Cởi trói về cơ chế cho nghiên cứu khoa học, công nghệ trong nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030, đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng ngành nông nghiệp ở mức hơn 50%. Để có được điều này, nhiều chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, nghiên cứu khoa học, công nghệ phải được cởi trói về cơ chế để có thế phát huy giá trị này.
Khoa học công nghệ đã đóng góp khoảng 35% giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp từ việc nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng những giống cây trồng, vật nuôi; giống cây lâm nghiệp; giống lúa, giống cây ăn quả và các quy trình thử nghiệm, phương pháp canh tác nuôi trồng mới.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, khoa học công nghệ không chỉ dừng lại là tạo năng suất, sản lượng mà là tạo ra giá trị gia tăng.Giá trị gia tăng nó đến từ những cái tích hợp đa giá trị trong một ngành với hướng tới mục tiêu là giảm chi phí. Nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, rồi nông nghiệp xanh, giảm phát thải… tất cả là để tạo ra thương hiệu, tạo ra giá trị gia tăng. Đó chính là hướng đi của khoa học công nghệ trong tương lai.
Để phát huy khoa học, công nghệ trong bối cảnh mới, ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, Bộ cần xác định rõ những trọng tâm trong nghiên cứu để có kế hoạch, đáp ứng sát các nghiệm vụ thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. “Có tình trạng chúng ta thường mắc phải là sự phân tán trong đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ. Đến một lúc nào đó nhìn lại thấy rằng, kế hoạch nghiên cứu đã đi một đằng so với chiến lược ngành. Do đó, ngay từ bây giờ cần có kế hoạch thực sự bám sát các định hướng của chiến lược”, ông Cao Đức Phát nói. Theo ông Cao Đức Phát, nếu sửa đổi Luật Đất đai theo hướng các đơn vị tự chủ sẽ phải thuê đất có khi trở thành gánh nặng với các viện nghiên cứu và chưa chắc phát huy nguồn lực từ đất. Bởi các cơ quan nghiên cứu, đào tạo phải có đất. Ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, nghiên cứu khoa học, công nghệ phải đi trước một bước. Thời gian vừa qua, nhiều đề tài nghiên cứu đều giải quyết những vấn đề thực tiễn đã xảy ra. Điển hình như bệnh khảm lá sắn, trong khi thế giới đã nghiên cứu từ rất lâu còn Việt Nam thì khi xảy ra bệnh mới bắt tay vào chạy theo nghiên cứu. Lúc đó hiệu quả rất thấp. "Trong giai đoạn này, kinh tế tri thức phải được đặt lên thì mới tạo được động lực cho các nhà khoa học. Điển hình vừa qua, thông tin truyền thông nêu tại sao các nhà khoa học được hưởng lương nhà nước nghiên cứu khoa học nhưng sản phẩm lại được thương mại. Nếu nhìn nhận như vậy khó tạo được động lực cho nhà khoa học", ông Nguyễn Hồng Sơn nêu vấn đề. Với cơ chế thanh quyết toán hiện nay, ông Cao Đức Phát nêu thực trạng, nhiều người e ngại làm chủ nhiệm đề tài. Việc thanh quyết toán đang bị “phiền phức”, mất nhiều thời gian, tổn hao nhiều tâm lực của các nhà khoa học mà đáng ra dành cho nghiên cứu, thậm chí còn có nguy cơ rủi ro không đáng có. Chủ trương là khuyến kích, nhưng cơ chế lại vướng nên cần sớm có điều chỉnh. Cũng liên quan đến cơ chế thanh toán, GS. TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng nếu khoán đến sản phẩm cuối cùng là quá khó. Cùng với đó, thủ tục thanh toán cũng quá khó. Bà Nguyễn Thị Lan cho rằng, cần có cơ chế cho phép thêm các sản phẩm trung gian trong từng giai đoạn, để tháo gỡ hơn cho các nhà khoa học. Đã từng làm chủ nhiệm 7 đề tài mà còn sợ nhất là khi phải trả thủ tục thanh toán, ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed nêu, đề tài chưa thực hiện đã bắt đầu thanh tra, kiểm tra thì nhà khoa học lấy thời gian đâu để nghiên cứu. Các nhà khoa học sợ nhất là trả thủ tục cho đề tài khoa học, mà không sợ nghiên cứu ra sản phẩm. Trong điều kiện nguồn ngân sách hạn hẹp, ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đề xuất áp dụng cơ chế “lấy thị trường nuôi thị trường”. Đó là lập các quỹ phi ngân sách tập trung, thêm 0,5-1% giá xuất khẩu từng lô hàng để lập quỹ. Với 11 tỷ USD xuất khẩu thủy sản chúng ta có quỹ với hơn 100 triệu USD phát triển ngành thủy sản; trong đó có việc đặt hàng cho các viện nghiên cứu, không phải hạch toán theo ngân sách. Điều này sẽ giảm đi nhiều nỗi khổ của các nhà khoa học, ông Nguyễn Hữu Dũng nói./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Thụy Sĩ
19:17' - 24/04/2023
Chiều 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp Thụy Sĩ Christian Hofer đang thăm Việt Nam dự Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững (SFS).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đoàn lãnh đạo Bộ Nông nghiệp các nước
18:16' - 24/04/2023
Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn lãnh đạo Bộ Nông nghiệp các nước dự Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững (SFS).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra nội dung TTXVN phản ánh liên quan đến vận tải hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
21:03' - 11/07/2025
UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản yêu cầu kiểm tra, xử lý đối với các nội dung phản ánh của Thông tấn xã Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối
19:26' - 11/07/2025
Việt Nam đang xây dựng nền tảng chính sách vững chắc nhằm thúc đẩy vận tải đa phương thức, chuyển dịch năng lượng xanh
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I khai mạc ngày 15/7
18:42' - 11/07/2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 dự kiến diễn ra từ ngày 15-16/7/2025 tại trụ sở Bộ Công Thương - 54 Hai Bà Trưng - Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả
18:28' - 11/07/2025
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng đưa thương mại Việt Nam - Pakistan phát triển bền vững
17:48' - 11/07/2025
Việt Nam đề nghị Pakistan tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại Pakistan, đồng thời mời Pakistan tham dự các sự kiện lớn tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngăn gian lận thương mại từ tiêu chí xuất xứ hàng hóa Việt Nam
17:47' - 11/07/2025
Ngày 11/7, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo trao đổi tiêu chí xác định xuất xứ Việt Nam đối với hàng hóa lưu thông trong nước.