CPI tháng 4 tăng có phải do điều chỉnh giá xăng dầu?
Bình quân bốn tháng đầu năm 2019, CPI tăng 2,71% so với cùng kỳ năm 2018, mức tăng bình quân bốn tháng đầu năm thấp nhất trong 3 năm gần đây.
Tổng cục Thống kê chỉ ra, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 9 nhóm hàng tăng giá.
Cụ thể, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất, tăng 4,29%; nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng tăng 0,6%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,15%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,11%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,1%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,08%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,06%; giáo dục tăng 0,05%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%.
Có 2 nhóm hàng giảm giá là: hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,57%; bưu chính viễn thông giảm 0,07%.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cho biết, các nguyên nhân làm tăng CPI tháng 4 năm 2019 là do: giá xăng dầu điều chỉnh tăng vào ngày 2/4/2019 và 17/4/2019 làm bình quân tháng 4/2019 giá xăng dầu tăng 9,88% so với tháng trước; trong đó, giá xăng A95 tăng 2.690 đồng/lít, xăng E5 tăng 2.490 đồng/lít, dầu diezen tăng 1.520 đồng/lít so với tháng trước.
Bên cạnh đó, giá vé tàu hỏa tăng 2,76% do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tăng giá khi nhu cầu tăng cao vào dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương và chuẩn bị nghỉ lễ 30/4 - 1/5 làm cho chỉ số giá nhóm giao thông tăng 4,29% làm CPI tháng 4/2019 tăng khoảng 0,4%.
Bên cạnh đó, giá điện tăng theo Quyết định số 648/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 20/3/2019 nên chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 1,85% so với tháng trước.
Giá gas tháng 4/2019 tăng 1,42% so với tháng 3/2019 do giá gas thế giới bình quân tháng 4/2019 công bố ở mức 525 USD/tấn, tăng 20 USD/tấn so với tháng 3/2019. Cùng với đó là giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,98% do nhu cầu xây dựng bắt đầu tăng cùng với chi phí đầu vào tăng nên giá một số mặt hàng vật liệu xây dựng như: sắt, thép, xi măng, giá nhân công xây dựng tăng theo. Từ tháng 4/2019, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tăng giá sách giáo khoa năm học 2019 - 2020 làm cho chỉ số giá nhóm sách giáo khoa tăng 0,76%. Tuy nhiên, bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, còn có một số nguyên nhân kiềm chế CPI trong tháng 4/2019 như: giá thịt lợn giảm 3,07% do dịch tả lợn châu Phi đang lây lan tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người tiêu dùng có xu hướng hạn chế sử dụng các sản phẩm thịt lợn; giá đường giảm 0,67% do giá đường thế giới giảm và nhu cầu tiêu thụ chậm trong khi nguồn cung dồi dào; giá rau tươi, quả tươi giảm do nguồn cung dồi dào. Cũng trong tháng 4, giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. Giá vàng thế giới giảm do đồng USD tăng nhẹ sau khi nền kinh tế Mỹ được kỳ vọng có thể sẽ trở lại với mức tăng ấn tượng trước đó, sự khởi sắc của các thị trường chứng khoán đã giảm sức hấp dẫn của mặt hàng kim loại quý này.Bình quân tháng 4/2019 (tính đến ngày 25/4/2019) giá vàng thế giới giảm 1,13% so tháng trước. Trong nước, giá vàng giảm 0,5% so với tháng trước, giá vàng dao động quanh mức 3,67 triệu đồng/chỉ vàng SJC.
Chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,02%; theo đó, tỷ giá giữa VND và USD tháng 4/2019 trong nước khá ổn định do lượng dự trữ ngoại hối dồi dào cùng với hiệu quả của việc điều hành tỷ giá theo cơ chế tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với 8 đồng tiền chủ chốt. Bình quân tháng 4/2019, giá USD bình quân ở thị trường tự do quanh mức 23.350 VND/USD. Tổng cục Thống kê cũng cho biết, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 4 năm 2019 tăng 0,09% so với tháng trước, tăng 1,88% so với cùng kỳ; bốn tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ tăng 1,84%. Tháng 4 năm 2019, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá chủ yếu do giá xăng dầu, điện tăng. Lạm phát cơ bản bốn tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ ở mức 1,84% phản ánh chính sách tiền tệ vẫn đang điều hành ổn định./. Xem thêm:Tin liên quan
-
Hàng hoá
Ba kịch bản cho CPI 2019 khi giá xăng dầu biến động
17:46' - 05/04/2019
Chiều 5/4, tại buổi họp báo quý 1, Bộ Tài chính cho biết đã tính tới 3 kịch bản chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2019 với các mức độ tăng giá xăng, dầu khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 2, CPI của Hà Nội tăng 0,89%
18:58' - 03/03/2019
Nguyên nhân CPI tháng 2 của Hà Nội tăng do đây là tháng Tết và rằm tháng Giêng nên hầu hết các nhóm hàng đều tăng giá.
-
Kinh tế Việt Nam
CPI tháng 2 tăng 0,8%
11:29' - 28/02/2019
CPI của 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tháng 2 tăng so với tháng trước, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp Tết Nguyên đán. Theo đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với 1,73%.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 1, CPI chỉ tăng nhẹ
09:58' - 29/01/2019
Tháng 1/2019 dù nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng hơn các tháng trước nhưng chỉ số CPI chỉ tăng nhẹ do lượng hàng hóa chuẩn bị cho dịp Tết dồi dào.
-
Kinh tế tổng hợp
Giá nhiên liệu giảm giúp kiềm chế CPI tháng 11 của Hà Nội
17:02' - 27/11/2018
Cục Thống kê thành phố Hà Nội vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 trên địa bàn Thủ đô giảm 0,26% so với tháng 10 do có 3 nhóm hàng chiếm quyền số cao giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các tập đoàn kinh tế lớn của Brazil
07:42'
Sáng 6/7 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu Brazil.
-
Kinh tế Việt Nam
Mưa to, lũ lớn gây nhiều thiệt hại tại vùng núi phía Tây Nghệ An
18:59' - 06/07/2025
Một số gia đình phải di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm đề phòng sạt lở, sụt trượt đất đá để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34' - 06/07/2025
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48' - 06/07/2025
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45' - 06/07/2025
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44' - 06/07/2025
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59' - 06/07/2025
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36' - 06/07/2025
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56' - 06/07/2025
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.