CPTPP hướng tới mở rộng để thúc đẩy thương mại tự do
Ngày 30/12/2018 đánh dấu việc Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phiên bản không có Mỹ của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), chính thức có hiệu lực, tạo ra một khu vực thương mại tự do chiếm khoảng 1/10 nền kinh tế thế giới.
Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng, văn kiện này càng cần được mở rộng chào đón thêm các nước nhằm tăng cường tự do thương mại toàn cầu. Ý kiến trên được nêu ra trong bài viết đăng tải trên báo "Yomiuri" của Nhật Bản mới đây.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, với nhan đề "CPTPP có hiệu lực, mở rộng thêm các nước tham gia hướng đến tăng cường thương mại tự do", bài báo cho hay Nhật Bản có ý định mở rộng các quy định tiên tiến, công bằng nhằm thúc đẩy thương mại tự do toàn cầu.
CPTPP chính thức có hiệu lực kèm theo việc triển khai những quy tắc đầu tư, thương mại, sở hữu trí tuệ và bãi bỏ thuế quan. Bài báo nhấn mạnh hàng hóa và dòng tiền lưu chuyển thuận lợi tại khu vực phát triển ấn tượng châu Á - Thái Bình Dương có ý nghĩa lớn đối với giao thương toàn cầu.
Bài báo nhận định tăng thêm số quốc gia thành viên là hướng đi không thể thiếu trong lộ trình mở rộng quy định về tiêu chuẩn của CPTPP ra toàn thế giới. 11 nước tham gia CPTPP sẽ bắt đầu bàn bạc về quy chế đối với thành viên mới ngay trong tháng 1 này.
Hiện CPTPP đang nhận được sự quan tâm lớn của nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan và Hàn Quốc...
Theo bài báo, Nhật Bản đã đóng vai trò "dẫn dắt" TPP khi Mỹ rút khỏi hiệp định này. Tokyo sẽ phải tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu khi các quốc gia mới tham gia đàm phán gia nhập CPTPP.
Theo đó, tập trung sức mạnh xây dựng các khu vực kinh tế, củng cố hơn nữa hệ thống thương mại tự do trở thành vấn đề quan trọng của Nhật Bản. Bên cạnh đó, Tokyo cũng cần nhanh chóng thúc đẩy các bên đạt được thoả thuận trong đàm phán Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP) có sự tham gia của Trung Quốc và Ấn Độ.
Ngay từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã triển khai mạnh mẽ "Nước Mỹ trước tiên" với việc rút khỏi TPP - tiền thân của CPTPP ngày nay, và áp đặt thuế nhập khẩu.
Do vậy, tác giả bài báo cho rằng việc các nước tham gia CPTPP, vốn đề cao thương mại tự do, sẽ gây áp lực với Mỹ và chủ nghĩa bảo hộ mà nước này đang thúc đẩy.
CPTPP - hiệp định thương mại tự do giữa 11 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam - được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên. Hiệp định này sẽ tạo ra một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới với một thị trường khoảng 499 triệu dân và tổng GDP khoảng 10.100 tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
CPTPP: Chủ động đổi mới để thích ứng
10:33' - 31/12/2018
Tham gia CPTPP sẽ tăng cường vai trò và vị thế của Việt Nam ở khu vực và quốc tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu ra thị trường các nước phát triển và các nước trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hôm nay, CPTPP chính thức có hiệu lực
08:30' - 30/12/2018
Ngày 30/12, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phiên bản không có Mỹ của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã chính thức có hiệu lực.
-
Kinh tế Thế giới
CPTPP: Nhiều lĩnh vực của Mexico lo yếu thế trước Việt Nam
15:49' - 13/12/2018
Các chuyên gia kinh tế Mexico đánh giá nhiều ngành công nghiệp của Mexico như dệt may, da giày và thiết bị điện tử sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Việt Nam khi CPTPP có hiệu lực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09'
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.