Còn 30 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công được Thủ tướng giao
Ngày 6/12, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay còn 21 Bộ, cơ quan Trung ương và 30 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị khẩn trương hoàn thành việc phân bổ kế hoạch năm 2023 đối với số vốn chưa phân bổ khoảng 16.000 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/11 là 460.980 tỷ đồng, đạt 59,39% kế hoạch (đạt 65,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Cùng kỳ năm 2022 đạt 52,43% kế hoạch và đạt 58,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Như vậy, so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ giải ngân của cả nước có tăng hơn (7% so với kế hoạch và 6,77% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), nhưng so với tổng kế hoạch vốn cần giải ngân trong năm 2023 thì tỷ lệ này vẫn đạt thấp.
Theo tính toán, hiện còn trên 315 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công (nếu tính theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao thì còn trên 247 nghìn tỷ đồng) cần giải ngân, trong khi chỉ còn đúng hơn một tháng nữa là kết thúc năm.
Do đó rất cần sự vào cuộc quyết liệt, sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, của các cấp, ngành, địa phương mới có thể hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 08/CT-TTg là giải ngân đạt tỷ lệ 95% trở lên.
Do đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương đánh giá khả năng thực hiện đến hết 31/01/2024, chủ động đề xuất số vốn tiếp tục kéo dài theo quy định tại Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ và theo khả thực hiện, tránh trường hợp đề xuất kéo dài nhưng hết thời gian quy định không giải ngân được, hiện nay số vốn kéo dài của kế hoạch năm 2022 sang năm 2023 chỉ giải ngân được khoảng 60,64% kế hoạch gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn.Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương chủ động có phương án phân bổ kế hoạch năm 2024 ngay khi được Thủ tướng Chính phủ giao, tránh trường hợp giao vốn thành nhiều lần trong năm.
Hiện chỉ còn hơn tháng để giải ngân nguồn lực lớn vốn đầu tư công còn lại, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương cần tiếp tục chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị, Công điện và văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. Bộ Tài chính cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các địa phương được phân cấp làm cơ quan chủ quản xác định cụ thể mức vốn cho từng dự án thành phần và nhu cầu bố trí vốn từ 13.796 tỷ đồng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2021 bố trí cho 3 dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Biên Hòa – Vũng Tàu và Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, giai đoạn 1 trong từng năm 2023, 2024 và 2025.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Bộ Tài chính xem xét 5 nhóm vấn đề tháo gỡ vướng mắc cho cơ quan báo chí
14:02' - 29/11/2023
Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập...
-
Tài chính
Bộ Tài chính: Thị trường bảo hiểm sẽ được minh bạch
19:12' - 13/11/2023
Trong thời gian tới, thị trường bảo hiểm sẽ được minh bạch; đồng thời, chất lượng tư vấn bảo hiểm sẽ được nâng cao để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.
-
Tài chính
Bộ Tài chính Hoa Kỳ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:03' - 08/11/2023
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để duy trì hợp tác chặt chẽ và thiết lập các kênh trao đổi thường xuyên, có hiệu quả với Bộ Tài chính Hoa Kỳ.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Pháp siết chặt chi tiêu giữa bối cảnh tăng trưởng kinh tế trì trệ và rủi ro toàn cầu gia tăng
10:23'
Chính phủ Pháp vẫn giữ nguyên mục tiêu thâm hụt ngân sách năm 2026 ở mức 4,6% GDP, nhưng sẽ cần thực hiện thêm các "nỗ lực hơn nữa".
-
Tài chính
Giới trẻ và những “cạm bẫy” tài chính: Làm hoài không dư, vì đâu nên nỗi?
13:30' - 18/04/2025
Nhiều người trẻ đang đối mặt với áp lực tài chính trong thời đại số: chi tiêu vượt kế hoạch, nợ thẻ tín dụng và làm việc không đạt hiệu quả. Quản lý tài chính cá nhân trở thành kỹ năng sống còn.
-
Tài chính
Thói quen chi tiêu thời số hóa: Người trẻ Việt đang tiêu tiền thế nào?
10:46' - 18/04/2025
Người trẻ ngày nay chi tiêu linh hoạt nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính. Từ “chốt đơn” liên tục đến mua trước trả sau, phản ánh chân dung một thế hệ đang nỗ lực kiểm soát túi tiền theo cách riêng.
-
Tài chính
Kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh tăng gần 20%
07:46' - 18/04/2025
Mặc dù thị trường tài chính toàn cầu đang có nhiều biến động, nhưng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong quý đầu năm 2025 vẫn đạt 2,412 tỷ USD, tăng 19,6% so với quý liền trước.
-
Tài chính
Rà soát nguồn thu qua phân loại người nộp thuế theo ngành nghề
19:41' - 17/04/2025
Trong tháng 4 và quý II, cơ quan Thuế sẽ tiếp tục rà soát nguồn thu, thông qua việc phân loại người nộp thuế theo ngành nghề, địa bàn và nhóm đối tượng để tổ chức thu thuế hiệu quả.
-
Tài chính
Độc lập tài chính - Ước mơ trong tầm tay của Gen Z
11:57' - 17/04/2025
Trong bối cảnh kinh tế biến động, không chỉ làm việc để kiếm sống, ngày càng nhiều người trẻ Việt Nam chủ động quan tâm đến quản lý tài chính cá nhân, tự chủ kinh tế, đặt mục tiêu độc lập tài chính.
-
Tài chính
Giới nhà giàu Hàn Quốc rút dần khỏi bất động sản, đổ tiền vào vàng và trái phiếu
09:56' - 17/04/2025
Những người giàu đang cố gắng giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh bất ổn thông qua các khoản đầu tư đa dạng.
-
Tài chính
Tăng cường thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp
17:57' - 16/04/2025
Các địa phương chỉ đạo thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cấp tỉnh, cấp xã.
-
Tài chính
Phương án sắp xếp tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các tỉnh
14:51' - 16/04/2025
Theo đó, Bộ Tài chính đã đưa ra nguyên tắc chung trong việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện mô hình chính quyền.