Công cụ để chống "sốc" giá xăng dầu
Sáng 30/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức tọa đàm: Để thị trường xăng dầu phát triển minh bạch và hiệu quả. Theo các chuyên gia, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, nhạy cảm nhưng việc vận hành đang chịu nhiều tác động của các yếu tố quốc tế. Do vậy, cần phải có công cụ để giúp minh bạch và bình ổn thị trường này.
Nhìn nhận những hạn chế
Thông tin tại tọa đàm, ông Phạm Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho hay, hiện nay việc kinh doanh xăng dầu; trong đó có điều hành giá xăng dầu thực hiện theo các Nghị định 83, 95 và 80. Có thể thấy, việc điều hành giá đã bám theo đúng quy định và văn bản pháp luật hiện nay, theo giá thế giới. Vừa qua, nhất là trong năm 2024, diễn biến xăng dầu có lúc tăng, lúc giảm, nhưng nếu đánh giá tổng quát lại, từ đầu năm đến nay thì không có nhiều biến động. Theo ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, xăng dầu là một mặt hàng mang tính chiến lược, ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí của người dân, sản xuất, tiêu dùng… Đây là một mặt hàng nhạy cảm, thường xuyên biến động, phụ thuộc nhiều yếu tố thế giới, kinh tế, kể cả thiên tai… Từ đó đặt ra vấn đề làm sao để bình ổn giá mặt hàng này. Tại Việt Nam, chúng ta đang rất nỗ lực trong điều hành, ổn định giá xăng dầu; trong đó đầu tiên là thông qua giá cơ sở. Xăng dầu do nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhưng giá bán ra thị trường lại dựa trên mức giá bán cơ sở do nhà nước điều hành, công bố. Thứ hai là điều hành bằng công cụ về thuế, thuế nhập khẩu, thuế môi trường… Và thứ ba là bình ổn giá, khi giá thấp thì cho phép trích lập quỹ và khi giá cao sẽ sử dụng để hỗ trợ bình ổn.“Như vậy, công cụ đứng về mặt hình thức là tương tự như nhiều quốc gia đang làm và đem lại nhiều điểm tích cực, song lại có rất nhiều bất cập. Có thể kể đến như: Nhà nước có vai trò lớn trong điều hành giá, chúng ta đã có các chính sách để không tạo ra những cú sốc khi giá thế giới biến động. Nhưng hạn chế là dù nhà nước điều hành nhưng vẫn hoàn toàn phụ thuộc biến động của thế giới. Thứ hai là nhược điểm vẫn dùng công cụ của nhà nước áp cho các doanh nghiệp phải bán ở mức giá quy định, như vậy không đảm bảo lợi ích, lợi nhuận của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp “lảng tránh”, như thông báo hết xăng dầu vừa qua… Thì đó là tiêu cực không tốt cho người tiêu dùng và hoạt động của doanh nghiệp”, ông Cường nói.
Còn công cụ về thuế, quỹ bình ổn, ông Cường cho hay, thực ra là dùng ngân sách, nguồn lực của người dân để tạo ra bình ổn giá, chứ chưa sử dụng công cụ sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp để bán ra sản phẩm ở mức hợp lý. Như vậy, chính sách này mang tính cào bằng, không tạo ra sự cạnh tranh về giá bán trên thị trường. Nếu làm theo đúng thị trường thì doanh nghiệp sẽ tự tạo ra tiềm lực tốt, tạo ra khả năng kinh doanh tốt hơn. Trao đổi thêm về những điểm tồn tại, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu cho hay, với việc tổ chức kinh doanh xăng dầu, chúng ta đã xây dựng 5 nghị định để hoàn thiện cơ chế về kinh doanh xăng dầu. Đây là một lĩnh vực nhà nước và Chính phủ hết sức quan tâm. Xăng dầu là mặt hàng liên thông nhiều mặt hàng khác và liên thông quốc tế. Giá xăng dầu thế giới chiếm 64-72% trong cơ cấu giá, hoàn toàn phụ thuộc giá quốc tế, hoàn toàn không tuân thủ theo quy luật cung cầu thuần túy và phụ thuộc nhiều vào địa chính trị, chiến tranh, thiên tai, đầu tư của các tổ chức tài chính… Vì thế chúng ta cũng chịu ảnh hưởng khi điều hành giá bán phụ thuộc giá bán xăng dầu. Ông Bảo đánh giá, nút thắt trong các nghị định hiện nay là cơ chế điều hành vẫn mang tính chất hành chính, đặc biệt là vấn đề giá, chúng ta quy định trong các nghị định vẫn là 7 ngày để xác định giá, Các cơ quan quản lý nhà nước đang làm thay cho doanh nghiệp, từ lúc giá 15.000 đến lúc lên 30.000 đồng/lít, cơ chế vận hành vẫn như vậy. “Vậy phải xác định đâu là công đoạn quản lý của nhà nước trong vấn đề giá và phải có cơ chế nào để quản lý, nhưng đâu là vấn đề thị trường thì để doanh nghiệp họ quyết định”, ông Bảo nhấn mạnh. Công cụ để bình ổn Chia sẻ về giải pháp cho vấn đề bình ổn giá xăng trong thời gian tới, ông Bùi Ngọc Bảo cho rằng, quản lý nhà nước trong vấn đề này là an ninh năng lượng, đảm bảo đủ lượng cung ứng xăng dầu cho vận hành của nền kinh tế. Thứ hai là đảm bảo quản lý về mặt bằng giá chung để khi có biến động mạnh thì điều tiết thông qua thuế, bình ổn giá, còn lại thì để thị trường vận hành. Khi đã có thị trường cạnh tranh, người tiêu dùng sẽ luôn luôn có được mức giá hưởng lợi.“Bên cạnh đó, chúng ta có thể dùng các công cụ mang tính quốc tế, như công cụ phái sinh, bảo hiểm giá xăng dầu... Trong khi tại Việt Nam, các quy định này vẫn thiếu đồng bộ; công cụ phái sinh không được hạch toán là bảo hiểm giá của xăng dầu, mà nó lại được hiểu là đầu tư tài chính. Nếu sử dụng không đúng, để gây thua lỗ thì doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm, Ngoài ra còn nhiều quy định bất cập khác. Vì vậy, cần phải có sự đánh giá, rà soát lại các nghị định để xây dựng nghị định mới, giải quyết vấn đề này”, ông Bảo cho hay.
Đại diện cho doanh nghiệp, ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Bamboo Airways cho biết thêm, công cụ sử dụng trên thị trường xăng dầu thế giới hiện nay chủ yếu là phái sinh, bảo hiểm giá, trong khi ở Việt Nam đây là vấn đề bất cập, chúng ta chưa hiểu rõ về phái sinh và đang tạo ra những cách hiểu gây rủi ro tới doanh nghiệp. “Nghịch lý của phái sinh bảo hiểm giá tại Việt Nam đang hiểu là kinh doanh tài chính, có thể lời, có thể lỗ. Nhưng với pháp luật là lời không sao nhưng lỗ thì sẽ hạch toán thế nào, nhất là khối doanh nghiệp nhà nước. Theo tôi công cụ phái sinh phải được gộp vào chi phí xăng dầu, bình ổn mặt hàng, vì bản chất của công cụ này dùng để bình ổn, chứ không thể tách rời như một công cụ kinh doanh tài chính”. Trên thực tế, một doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ phái sinh giá thường xuyên cho khoảng 30% nhiên liệu xăng dầu, mục đích là để bình ổn khoảng 30% xăng dầu đó, để rủi ro về dòng tiền giảm bớt đi khi giá tăng mạnh và khi giá xăng dầu giảm thì chấp nhận thua thiệt phần bình ổn đó 30% đó. Các chuyên gia cho rằng, khi dùng phái sinh để bình ổn, với giao dịch 30% lượng hàng, thì mọi doanh nghiệp đều mong muốn bị lỗ ở giao dịch phái sinh đó, bởi họ sẽ được lời ở 70% lượng hàng thả nổi giá. Chứ không ai muốn giá xăng dầu tăng lên để được hưởng 30% mức giá phái sinh mà lỗ ở 70% ở giá thả nổi. Từ đó, ông Lương Hoài Nam cho rằng, hiện phải có cách hiểu cho đúng, hạch toán cho đúng thì mới dùng công cụ phái sinh để bình ổn giá xăng. Còn với cách tiếp cận như lâu nay về công cụ phái sinh thì sẽ rất rủi ro cho doanh nghiệp… Theo ông Hoàng Văn Cường, việc sửa đổi các nghị định hiện nay phải hướng vào thay đổi cơ chế, từ quản lý hành chính áp đặt hiện nay sang thị trường, để thị trường điều tiết. Chúng ta hoàn toàn có thể dùng cơ chế thị trường để điều tiết mà không cần quá lo về nguồn cung vì trong nươ csungx sx được 70%, còn mức giá thì nhà nước cũng không nên can thiệp quá lớn, chỉ quản lý điều tiết bằng chính sách thuế, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập để điều tiết nguồn hàng Thứ hai, tiến tới nghiên cứu, đánh giá và sử dụng các công cụ bình ổn giá xăng dầu, các công cụ phái sinh, cùng đó tạo cơ chế pháp lý, nguồn lực để dự trữ quốc gia; tiến tới xây dựng thị trường, sàn giao dịch xăng dầu để mọi nhà đầu tư tham gia giao dịch, chuyển sang thị trường xăng dầu nhưng có công cụ quản lý của nhà nước…- Từ khóa :
- Xăng dầu
- giá xăng
- bộ công thương
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá xăng tiếp tục điều chỉnh giảm từ 15h
14:51' - 25/07/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 21.900 đồng/lít (giảm 274 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành)
-
DN cần biết
Đề xuất doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu: Cần thêm công cụ kiểm soát
17:26' - 19/07/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, “trao quyền” cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu cần có công cụ kiểm soát để tránh việc doanh nghiệp làm giá một cách tùy tiện, gây ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần có chính sách ưu đãi vượt trội ở lĩnh vực đường sắt
19:00'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 18/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Cần cơ chế loại bỏ đánh giá giả mạo trên thương mại điện tử
17:35'
Thương mại điện tử thời gian qua đã khẳng định vai trò và vị thế tiên phong của ngành trong nền kinh tế số.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao trách nhiệm, dành nguồn lực cho cấp cấp cơ sở khi chống buôn lậu, hàng giả
17:13'
Hàng trăm loại sữa giả, thuốc giả đã bị phanh phui; nhiều cửa hàng đột ngột đóng cửa khi lực lượng chức năng vào cuộc đây là những hiện tượng không thể xem là cá biệt.
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm chi phí xuất khẩu vào Mỹ: Doanh nghiệp cần biết gì?
16:35'
Xuất khẩu vào Hoa Kỳ đang đối diện thách thức cả thuế quan và logistics, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn có cơ hội để “lội ngược dòng” nếu nắm rõ nhu cầu thị trường và tìm được giải pháp tối ưu chi phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội hợp tác trong lĩnh vực điện và điện tử giữa Việt Nam và Ấn Độ
16:34'
Chiều 17/6, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với các đơn vị liên quan đã tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề “Hợp tác Việt Nam – Ấn Độ trong ngành điện và điện tử”.
-
Kinh tế Việt Nam
Cao điểm chống buôn lậu: Thái Bình xử lý hơn 130 vụ vi phạm trong tháng có điểm
16:33'
Ngày 18/6, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức cuộc họp tổng kết tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Dán nhãn năng lượng vật liệu xây dựng – thước đo chuẩn hóa sản phẩm
16:32'
Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực thi hành từ 1/1/2026 và được doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng quan tâm với điểm mới là quy định dán nhãn năng lượng vật liệu xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tp. Hồ Chí Minh hướng tới tầm vóc mới là “siêu đô thị quốc tế” của Đông Nam Á
15:32'
Việc hợp nhất Thành phố Hồ Chí Minh với Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương đánh dấu bước chuyển mình mang tính bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đức đầu tư 50 triệu USD phát triển nhân lực năng lượng tái tạo tại Việt Nam
15:29'
Tập đoàn GEO (Đức) sẽ chuyển giao công nghệ hiện đại này về Việt Nam và Bình Định sẽ là đơn vị trực tiếp được tiếp quản.