Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đoàn lãnh đạo Bộ Nông nghiệp các nước
Hội nghị có chủ đề “Chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bao trùm trong bối cảnh khủng hoảng mới”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng lãnh đạo Bộ Nông nghiệp các nước đến Hà Nội tham dự Hội nghị; tin tưởng các đại biểu sẽ đề xuất các giải pháp, sáng kiến thiết thực, khả thi để Hội nghị thành công tốt đẹp; triển khai có hiệu quả, thực chất các nội dung đạt được, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới. Thủ tướng đánh giá cao vai trò đặc biệt quan trọng của Chương trình SFS trong nỗ lực chung nhằm đạt được tất cả 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc, để không ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là trong bảo đảm an ninh lương thực.Để thực hiện được các Mục tiêu SDG, việc chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo an ninh lương thực, dinh dưỡng cho người dân; đồng thời, bảo vệ môi trường, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thủ tướng khẳng định Hội nghị diễn ra vào thời điểm rất phù hợp, đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của các nước khi thế giới đang nỗ lực phục hồi, giải quyết các hậu quả nặng nề mà đại dịch COVID-19 gây ra với sức khỏe và an sinh xã hội của người dân cũng như tình trạng gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng lương thực; gây ra khủng hoảng lương thực ở nhiều nơi trên thế giới.Các thách thức hiện nay như an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, đều là những vấn đề toàn cầu nên đòi hỏi phải có cách tiếp cận, giải pháp toàn cầu, tăng cường hơn nữa đoàn kết, hợp tác quốc tế và đề cao chủ nghĩa đa phương. Đây cũng là những vấn đề tác động tới toàn dân nên phải có cách tiếp cận toàn dân.
Thủ tướng cho biết, vượt qua những khó khăn, thác thức qua nhiều năm chiến tranh và cấm vận, sau hơn 35 năm Đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Quy mô nền kinh tế từ 4 tỷ USD lên 409 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người từ 160 USD lên trên 4.100 USD.Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động khó lường, Việt Nam ưu tiên và đang tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có bảo đảm cân đối lương thực, thực phẩm và có xuất khẩu.
Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, chuyển định hướng từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp.Việt Nam xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; việc đảm bảo an ninh lương thực là một trong những thành tố của an ninh con người, là điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền sống của con người.
Nông nghiệp đang bảo đảm sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn; chiếm 30% lực lượng lao động cả nước và chiếm tỷ trọng gần 12% GDP. Từ một nước kém phát triển về nông nghiệp, phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam hiện nay trở thành một trong những nước xuất khẩu nông - lâm - thủy sản hàng đầu thế giới với tổng kim ngạch năm 2022 đạt trên 53 tỷ USD, tiếp cận đến 196 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thủ tướng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu và hợp tác hiệu quả của cộng đồng quốc tế, nhất là về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý đối với ngành Nông nghiệp Việt Nam.Chính phủ Việt Nam đã ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030”; sẵn sàng cùng các nước mở rộng hợp tác trong nghiên cứu, xây dựng chính sách và thúc đẩy việc nhân rộng các mô hình chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng xanh, thân thiện với môi trường, ít phát thải và bền vững; bảo đảm an ninh lương thực cho người dân Việt Nam, góp phần thiết thực bảo đảm an ninh lương thực cho thế giới.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị các nước đang phát triển tăng cường hiệu quả hợp tác Nam-Nam, trong đó Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực thông qua các chương trình hợp tác Nam - Nam, hợp tác ba bên với sự hỗ trợ, đồng hành của các đối tác quốc tế song phương và đa phương. Để thực hiện hiệu quả chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các bên liên quan cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ngành Nông nghiệp, xây dựng thể chế, thu hút nguồn vốn, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ sau thu hoạch, bảo đảm nguồn giống, bảo vệ thực vật, phân bón, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, tổ chức sản xuất và quản lý, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, thiết lập chuỗi cung ứng ổn định toàn cầu trên nguyên tắc tôn trọng, chia sẻ lẫn nhau, tăng cường vai trò và hỗ trợ cho các nước đang phát triển trong phát triển nông nghiệp, nông nghiệp, chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng xanh, sạch, hữu cơ, tuần hoàn. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp các nước và bà Beverley Postma, Giám đốc Điều hành của Tổ chức Tăng trưởng châu Á (Grow Asia) hoan nghênh Việt Nam đề xướng chủ đề và tổ chức Hội nghị trước nguy cơ khủng hoảng lương thực do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu; cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, nồng hậu và công tác tổ chức hội nghị của Việt Nam; chia sẻ những suy nghĩ về chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm, khẳng định tầm quan trọng của an ninh lương thực, chủ quyền lương thực đối với nhân loại và các quốc gia. Lãnh đạo các Bộ Nông nghiệp bày tỏ ấn tượng, đánh giá cao những nỗ lực, thành tựu và những bài học, kinh nghiệm truyền cảm hứng mạnh mẽ của Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực nói riêng, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, trở thành một nước xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới, khằng định vai trò trong chuỗi sản xuất và cung ứng lương thực toàn cầu, cho rằng đây là mơ ước của nhiều nước, nhất là các nước châu Phi. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp các nước đánh giá cao cam kết, mục tiêu của Việt Nam trong chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bao trùm; nhất trí với quan điểm về an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp và các đề xuất hợp tác của Thủ tướng; cho biết sẽ báo cáo với lãnh đạo các nước để thúc đẩy hợp tác và mong muốn Việt Nam cử chuyên gia, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong bảo đảm an ninh lương thực nói riêng, phát triển nông nghiệp nói chung, nhất là trong các ngành lúa gạo, cà phê, thủy sản…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong phát triển nông nghiệp
12:07' - 24/04/2023
Bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu phải chuyển đổi cấp bách hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng hiệu quả hơn, toàn diện hơn, linh hoạt hơn và bền vững hơn.
-
Đời sống
Khơi nguồn sáng tạo cho chiến lược phát triển nông nghiệp
16:05' - 21/04/2023
Phát triển phong trào đọc sách và đưa sách về nông thôn giúp người dân nông thôn có điều kiện tiếp cận tri thức mới, từ đó nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn
19:06' - 20/04/2023
Ngày 20/4, tại Hà Giang, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị đồng hành với doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Còn nhiều khó khăn trong phát triển Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
18:01' - 20/04/2023
Hoạt động của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang vẫn đang gặp nhiều khó khăn về hạ tầng, nguồn vốn cho công tác giải phóng mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp đẩy nhanh đầu tư công trong nông nghiệp
17:46' - 20/04/2023
Phân dạng, phân nhóm cùng với những chỉ đạo quyết liệt, giao ngay vốn ngay từ khi nhận được vốn, giải ngân vốn đầu tư công trong ngành nông nghiệp đang và sẽ đạt những kết quả khả quan.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06
17:35'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 133/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 về việc đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện Đề án hợp nhất 2 Bộ Xây dựng và Giao thông Vận tải đúng tiến độ
15:32'
Trước ngày 20/12/2024, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Xây dựng) tiếp tục tham mưu để Lãnh đạo Bộ và Bộ Giao thông Vận tải làm việc với Bộ Nội vụ để hoàn thiện Phương án sắp xếp tổ chức bộ máy sau hợp nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
PetroVietnam hiện thực hóa lộ trình chuyển đổi số và chuyển dịch năng lượng
15:30'
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đang triển khai các giải pháp hiện thực hóa lộ trình chuyển đổi số và chuyển dịch năng lượng theo định hướng là tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch Bình Phước thành cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của Vùng Đông Nam Bộ
13:48'
Ngày 14/12, UBND tỉnh Bình Phước tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Phước động thổ Đường cao tốc Tp Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành
11:44'
Sáng 14/12, UBND tỉnh Bình Phước tổ chức Lễ động thổ công trình Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành (đoạn qua tỉnh Bình Phước) có tổng chiều dài tuyến khoảng 6,6 km.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển công nghiệp bán dẫn là nhu cầu, đòi hỏi tất yếu, là đột phá chiến lược
11:39'
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là nhu cầu, đòi hỏi tất yếu, là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đề xuất các giải pháp phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
11:27'
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất tập trung hoàn thiện 3 trụ cột cho ngành công nghiệp bán dẫn. Đó là cơ chế, chính sách; hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao; và tiếp tục thu hút nhân tài.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo phát triển công nghiệp bán dẫn
09:40'
Sáng 14/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: GRDP Bình Phước đạt hơn 9,3%
08:56'
Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 của tỉnh Bình Phước ở mức khá, ước đạt 9,32%; ước cả giai đoạn 5 năm đạt 9,4%.