Có phải đổi CCCD, CMND sang thẻ căn cước sau 1/7/2024 hay không?
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, tại Điều 46 Luật Căn cước quy định về chuyển tiếp quy định rõ: Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (1/7/2024) có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.
Trường hợp CMND còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, CCCD được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, CCCD trong giấy tờ đã cấp.
Thẻ CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.
Quy định về việc sử dụng CCCD, CMND trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày luật này có hiệu lực thi hành được áp dụng như đối với thẻ căn cước cấp theo quy định của luật này.
Từ 1/7/2024, đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước
Tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 27/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước với 431/468 phiếu tán thành (tương đương 87,25% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trước đó, báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.
Với việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong thẻ căn cước cùng với hình thức, phương thức quản lý số bảo đảm tính đại chúng, việc đổi tên thành thẻ căn cước sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước có tính khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội, giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi.
Việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước và thẻ căn cước là phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ nhân dân.
Về thu thập, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt, tương tự như đối với việc thu thập thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện triển khai trong thực tiễn.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, khoa học hiện nay đã chứng minh, cùng với vân tay, mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất đối với mỗi người, không thay đổi nhiều theo thời gian.
Vì vậy, bên cạnh việc thu thập vân tay, dự thảo Luật đã bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ nội dung này như dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua.
Về các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, ông Lê Tấn Tới nhấn mạnh, khi các thông tin của công dân được lưu trữ, mã hóa trong bộ phận lưu trữ của thẻ căn cước có sai sót sẽ phải cập nhật, điều chỉnh để bảo đảm thông tin trên thẻ phản ánh chính xác với thực tế và thống nhất với thông tin trong các cơ sở dữ liệu, thông tin trong căn cước điện tử…, đáp ứng yêu cầu đúng, đủ, sống, sạch, cũng như quyền lợi của người dân khi thực hiện các giao dịch.
Do đó, trong trường hợp không phải đổi thẻ căn cước, công dân phải thực hiện thủ tục điều chỉnh, cập nhật thông tin. Để xử lý trường hợp này, bên cạnh việc chỉnh lý điểm d khoản 1 Điều 24, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung nội dung giao Chính phủ “quy định trình tự, thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước” tại khoản 6 Điều 22 như dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua.
Về giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước, có ý kiến đề nghị nghiên cứu cấp giấy chứng nhận căn cước cho tất cả những người không quốc tịch đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, thực tế cho thấy, ở Việt Nam có nhiều người có quốc tịch nước ngoài nhưng cố tình giấu hoặc vứt bỏ các giấy tờ chứng minh quốc tịch của mình nhằm mục đích ở lại Việt Nam bất hợp pháp. Nếu mở rộng đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước có thể sẽ có nhiều đối tượng là người không quốc tịch di cư đến Việt Nam để sinh sống, tác động phức tạp đến tình hình an ninh, trật tự ở nước ta.
Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không mở rộng đối tượng cấp giấy chứng nhận căn cước đối với toàn bộ người không quốc tịch.
Về cấp, quản lý căn cước điện tử, theo ông Lê Tấn Tới, thẻ căn cước hiện nay được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng bảo mật cao, bảo đảm chống lại việc làm giả thẻ. Trong chip điện tử trên thẻ căn cước có công nghệ xác thực thông qua đối sánh vân tay hoặc khuôn mặt nhằm xác thực chính xác chủ thẻ.
Theo đó, khi một người sử dụng thiết bị đọc thông tin lưu trữ trong chip điện tử phải được sự đồng ý của chủ thẻ thông qua phương thức xác thực vân tay, khuôn mặt để được quyền truy cập vào ứng dụng đọc, truy xuất dữ liệu, nếu không có thao tác này thì không ai có thể truy cập để lấy thông tin trong thẻ căn cước.
Bên cạnh đó, để khai thác được các thông tin trong chip điện tử phải sử dụng thiết bị chuyên dụng và các thiết bị này phải được Bộ Công an cung cấp mã bảo mật để xác thực, bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật thông tin. Trường hợp các cơ quan nhà nước khác cung cấp thiết bị chuyên dụng để đọc thông tin trong thẻ căn cước, các thiết bị này đều phải được cơ quan chuyên môn của Bộ Công an kiểm tra và cung cấp mã bảo mật.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Người dân không thể bị theo dõi khi sử dụng thẻ căn cước
19:25' - 25/10/2023
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, ngày 25/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước; Luật Viễn thông (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Làm rõ thêm việc đổi tên "thẻ căn cước công dân" thành "thẻ căn cước"
19:27' - 18/08/2023
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 25, chiều 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi).
-
Kinh tế và pháp luật
Thành phố Hồ Chí Minh: Cấp căn cước công dân cho 186 nhân khẩu đặc biệt
13:25' - 05/07/2023
T.p Hồ Chí Minh đã cấp căn cước công dân gắn chíp điện tử cho 186 công dân thuộc diện nhân khẩu đặc biệt tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Hiệp Bình Chánh, thành phố Thủ Đức.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Nam Phi sẽ thực hiện giấy phép du lịch điện tử bắt buộc
09:01'
Bộ trưởng Nội vụ Nam Phi, Leon Schreiber, ngày 7/7 đã công bố hệ thống thị thực kỹ thuật số toàn diện sẽ sớm bắt buộc đối với tất cả những người nhập cảnh vào quốc gia này.
-
Kinh tế và pháp luật
Khi nào được nhận lương hưu? Quy định mới cần biết
07:00'
Thời điểm hưởng lương hưu được quy định chi tiết tại Thông tư 12/2025/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
-
Kinh tế và pháp luật
Họp báo Bộ Công an: Thu hơn 5.300 tỷ đồng trong vụ án lừa đảo Mr Pips
20:59' - 07/07/2025
Chiều 7/7, tại họp báo Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội đã thông tin kết quả điều tra liên quan đến vụ án lừa đảo của Phó Đức Nam (Mr Pips).
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố 5 bị can liên quan dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2
20:03' - 07/07/2025
Theo đại diện Cục C03, hành vi của các đối tượng gây thiệt hại 80 tỷ đồng, lãng phí 762 tỷ đồng. C03 đang mở rộng điều tra làm rõ sai phạm, xử lý triệt để vụ án.
-
Kinh tế và pháp luật
Apple chính thức kháng cáo khoản tiền phạt của EU
20:02' - 07/07/2025
Trong một thông báo, Apple cho biết hãng này đệ đơn kháng cáo vì cho rằng quyết định của Ủy ban châu Âu và khoản tiền phạt chưa từng có của cơ quan này vượt xa những gì luật pháp yêu cầu.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố 2 nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO)
20:01' - 07/07/2025
Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục C03 cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố 10 bị can về tội "Nhận hối lộ", trong số này có bị can Đào Nam Hải (nguyên Tổng Giám đốc PJICO).
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo thủ đoạn tinh vi mới trong buôn lậu, hàng giả công nghệ cao
14:35' - 07/07/2025
Hội nghị tại Đà Nẵng cảnh báo hàng giả ngày càng tinh vi, sử dụng AI, in 3D, giả mạo thương hiệu xe máy, đòi hỏi hành động quyết liệt và đồng bộ hơn từ các lực lượng chức năng.
-
Kinh tế và pháp luật
Visa dùng AI để giám sát và ngăn chặn tội phạm mạng toàn cầu
13:29' - 07/07/2025
Để chủ động đối phó với tôi phạm mạng, Visa đã đầu tư 12 tỷ USD trong 5 năm qua nhằm tăng cường năng lực phát hiện gian lận mạng dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế và pháp luật
Truy tố Giám đốc Công ty may Hòa Bình lừa đảo đối tác, chiếm đoạt tài sản
10:21' - 07/07/2025
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Thị Hòa, sinh năm 1985, Giám đốc Công ty TNHH may xuất khẩu Hòa Bình về tội lừa đảo đối tác, chiếm đoạt tài sản.