Còn 37 địa phương chưa giải ngân được vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà nhận định, tỷ lệ giải ngân trên là rất thấp và thấp hơn hẳn tỷ lệ giải ngân 5 tháng đầu năm 2020 (vốn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương là 7,19%). Còn nếu tính đến số vốn được giải ngân theo kế hoạch vốn 2020 được kéo dài, chuyển nguồn trong 5 tháng đầu năm 2021 thì tỷ lệ giải ngân này cũng vẫn thấp so với cùng kỳ năm 2020.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, đến hết tháng 5 giá trị giải ngân vốn ODA là 551 tỷ đồng, đạt 7,03% kế hoạch. Chia sẻ về những khó khăn vướng mắc làm chậm tiến độ giải ngân của thành phố Hà Nội, đại diện lãnh đạo thành phố Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến chuyên gia sang Việt Nam khó khăn. Các thiết bị cho các dự án như đầu máy, toa xe của gói thầu số 6 dự án tuyến đường sắt số 3, hoặc gói thầu số 1 dư án nhà máy nước thải Yên Xá đều phải nhập khẩu từ châu Âu và Nhật Bản đều rất chậm. Ngoài ra, Hà Nội có một số khó khăn như: dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 gặp vướng mắc về điều chỉnh thời gian, kinh phí của các gói thầu do thời gian thực hiện của dự án kéo dài vì nhiều nguyên nhân…Đặc biệt với các dự án ODA tại Hà Nội, trong quá trình triển khai có nhiều khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. “Thành phố đã rất quyết liệt, báo cáo xin ý kiến hướng dẫn của các bộ, ngành; nhưng sự khác biệt giữa quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam với thông lệ quốc tế hay quy định của nhà tài trợ khi triển khai hợp đồng với nhà thầu quốc tế dẫn đến phát sinh các tranh chấp.”, ông Hà Minh Hải nói. Bộ Tài chính cũng cho rằng, bên cạnh nguyên nhân do dịch COVID-19, xét theo 3 giai đoạn chính từ khi dự án được duyệt chủ trương đầu tư đến khi được giải ngân, có nhiều vướng mắc dẫn đến chậm giải ngân. Cụ thể là, chậm hoàn thành các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định, thỏa thuận vay; chậm hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Hay, do chậm đấu thầu, chậm tổng hợp hồ sơ đề nghị rút vốn, hồ sơ rút vốn không đủ điều kiện giải ngân phải trả lại…. Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài tại các địa phương, đại diện thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm có hướng dẫn để các địa phương, các ngành rà soát để báo cáo Bộ thực hiện thủ tục điều chỉnh kế hoạch vốn ODA 2021. Bộ Tài chính phối hợp các bộ xem xét các thủ tục điều chỉnh các hiệp định với các nhà tài trợ.Bộ Tài chính cũng cam kết, hoàn thành kiểm soát chi trong vòng 3 ngày làm việc và xử lý đơn rút vốn trong vòng 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Từ tháng 7/2021, Bộ sẽ triển khai thí điểm áp dụng và tiến tới áp dụng chính thức trong năm 2021 cơ chế thông báo nhận nợ định kỳ với các địa phương thông qua Sở Tài chính nhằm đảm bảo cơ chế thông tin thống nhất giữa Bộ Tài chính và các địa phương. Điều này nhằm hỗ trợ các địa phương chủ động và kịp thời bố trí trả nợ cho Chính phủ. Bộ Tài chính đề nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có cơ chế đơn giản hóa hoặc rút gọn quy trình điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với trường hợp được gia hạn thời gian thực hiện dự án; có cơ chế bố trí kế hoạch phù hợp với đặc thù giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi. Về phía các địa phương, Bộ Tài chính đề nghị rà soát việc phân bổ lại dự toán phù hợp với tiến độ triển khai các dự án. Trong thẩm quyền được giao, chủ động điều chỉnh dự toán và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong trường hợp giảm dự toán được giao; ưu tiên bố trí phần vốn còn lại phù hợp với cơ chế tài chính của các dự án đang triển khai, thực hiện của các địa phương. Đối với các chủ dự án, các Ban quản lý dự án cần triển khai các việc thuộc trách nhiệm của chủ dự án, tránh tình trạng đùn đẩy, chờ chỉ đạo, đặc biệt là đối với các dự án mua sắm thiết bị… Bộ Tài chính nhận định, dù phải tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị là bầu cử Quốc hội khóa XIII và là năm đầu tiên của Quyết định 5 năm 2021-2025 nhưng việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn 2021 của các địa phương đã có tiến bộ đáng kể so với 3 tháng đầu năm. Theo kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ODA, vay ưu đãi nước ngoài được giao đầu năm 2021 của các địa phương là 63.709 tỷ đồng; trong đó, vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách Trung ương là 34.913 tỷ đồng và vốn cho các địa phương vay lại là 28.796 tỷ đồng. Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, đến ngày 31/5, kế hoạch vốn năm 2021 nhập hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) là bằng 75,54% kế hoạch vốn được giao đầu năm; trong đó, vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương nhập TABMIS bằng 86% kế hoạch vốn được giao đầu năm và vốn cho các địa phương vay lại bằng 63% kế hoạch vốn được giao đầu năm./.Tin liên quan
-
Tài chính
Vẫn còn 8 bộ, ngành chưa giải ngân đầu tư công vốn nước ngoài năm 2021.
15:42' - 11/06/2021
Ngày 11/6, Bộ Tài chính đã tổ chức tại hội nghị với các bộ, ngành đánh giá tình hình giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài 5 tháng đầu năm 2021 và các biện pháp tăng cường giải ngân năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn ODA trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn
17:34' - 09/06/2021
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến ngày 31/5, giải ngân vốn nước ngoài (ODA) của Bộ đạt 718,3 tỷ đồng, tương đương 25,2% tổng vốn năm 2021 được giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu chậm giải ngân vốn
13:45' - 09/06/2021
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ xem xét xử lý trách nhiệm người đứng đầu các Ban quản lý dự án của Bộ nếu để giải ngân vốn chậm...
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bố trí ưu tiên nguồn vốn thực hiện chuyển đổi số với tiến độ cụ thể
12:09' - 15/04/2025
Để phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng hai con số, Bộ Tài chính đề xuất cần tổ chức triển khai, thực hiện nhiều giải pháp.
-
Tài chính
Cảnh báo việc giả mạo, lợi dụng danh nghĩa Bộ Tài chính để lừa đảo
10:37' - 15/04/2025
Bộ Tài chính khuyến cáo người dân, doanh nghiệp cần cảnh giác trước việc giả mạo, lợi dụng danh nghĩa của Bộ Tài chính để lừa đảo người dân nhằm trục lợi cá nhân.
-
Tài chính
UNCTAD kêu gọi chính quyền Mỹ loại trừ các nước nghèo khỏi chính sách thuế mới
08:06' - 15/04/2025
UNCTAD cho rằng một số quốc gia được nhắc đến trong số 57 đối tác thương mại bị đe dọa áp thuế đối ứng trên 10% "là những quốc gia rất nhỏ, hoặc nghèo về kinh tế với sức mua rất thấp".
-
Tài chính
Pháp tăng cường đánh thuế người giàu
17:02' - 14/04/2025
Ngày 13/4, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Eric Lombard thông báo sẽ biến quy định thuế tạm thời đang áp dụng với nhóm người giàu thành khoản thuế cố định, nhằm hướng tới nền tài chính công “công bằng hơn”.
-
Tài chính
Chính sách tài khóa "thúc" tăng trưởng
07:30' - 14/04/2025
Bộ Tài chính chủ động thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong thu chi ngân sách nhà nước, củng cố nguồn thu ngân sách nhà nước, tái cơ cấu nguồn thu một cách bền vững, đồng thời mở rộng cơ sở thu.
-
Tài chính
Giá dầu giảm sâu gây áp lực lên ngân sách Nga
07:15' - 14/04/2025
Nga cho biết giá dầu giảm có thể khiến nguồn thu tài chính công thu hẹp lại, làm dấy lên hy vọng khả năng tài trợ cho chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine sẽ bị ảnh hưởng.
-
Tài chính
Tổng thống Mỹ: Thuế quan đối với chip sẽ được thông báo vào ngày 14/4
11:18' - 13/04/2025
Trả lời phỏng vấn báo giới trên chuyên cơ Air Force One ngày 12/4, Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ cung cấp thêm thông tin về thuế quan đối với chất bán dẫn (chip) nhập khẩu vào ngày 14/4.
-
Tài chính
Phấn đấu tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn
19:08' - 12/04/2025
Cục Thuế vừa có công văn gửi Chi cục trưởng các Chi cục Thuế khu vực; trưởng các Ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng.
-
Tài chính
Mức đóng BHXH, BHYT của cán bộ không chuyên trách xã
10:37' - 12/04/2025
Ông Bùi Thanh Tuấn (Nghệ An) là Phó Chỉ huy trưởng quân sự xã, phụ cấp 1,5 đồng thời kiêm nhiệm Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã với mức phụ cấp 1,5.