Công nghệ - Con đường đưa tới thịnh vượng
Công nghệ - Con đường đưa tới thịnh vượng. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Lĩnh vực công nghệ mang đến những cơ hội mới, cũng như các tác động chính sách trên phạm vi rộng lớn. Sự chuyển đổi này đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, thúc đẩy hiệu quả sản xuất, cách mạng xã hội và thúc đẩy toàn cầu hóa. Xu hướng này là một vấn đề quan trọng của thời đại và sẽ thúc đẩy động lực đổi mới cho hợp tác chính sách. Làn sóng thay đổi công nghệ hiện nay ảnh hưởng đến hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng được trao đổi. Chi phí giảm nhanh của các công nghệ này làm cho chúng có giá cả phải chăng hơn và dễ tiếp cận hơn. Do đó, nó đang thay đổi hoàn toàn công việc và cuộc sống của con người.Tuy nhiên, thời đại kỹ thuật số có mang lại lợi ích cho những người nghèo nhất thế giới không? Với 3 tỷ người được dự đoán sẽ đứng ngoài thời đại kỹ thuật số vào năm 2023 và nhiều người không thể có được lợi ích do Internet mang lại.Theo Ủy ban Con đường Thịnh vượng về Công nghệ và Phát triển Toàn diện, các nước đang phát triển có cơ hội khai thác làn sóng lĩnh vực công nghệ mới và lập lộ trình con đường mới cho sự thịnh vượng của các quốc gia với sự kết nối kỹ thuật số. Có 5 con đường có thể cho sự thịnh vượng bởi những đổi mới công nghệ. Cụ thể, thông qua việc nâng cao giá trị từ nông nghiệp, thiết lập chuỗi giá trị toàn cầu mới trong sản xuất, tạo ra thương mại dịch vụ toàn cầu mới, kết nối khu vực phi chính thức với nền kinh tế chính thức và thúc đẩy nền kinh tế trong nước đa dạng và kết nối.Với các công nghệ kỹ thuật số mới, các nước thu nhập thấp và trung bình có nhiều cơ hội để xây dựng các ngành công nghiệp mới, cung cấp dịch vụ tốt hơn và cải thiện cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, các công nghệ kỹ thuật số cũng có thể loại trừ, tạo ra những cách thức mới khi “kẻ mạnh” lạm dụng những “người yếu” và làm gián đoạn sinh kế cũng như công việc của người dân. Các nước đang phát triển đang bắt đầu từ một vị trí đầy thách thức, thường vật lộn với những thách thức như nguồn nhân lực thấp, cách tổ chức không hiệu quả hoặc môi trường kinh doanh khó khăn. Nhưng điều này không có nghĩa là họ bị tê liệt vì thay đổi và trở thành người quan sát thụ động của cuộc cách mạng công nghệ này. Ngược lại, giờ là thời điểm để các nước kiểm soát tương lai công nghệ của họ. Ủy ban Con đường Thịnh vượng về Công nghệ và Phát triển toàn diện nhấn mạnh các ưu tiên chính sách cho tăng trưởng bao trùm. Nắm bắt các cơ hội từ công nghệ mới là có thể, nhưng đòi hỏi các mô hình và chính sách kinh doanh phù hợp. Có rất ít lý do tại sao tất cả các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi không thể nắm bắt được một số trong những cơ hội này.Các quốc gia cần có hệ sinh thái xã hội, chính trị và kinh tế phù hợp cho công nghệ để mang lại việc làm và tăng trưởng. Để có thể cạnh tranh, chính phủ các nước trên toàn cầu cần tạo ra môi trường sẵn sàng với kỹ thuật số, tối đa hóa tính toàn diện và hướng dẫn thị trường theo hướng đổi mới.Xây dựng tổng thể là một yếu tố quan trọng trong quy trình, do đó các nhóm bên lề sẽ cần được xây dựng, thiết kế số hóa ngay từ đầu và nhu cầu của người nghèo nhất phải được ưu tiên. Ở cấp quốc gia, chính phủ và xã hội, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, không nên lùi lại và để làn sóng chuyển đổi kỹ thuật số cuốn trôi họ. Các quốc gia nên lập kế hoạch tốt cho những gì cần thiết để sẵn sàng cho kỹ thuật số trên 4 trụ cột: cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách, và tài chính. Đây là những yếu tố kỹ thuật của tương lai kỹ thuật số. Ở cấp độ khu vực, chúng ta cần xây dựng một động lực mạnh mẽ cho sự hợp tác chính sách giữa các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương để khai thác các công nghệ tiên tiến này vì lợi ích lớn hơn. Ở cấp độ toàn cầu, các vấn đề xuyên biên giới và hàng hóa toàn cầu, bao gồm các lĩnh vực công nghệ…, cần được giải quyết trong khuôn khổ đa phương.Các diễn đàn và tổ chức đa phương cần có giải pháp hiệu quả để giải quyết các thách thức phát triển mới. Điều này đòi hỏi giải quyết các tác động của sự gián đoạn công nghệ. Chúng ta cũng cần tăng cường quan hệ đối tác công tư và cải cách nền kinh tế sao cho hiệu quả và linh hoạt hơn, giữa những thay đổi công nghệ nhanh chóng và Công nghiệp 4.0. Khi dân số toàn cầu đạt 10 tỷ người, quản trị toàn cầu sẽ phức tạp hơn những gì chúng ta thấy ngày nay.Indonesia nhận thức được sự cần thiết phải giải quyết các tác động của sự gián đoạn công nghệ, thúc đẩy đầu tư nguồn nhân lực để sẵn sàng cho thời đại Công nghiệp 4.0 và đảm bảo thuế công bằng trong nền kinh tế kỹ thuật số.Để các quốc gia chiếm ưu thế và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số và các lĩnh vực công nghệ, con người phải được đặt vào trung tâm của tương lai kỹ thuật số. Điều này bao gồm việc trang bị cho họ những kỹ năng phù hợp để quản lý sự gián đoạn kinh tế và thích ứng với các công nghệ mới.Bài viết cho rằng cần tạo ra một thế giới kỹ thuật số an toàn, nơi mọi người có tiếng nói, đồng thời hỗ trợ những người không được hưởng lợi từ sự chuyển đổi công nghệ. Các nước đang phát triển cần kiểm soát các công nghệ, khai thác sức mạnh của chúng để thay đổi và nhanh chóng tự lập trên con đường riêng hướng tới sự thịnh vượng của quốc gia mình./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
SK Telecom cung cấp công nghệ mạng di động 5G cho Rakuten Nhật Bản
14:47' - 04/10/2019
Nhà mạng SK Telecom của Hàn Quốc mới đây ký kết hợp đồng xuất khẩu công nghệ mạng di động 5G cho Rakuten, hãng viễn thông di động thứ tư của Nhật Bản.
-
DN cần biết
Tại sao nhiều công ty vẫn chưa thể ứng dụng công nghệ AI?
09:30' - 02/10/2019
Những ích lợi từ việc ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp doanh nghiệp thay đổi mô hình kinh doanh cốt lõi và gia tăng doanh thu đã không còn quá xa lạ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đứng trước cơ hội trở thành siêu cường năng lượng của thế giới
10:34' - 11/07/2025
Ông Chris Cooper, Giám đốc điều hành Công ty LNG Canada, nhận định chuyến hàng đầu tiên của LNG Canada đã khẳng định được dấu mốc và cơ hội của ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tương lai.