Công nghiệp chế tạo vẫn "chập chững" bước đầu
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, làn sóng đầu tư ồ ạt chảy vào Việt Nam của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp cơ khí lớn đã tạo ra các thách thức đồng thời cũng là cơ hội để doanh nghiệp và ngành cơ khí Việt Nam vươn lên.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng, so với các nước trong khối ASEAN, Việt Nam đang có nhiều lợi thế lớn để phát triển ngành cơ khí chế tạo, hướng tới trở thành một trung tâm chế tạo mới như sở hữu nguồn nguyên nhiên liệu dồi dào; nhiều dự án thép đã và đang được triển khai đầu tư như luyện thép Fomusa 7,5 triệu tấn/năm, thép Nghi Sơn 7 triệu tấn/năm...
Hơn thế nữa, so với các nước ASEAN, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, an ninh chính trị ổn định và tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp trong cơ cấu xuất khẩu tương đối lớn.
Đánh giá về những cơ hội của Việt Nam, ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện văn phòng Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (Jetro) tại Hà Nội cho rằng, Việt Nam đang có ưu thế để phát triển ngành cơ khí, chế tạo và xuất khẩu nhiều sản phẩm hơn.
Với việc gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định đối tác thương mại Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) Việt Nam sẽ có lợi thế khi các nước đối thủ cạnh tranh trực tiếp không gia nhập như Thái Lan, Indonesia, Philippines… Điều này sẽ khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn với tư cách là điểm đến đầu tư , trở thành cửa ngõ để các sản phẩm vào thị trường liên khu vực xung quanh.
Theo Jetro, hơn 66% doanh nghiệp Nhật Bản đang muốn đầu tư vào Việt Nam và có kế hoạch mở rộng kinh doanh. Jetro đã liên tục cử các đoàn khảo sát đầu tư sang Việt Nam.
“Chúng tôi cũng đang nỗ lực thực hiện dự án lựa chọn hơn 1.600 doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản để hỗ trợ trong hoạt động xúc tiến đầu tư vào các nước đang phát triển; trong đó có Việt Nam. Số lượng các dự án được kỳ vọng sẽ không ngừng gia tăng trong thời gian tới, không chỉ trong ngành sản xuất mà cả ngành phi sản xuất”. - ông Atsusuke Kawada cho biết.
Thực tế, trong nhiều năm qua, các công ty đa quốc gia đã bắt đầu xu thế đầu tư, chuyển cơ sở sản xuất của mình từ Trung Quốc, Thái Lan… sang Việt Nam. Đơn cử như Công ty điện tử Samsung với 5,7 tỷ USD vốn đầu tư, hãng điện tử LG Electronics với hơn 1,5 tỷ USD, Foxconn, Canon, Microsoft cũng tiến hành kế hoạch đầu tư tại Việt Nam với hàng tỷ USD…
Tuy nhiên, theo GS.TS Võ Thanh Thu, lợi thế và cơ hội là có, song điểm quan trọng là Việt Nam sẽ tận dụng lợi thế đó như thế nào để phát triển ngành cơ khí, ngành công nghiệp chế tạo.
Bởi lẽ, về cơ bản, Việt Nam vẫn chưa có được chính sách đột phá, mang tính cách mạng để phát triển ngành cơ khí – chế tạo. Trình độ và năng suất lao động còn thấp; tỷ lệ nội địa hóa vẫn chỉ ở mức hơn 30%, thấp hơn các nước trong khu vực như Trung Quốc 64%, Thái Lan 53%, Malaysia 42%...
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng thừa nhận, ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam còn nhiều hạn chế như chất lượng nhân công kỹ thuật và năng suất lao động trong nước chưa cao, nguồn nhân lực dồi dào song thiếu hụt thợ có tay nghề.
Theo số liệu báo cáo của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), năm 2014, bình quân giá trị gia tăng hàng công nghiệp/người của Việt Nam là 245 USD, trong khi mức bình quân của 10 nước ASEAN là 1.958 USD và bình quân 6 nước ASEAN là 2.708 USD.
Như vậy, trong khu vực ASEAN, chúng ta chỉ đạt được 13% trung bình của các nước ASEAN và hơn 9% so với các nước ASEAN6.
Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, ông Đào Phan Long kiến nghị, Nhà nước cần có một hệ thống chính sách đồng bộ và quy hoạch cụ thể về phát triển cơ khí. Thu hút đầu tư một cách có lựa chọn, hướng tới các tập đoàn sản xuất có trình độ cao và kiên quyết từ chối các dự án đầu tư có công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp, nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, Nhà nước chỉ cần lựa chọn một số ít sản phẩm để cơ khí Việt Nam tập trung đầu tư phát triển. Chính sách đưa ra phải gắn với nhu cầu của thị trường quốc tế và phù hợp với thế mạnh cơ khí của các doanh nghiệp Việt Nam như ngành đóng tàu, kết cấu thép… nhằm bố trí đủ các nguồn lực hỗ trợ cho nhóm các sản phẩm này và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư.
Với mục tiêu ngành cơ khí luyện kim đến 2020 đáp ứng 45-50% nhu cầu thị trường trong nước và năm 2030 đáp ứng đến 60%, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng chỉ ra rằng, Việt Nam cần tập trung vào các sản phẩm chủ lực như: máy động lực, cơ khí phục vụ nông, lâm ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, cơ khí đóng tàu, thiết bị điện – điện tử và cơ khí ô tô.
Đồng thời, tận dụng lợi thế so sánh so với các nước ASEAN để ưu tiên các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào các dự án trong lĩnh vực cơ khí chế tạo có quy mô lớn vào Việt Nam theo các ngành nghề đã định hướng./.
Đức Dũng/BNEWS - TTXVN
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nhập ASEAN: “Thời cơ vàng” cho các nhà đầu tư bất động sản
06:48' - 01/12/2015
Hơn 16,6 tỷ USD từ khối ASEAN đổ vào bất động sản Việt Nam đã đưa ngành kinh doanh này lên vị trí thứ 2 về thu hút vốn.
-
Kinh tế Việt Nam
Có thể đến năm 2020, hội nhập ASEAN mới có thay đổi rõ nét
06:06' - 01/12/2015
Có thể phải đến năm 2020, hội nhập kinh tế ASEAN mới thực sự đạt được những tiến bộ rõ ràng trong các mục tiêu về loại bỏ các hàng rào phi thuế quan và di chuyển lao động tay nghề cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Lan lập cửa dịch vụ cho công dân ASEAN
14:07' - 30/11/2015
Bộ Lao động Thái Lan cho biết sẽ thiết lập một cửa dịch vụ đặc biệt phục vụ các công dân Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bắt đầu từ tháng 1/2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38' - 23/11/2024
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.