Công suất các nhà máy điện than sẽ giảm còn 8.760 MW vào năm 2025
Như vậy, năm 2020, nguồn nhiệt điện than sẽ chiếm khoảng 33,2% tổng công suất lắp đặt nguồn điện, giảm gần 6.000 MW so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh; nhiệt điện khí, dầu chiếm 14,8%, không thay đổi so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh; thủy điện chiếm 30,1%, thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo chiếm 20,3%, cao hơn Quy hoạch điện VII điều chỉnh 10,3%. Tổng điện năng của điện gió và điện mặt trời đến năm 2020 đạt 12 tỷ kWh, vượt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo khoảng 3 lần.
Đến năm 2025, nguồn nhiệt điện than chiếm khoảng 37,1% tổng công suất lắp đặt nguồn điện, giảm 13% so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh; nhiệt điện khí chiếm 13,7%, không thay đổi so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh; thủy điện chiếm 18,2%, thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo chiếm 25,5%, cao hơn Quy hoạch điện VII điều chỉnh gần 13%. Tổng sản lượng của điện gió và điện mặt trời đến năm 2025 sẽ đạt 36 tỷ kWh, vượt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo khoảng 2,6 lần.
Sang năm 2030, nguồn nhiệt điện than chiếm khoảng 33,6% tổng công suất lắp đặt nguồn điện, giảm 9% so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh; nhiệt điện khí chiếm 19%, tăng 4% so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh; thủy điện chiếm 13%; thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo chiếm 27%, cao hơn Quy hoạch điện VII điều chỉnh 6%.
Về cơ cấu điện năng, nhiệt điện than chiếm 42%, thấp hơn Quy hoạch điện VII điều chỉnh 11%; nhiệt điện khí chiếm 27,5%, tăng 10% so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh; thủy điện chiếm 12,5%; thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo chiếm 14%, cao hơn Quy hoạch điện VII điều chỉnh 4%; nhập khẩu điện 4% , tăng 3% so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Tổng sản lượng của điện gió và điện mặt trời đến năm 2030 đạt 55 tỷ kWh, vượt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo 4 tỷ kWh.
Đến năm 2030, công suất của các nhà máy điện sử dụng khí LNG là 12.750 MW (không tính các nhà máy cũ chuyển sang sử dụng khí LNG); trong đó 6.000 MW đã được quy hoạch trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh gồm các nhà máy điện: Nhơn Trạch 3 và 4 (công suất 1.500 MW); Sơn Mỹ I và II (4.500 MW).
Trong tính toán này, theo Ban Chỉ đạo, Nhà máy điện Kiên Giang (1.500 MW) - trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh được quy hoạch sử dụng khí lô B phải chuyển sang sử dụng khí LNG. Theo số liệu cập nhật của Bộ Công Thương, khí lô B chỉ đủ cung cấp cho Trung tâm điện lực (TTĐL) Ô Môn nên nhà máy điện Kiên Giang, nếu xây dựng, thì phải chuyển đổi sang sử dụng khí LNG.
Theo Ban Chỉ đạo, địa điểm và phương án xây dựng nguồn cấp khí LNG cho nhà máy điện Kiên Giang không được đánh giá cao, nên cần thiết phải đánh giá, xem xét địa điểm khác thuận lợi hơn tại miền Nam để thay thế cho nhà máy này.
Như vậy, giai đoạn 2026-2030, tổng công suất các nhà máy điện sử dụng khí LNG cần bổ sung vào quy hoạch là 6.750 MW. Ngoài phát triển ở miền Nam, cần xem xét nghiên cứu phát triển các nhà máy điện sử dụng khí LNG khu vực miền Bắc để thay thế cho các nhà máy điện than Hải Phòng 3 và Vũng Áng 3.
Ngoài các nhà máy điện mới sử dụng LNG, các nhà máy điện hiện có thuộc TTĐL Phú Mỹ, Bà Rịa, Hiệp Phước, từ năm 2021 sẽ chuyển dần sang sử dụng khí LNG do nguồn khí Đông Nam Bộ cạn kiệt. Đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện đang sử dụng khí Đông Nam Bộ phải chuyển đổi sang sử dụng LNG là khoảng 4.200 MW.
Tổng công suất nguồn điện mặt trời dự kiến phát triển đến năm 2025 là 14.450 MW, đến năm 2030 là 20.050 MW. Theo Ban Chỉ đạo, hiện tại đã bổ sung vào quy hoạch 10.300 MW công suất. Như vậy, giai đoạn 2021-2025 cần bổ sung khoảng 4.000 MW (tương ứng 5.000 MWp), giai đoạn 2026-2030 cần bổ sung thêm khoảng 5.600 MW (7.000 MWp).
Bên cạnh đó, tổng công suất nguồn điện gió dự kiến phát triển đến năm 2025 cũng là 6.030 MW, đến năm 2030 là 10.090 MW. Hiện tại đã bổ sung vào quy hoạch 4.800 MW, theo Ban Chỉ đạo, giai đoạn 2021-2025 cần bổ sung khoảng 1.200 MW, giai đoạn 2026-2030, bổ sung 4.000 MW.
Ban Chỉ đạo cũng cho biết, giai đoạn 2021-2025 cần bổ sung quy hoạch 2.500 MW điện nhập khẩu từ Lào, giai đoạn 2026-2030, bổ sung 2.400 MW cũng từ Lào. Ngoài ra, để tích hợp khối lượng lớn nguồn điện gió và mặt trời trên, ngoài nhà máy thủy điện tích năng (1.200 MW) đã được quy hoạch, giai đoạn 2021-2025 cần bổ sung 1.200 MW pin tích năng, giai đoạn 2026-2030 cần bổ sung 3.000 MW pin tích năng tại miền Nam./.
- Từ khóa :
- quy hoạch điện
- nhiệt điện than
- khí lng
- kiên giang
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương yêu cầu các nhà máy nhiệt điện tăng cường bảo vệ môi trường
18:21' - 01/02/2020
Riêng đối với nước thải, Bộ Công Thương yêu cầu các nhà máy thực hiện các giải pháp tuần hoàn, tái sử dụng triệt để nước thải sau xử lý cho các công đoạn sản xuất, hoạt động của nhà máy.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiệt điện Uông Bí khắc phục sự cố lò hơi
11:25' - 13/01/2020
Công ty Nhiệt điện Uông Bí (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) đang nỗ lực khắc phục sự cố lò hơi để sớm ổn định tình hình sản xuất điện.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Starlink thúc đẩy dự án internet ở rừng Amazon
08:21'
Ngày 20/5, ông Elon Musk đã tới Brazil để thúc đẩy dự án mang mạng internet tới các trường học ở khu vực rừng Amazon và cải thiện hệ thống vệ tinh theo dõi cánh rừng nhiệt đới này.
-
Chuyển động DN
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giám sát các trạm biến áp
17:53' - 20/05/2022
Theo đại diện lãnh đạo PTC3, việc xác định được sớm các yếu tố bất thường giúp người vận hành có thể đưa ra các quyết định xử lý nhanh và chính xác; ngăn ngừa tức thời các rủi ro, sự cố.
-
Chuyển động DN
Twitter gắn nhãn cảnh báo đối với thông tin sai lệch về cuộc xung đột ở Ukraine
11:03' - 20/05/2022
Nền tảng mạng xã hội Twitter ngày 19/5 thông báo sẽ thực hiện gắn nhãn cảnh báo đối với những nội dung đăng tải sai lệch liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
-
Chuyển động DN
Chủ sở hữu hãng hàng không British Airways đạt thỏa thuận mua 50 máy bay 737 MAX
20:14' - 19/05/2022
Ngày 19/5, Tập đoàn hàng không quốc tế (IAG), chủ sở hữu hãng hàng không British Airways của Anh, cho biết đã đặt mua 50 máy bay Boeing 737 MAX trị giá 6,25 tỷ USD.
-
Chuyển động DN
Nhà máy Hà Nam của FrieslandCampina Việt Nam “Doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc năm 2021”
19:52' - 19/05/2022
Nhà máy Hà Nam của Tập đoàn FrieslandCampina Việt Nam “Doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc năm 2021” luôn nỗ lực mang đến nguồn dinh dưỡng tốt cho mọi người dân, bảo vệ môi trường và cải thiện khí hậu.
-
Chuyển động DN
Chủ tịch nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ lĩnh vực quân sự, quốc phòng
19:49' - 19/05/2022
Sáng 19/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Quốc Phòng tổ chức Lễ trao giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và trao giải thưởng.
-
Chuyển động DN
Lợi nhuận của tập đoàn bán lẻ Target giảm mạnh
11:28' - 19/05/2022
Tập đoàn bán lẻ Target (Mỹ) báo cáo lợi nhuận giảm 52% trong quý I/2022, ngược với những dự báo của các nhà phân tích trên phố Wall.
-
Chuyển động DN
Viettel cam kết hỗ trợ tỉnh Khánh Hòa chuyển đối số
17:58' - 18/05/2022
Chủ tịch Tập đoàn Viettel- Tào Đức Thắng cam kết sẽ huy động nguồn lực bao gồm nguồn lực tài chính và nhân lực, chuyên gia có kinh nghiệm để hỗ trợ tỉnh Khánh Hòa chuyển đối số.
-
Chuyển động DN
Eni mở tài khoản đồng euro và ruble để thanh toán khí đốt cho Nga
10:57' - 18/05/2022
Công ty năng lượng khổng lồ Eni của Italy cho biết công ty mở tài khoản bằng đồng euro và đồng ruble để thực hiện các khoản thanh toán khí đốt của Nga sắp đến hạn, nhằm tuân thủ các yêu cầu của Nga.