COVID-19 và những bài học đau đớn từ dịch cúm Tây Ban Nha
Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đã càn quét khắp thế giới và khiến ít nhất 50 triệu người thiệt mạng.
Một số bài học đau đớn rút ra từ đại dịch này vẫn còn nguyên giá trị trong cuộc chiến chống COVID-19 hiện tại, giúp thế giới tránh lặp lại kết cục thảm khốc của hơn 100 năm trước.
Bài học số 1: Không dừng cách ly xã hội quá sớm
Theo các nhà dịch tễ học, trong đại dịch cúm Tây Ban Nha, việc dừng cách ly xã hội quá sớm đã dẫn đến đợt lây nhiễm thứ hai còn nguy hiểm hơn đợt đầu tiên.
Vào năm 1918, đúng thời điểm sắp hết dịch thì việc từng nhóm lớn người dân tụ tập lại với nhau đã khiến dịch bùng phát trở lại và cướp đi sinh mạng của nhiều người hơn trước.
Ở San Francisco (Mỹ), khi số ca mắc cúm Tây Ban Nha giảm về gần con số 0 thì giới chức vội hô hào mở cửa thành phố, tổ chức diễu hành hoành tráng và cởi bỏ hết khẩu trang ra. Hai tháng sau, việc này đã đưa dịch cúm trở lại.
Philadelphia của Mỹ cũng chịu chung số phận. Dù 600 thủy thủ ở Căn cứ Hải quân Philadelphia mắc cúm Tây Ban Nha nhưng chính quyền thành phố này đã không chịu hủy cuộc diễu hành ngày 28/9/1918.
Ba ngày sau, Philadelphia có thêm 635 ca mắc mới và chẳng mấy chốc trở thành thành phố có số người chết vì cúm Tây Ban Nha cao nhất nướcMỹ.
Ngược lại, St. Louis đã lựa chọn hủy diễu hành và tình hình tại đây tốt hơn nhiều. "Hơn 10.000 người ở Philadelphia chết vì đại dịch, trong khi số người chết ở St. Louis không vượt quá 700", Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết.
Dịch ở những nơi khác nhau đạt đến đỉnh vào những thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, việc vượt qua cái gọi là “đỉnh điểm” của COVID-19 không có nghĩa là số ca mắc cũng như tử vong không thể tăng trở lại.
Theo đường đồ thị miêu tả diễn biến dịch bệnh, chúng ta nhận định đường cong này sẽ đạt đến một đỉnh và rồi đi xuống, giống như hình một ngọn núi đơn độc. Tuy vậy, vẫn có khả năng đồ thị lại có hình sóng với sóng sau nối theo sóng trước. Sóng lớn đến mức nào thì tùy thuộc vào cách hành xử của chúng ta.
Bài học số 2: Hệ miễn dịch quá mạnh mẽ của những người trẻ và khỏe mạnh có thể chống lại họ
Đại dịch năm 1918 đã giết chết nhiều thanh niên trẻ khỏe mạnh, với khoảng 2/3 số người tử vong ở độ tuổi từ 18 đến 50.
Trong những năm trước đại dịch, tuổi thọ trung bình của người Mỹ là khoảng trên 50 tuổi. Nhưng chỉ trong một năm sau đó, tuổi thọ trung bình của người Mỹ giảm 12 tuổi.
Tính đến năm 2017, tuổi thọ trung bình của người Mỹ là 78,6. Và người cao tuổi, người có bệnh lý nền có nguy cơ bị COVID-19 tấn công cao hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều thanh niên khỏe mạnh vẫn mắc và chết vì COVID-19.
Một lý do đại dịch năm 1918 khiến nhiều thanh niên tử vong là vì dịch bùng phát trong Thế chiến thứ nhất, khi các binh sĩ sống rất gần nhau trong doanh trại.
Vào thời điểm hiện tại, tuy không còn cuộc chiến tranh thế giới nào nhưng bài học quan trọng thì vẫn còn:
Những người trẻ, sung sức không phải là bất khả chiến bại. Và hệ miễn dịch mạnh mẽ của họ có thể chống lại họ.
Nhìn lại đại dịch cúm Tây Ban Nha, các nhà khoa học tin rằng phản ứng thái quá của hệ miễn dịch đã góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong ở những thanh niên khỏe mạnh.
Tương tự, tới đại dịch COVID lần này, hệ miễn dịch phản ứng thái quá có thể góp phần gây tử vong ở những người trẻ tuổi.
Hiện tượng phản ứng thái quá này trong y học gọi là “bão cytokine” - phản ứng miễn dịch trong đó cơ thể giải phóng cytokine quá nhiều và quá nhanh vào máu.
Cytokine đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng miễn dịch, nhưng với một lượng lớn giải phóng trong cơ thể, chúng có thể gây viêm sưng, suy đa tạng và đe dọa tới tính mạng.
Bài học số 3: Không dùng thuốc chưa được kiểm chứng để phòng và trị bệnh
Cúm Tây Ban Nha và COVID-19 có chung hai thách thức: Thiếu vaccine dự phòng và thiếu thuốc điều trị.
Trở lại năm 1918, các phương thuốc rất đa dạng, từ thuốc mới được phát triển đến các loại dầu và thảo dược với công dụng không được kiểm chứng khoa học.
Tới năm 2020, không ít người cho rằng hydroxychloroquine - một loại thuốc trị bệnh sốt rét, lupus và viêm khớp dạng thấp - có thể cứu chữa bệnh nhân COVID-19.
Thế nhưng, một nghiên cứu gần đây cho thấy hydroxychloroquine không những không giúp điều trị cho bệnh nhân COVID-19 mà còn khiến nhịp tim của nhiều người bệnh trở nên bất thường.
Các bác sĩ ở Brazil và Thụy Điển cũng bày tỏ quan ngại về việc sử dụng loại thuốc tượng tự hydroxychloroquine là chloroquine cho bệnh nhân COVID-19 vì các vấn đề liên quan tới tim mạch.
Tùy tiện dùng những loại thuốc như thế này có thể là lợi bất cập hại trong cuộc chiến chống COVID-19./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
WHO cảnh báo tình hình dịch bệnh COVID-19 tại châu Âu
18:20' - 16/04/2020
WHO khu vực châu Âu cho biết dù một số quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 đã ghi nhận những dấu hiệu lạc quan, nhưng số ca nhiễm mới vẫn tăng lên và sắp chạm mốc 1 triệu người.
-
Kinh tế Thế giới
Áp lực và hy vọng
10:59' - 14/04/2020
Pháp bước vào ngày cuối cùng của tuần thứ tư thực hiện lệnh phong tỏa toàn quốc, trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Một tuần rung chuyển thế giới
20:17' - 12/04/2020
Đây là tuần thế giới rung chuyển bởi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng lần lượt qua các mốc 1,5 triệu người, 1,6 triệu, 1,7 triệu và đang dần sát con số 1,8 triệu người.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59' - 26/11/2024
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.