháo” kinh doanh qua mạng
17:11' - 23/05/2025
Xử lý những hành vi kinh doanh thiếu đạo đức trên không gian mạng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hàng kém chất lượng tuồn ra thị trường là một “cuộc chiến” đòi hỏi sự quyết liệt của ngành chức năng.
-
Hàng hoá
Hồ tiêu Việt Nam khẳng định lại vị thế trên bản đồ xuất khẩu thế giới
16:54' - 23/05/2025
Trước sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu và xu hướng chuộng sản phẩm đạt chuẩn cao, đây chính là cơ hội để hồ tiêu Việt Nam tái định vị trên bản đồ xuất khẩu thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á hướng tới tuần giảm đầu tiên kể từ tháng 4/2025
16:25' - 23/05/2025
Giá dầu giảm phiên thứ tư liên tiếp vào chiều 23/5, ghi nhận tuần giảm đầu tiên trong ba tuần.
-
Hàng hoá
Tăng giám sát cửa khẩu, đường mòn lối mở khu vực biên giới để chống buôn lậu
16:18' - 23/05/2025
Thực tế cho thấy, tại các cửa khẩu trên địa bàn, tình hình gian lận thương mại qua mặt hàng nhập khẩu vẫn tiềm ẩn.
-
Hàng hoá
Nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá
10:26' - 23/05/2025
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/5, thị trường nguyên liệu công nghiệp chứng kiến sắc đỏ bao phủ 8 trên 9 mặt hàng trong nhóm.
-
Hàng hoá
OPEC+ rục rịch tăng sản lượng, giá dầu chịu sức ép
07:22' - 23/05/2025
Trong phiên giao dịch 22/5, giá dầu thế giới đi xuống khi các nhà đầu tư cân nhắc thông tin về việc các nhà sản xuất dầu mỏ đang thảo luận về khả năng tăng sản lượng vào tháng Bảy.