CPI quý I tăng nhẹ
Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2018 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 29/3 tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 năm nay giảm so với tháng trước, đúng theo quy luật tiêu dùng sau Tết của những năm trước đây. Theo đó, CPI tháng 3 giảm 0,27% so tháng 2/2018; tăng 2,66% so cùng kỳ năm trước; tăng 0,97% so với tháng 12 năm trước. Tính chung, CPI bình quân ba tháng đầu năm 2018 tăng 2,82% so với cùng kỳ năm trước.
So với tháng 2, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 8 nhóm hàng giảm: giao thông giảm 0,77 %, hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,62%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,28%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,28%; may mặc, mũ nón, giầy dép giảm 0,17%... Có 3 nhóm tăng là thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,98%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,02%; giáo dục tăng 0,01%. Giải thích nguyên nhân gây tăng CPI trong 3 tháng đầu năm 2018, bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho biết, giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế quy định mức khung tối đa giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với người không có thẻ bảo hiểm y tế tại 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Điều này làm cho chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế ba tháng đầu năm 2018 tăng 35,32% so với cùng kỳ năm trước đã góp phần làm cho CPI tăng 1,37%. Bên cạnh đó, thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ, một số tỉnh đã tăng học phí các cấp làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục ba tháng đầu năm 2018 tăng 6,57% so với cùng kỳ năm trước góp phần làm cho CPI tăng 0,34%. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng từ ngày 01/01/2018 (tính trung bình, mức lương tối thiểu vùng năm 2018 cao hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2017 khoảng 180.000 - 230.000 đồng/tháng, tăng khoảng 6,5%) nên giá một số loại dịch vụ như: dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, dịch vụ bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ sửa chữa, lắp đặt điện, nước tăng giá. Bên cạnh đó, là yếu tố thị trường. Theo đó, tháng 1, tháng 2 là tháng Tết nên nhu cầu mua sắm tăng cao, giá các mặt hàng lương thực tăng 3,99% so với cùng kỳ năm trước góp phần làm cho CPI tăng 0,18% do các thương lái thu gom lúa gạo cho hợp đồng xuất khẩu sang Indonesia và Philippines. Giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá và các loại quần áo may sẵn tăng cao trong dịp Tết do nhu cầu tăng, bình quân ba tháng đầu năm 2018 chỉ số giá các nhóm này lần lượt tăng 1,36% và 1,39% so với cùng kỳ năm 2017. Giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 1,87% so với quý trước do một số đơn vị vận tải hành khách kê khai tăng giá chiều đông khách, cùng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tăng giá vé tàu hỏa vào dịp Tết Nguyên đán. Giá gas sinh hoạt được điều chỉnh theo giá gas thế giới, ba tháng đầu năm 2018 giá gas tăng 2,83% so với cùng kỳ năm trước. Giá xăng dầu tính đến ngày 25/3/2018 được điều chỉnh tăng 2 lần, giảm 1 lần, tổng cộng tăng 700 đồng/lít, dầu diezel tăng 550 đồng/lít, dầu hỏa tăng 950đồng/lít, riêng xăng E5 được điều chỉnh tăng 1 lần và giảm 1 lần, tổng cộng tăng 100đ/lít, làm cho giá xăng dầu bình quân ba tháng đầu năm 2018 tăng 9,18% so với cùng kỳ góp phần tăng CPI chung 0,38%. Nhu cầu du lịch tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán, nên chỉ số giá nhóm du lịch trọn gói tăng 1,21% so với cùng kỳ năm trước…Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố gây tăng giá, trong 3 tháng đầu năm 2018 cũng có những yếu tố góp phần kiềm chế chỉ số CPI. Đó là, trong ba tháng đầu năm 2018 có Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng của các mặt hàng thực phẩm tăng làm cho giá thực phẩm tăng so với tháng 12/2017 nhưng so với cùng kỳ năm 2017 giá thực phẩm giảm 1,47% do giá thịt lợn giảm khá mạnh từ tháng 01/2017 đến tháng 6/2017.
Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, trong đó, tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm 2018 đặt ra dưới 4%.Theo đó, ngành công thương phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo các doanh nghiệp thương mại dự trữ hàng hóa, tham gia bình ổn thị trường phục vụ Tết Nguyên đán nên không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến vào dịp Tết. Bộ Tài chính cũng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý bình ổn giá tại một số địa phương.
Với cách điều hành tỷ giá theo cơ chế tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tám đồng tiền chủ chốt, nên giá đồng USD trong nước khá ổn định. Giá vàng trong nước biến động cùng xu hướng với giá vàng thế giới, đồng Đô la Mỹ yếu hơn so với “rổ” sáu đồng tiền tạo đà tăng cho giá vàng; nhu cầu vàng trong nước tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán. Đáng chú ý, năm nay ngày Thần Tài không có tình trạng “sốt vàng” gây bất ổn kinh tế - xã hội… Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 3 năm 2018 giảm 0,09% so với tháng trước, tăng 1,38% so với cùng kỳ; 3 tháng đầu năm 2018 so cùng kỳ tăng 1,34%. Trong quý I năm 2018, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực, thực phẩm tươi sống, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế. Lạm phát cơ bản Quý I năm 2018 so cùng kỳ ở mức 1,34% phản ánh chính sách tiền tệ vẫn đang điều hành ổn định./.- Từ khóa :
- bộ kế hoạch và đầu tư
- tổng cục thống kê
- CPI
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Bám sát kịch bản tăng CPI ở mức 3,55%
15:39' - 27/03/2018
Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu các bộ, ngành bám sát kịch bản tăng CPI năm 2018 ở mức 3,55% để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều mặt hàng tăng giá khiến CPI tháng 1 tăng 0,51%
15:49' - 29/01/2018
Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 nhóm hàng hóa có tới 10 nhóm tăng giá; trong đó, tăng cao nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế với 1,83%, tăng thấp nhất là nhóm giáo dục với 0,03%.
-
Kinh tế Việt Nam
Ba kịch bản dự báo chỉ số CPI trong năm 2018
12:23' - 01/01/2018
Dựa trên các yếu tố vĩ mô, tình hình chính trị, kinh tế trong nước và quốc tế, Bộ Tài chính đã đưa ra 3 kịch bản dự báo chỉ số CPI trong năm 2018 đều ở mức dưới 4% theo yêu cầu của Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Lương thực thực phẩm là nguyên nhân chính đẩy CPI Hà Nội tăng hơn 3%
21:21' - 29/09/2017
Theo Cục Thống kê Hà Nội, tháng 9 chỉ số giá tiêu dùng của thành phố tiếp tục tăng hơn 3% so với tháng trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).