CPTPP: Chủ động đổi mới để thích ứng
Chính thức có hiệu lực từ 1/1/2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) không chỉ được ví như một chất xúc tác mạnh cho quá trình cải cách, hoàn thiện thể chế và pháp luật, tháo gỡ các rào cản để hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung, mà còn tác động không nhỏ trong đổi mới tư duy quản lý, kiểm soát kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng...
Những cơ hội và thách thức khi bước vào "sân chơi" CPTPP đối với cộng đồng doanh nghiệp khu vực Duyên hải phía Bắc đã được ông Phí Văn Dực, Giám đốc Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Hải Phòng (VCCI - Hải Phòng) chia sẻ với phóng viên TTXVN.
* Phóng viên:Thưa ông, khi Việt Nam tham gia CPTPP, cơ hội là rất lớn nhưng thách thức còn lớn hơn đối với cộng đồng doanh nghiệp. Với tư cách là Giám đốc VCCI - Hải Phòng, xin ông cho biết đâu là cơ hội, đâu là thách thức đối với doanh nghiệp khu vực Duyên hải phía Bắc?
Ông Phí Văn Dực: Ngày 12/11/2018, Quốc hội đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam bước ra một thị trường rộng lớn chiếm 13,5% GDP toàn cầu, với tổng dân số 500 triệu người thuộc các nước thành viên CPTPP, trong một môi trường thương mại đầu tư cởi mở với những cam kết cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại... Tham gia CPTPP sẽ tăng cường vai trò và vị thế của Việt Nam ở khu vực và quốc tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu ra thị trường các nước phát triển và các nước trong khu vực dệt may, da giầy và thủy sản, là điều kiện để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, Hiệp định CPTPP đòi hỏi tiêu chuẩn cao và khắt khe đối với tất cả các quốc gia tham gia, đối với Việt Nam là một thách thức không hề nhỏ. Một số doanh nghiệp không thích ứng được tất yếu sẽ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí có thể bị phá sản, một bộ phận công nhân sẽ mất việc làm. Các doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để tìm hiểu các quy định quốc tế, phải cố đáp ứng khả năng về ngoại ngữ (tiếng Anh) để làm việc chủ động. Hơn nữa, sẽ xuất hiện thêm rất nhiều đối thủ cạnh tranh, gia tăng sức ép với các doanh nghiệp Việt Nam. CPTPP hướng tới một sân chơi bình đẳng nên ban đầu có nhiều bất lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi không có đủ tiềm lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp các nước phát triển... Đó là những thách thức mà doanh nghiệp khu vực Duyên hải phía Bắc phải nỗ lực phấn đấu vượt qua để sớm hội nhập CPTPP. * Phóng viên: Theo ông, tại khu vực Duyên hải phía Bắc, doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực nào được coi là thế mạnh và được hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP? Ông Phí Văn Dực: Cả nước hiện có trên 600.000 doanh nghiệp, trong đó riêng khu vực Duyên hải phía Bắc đã có 8.168 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 54.997 tỷ đồng trong năm qua. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á, Việt Nam có thứ hạng thấp nhất về quản trị doanh nghiệp trong số 6 nước được xếp hạng trong khu vực ASEAN. Theo thống kê, mới chỉ có 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 46% ở các nước ASEAN. Vì vậy, nâng cấp chất lượng quản trị doanh nghiệp là một hướng đi cấp thiết của doanh nghiệp lúc này. Tham gia Hiệp định CPTPP, chúng ta có cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng hàng hóa xuất khẩu. Dòng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu lưu chuyển qua các cửa khẩu, cảng biển cũng sẽ tăng nhanh. Với lợi thế về vị trí địa - kinh tế trong khu vực Duyên hải phía Bắc, có kế hoạch chuẩn bị chủ động, chắc chắn số lượng các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất trong các lĩnh vực: dịch vụ cảng biển, logistics, may mặc, du lịch và sản xuất các sản phẩm điện và điện tử sẽ đạt được kết quả tốt đẹp sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.* Phóng viên:Với nhiệm vụ là người đại diện và là cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước, VCCI - Hải Phòng đã có những động thái gì cũng như doanh nghiệp khu vực Duyên hải phía Bắc cần phải làm gì khi CPTPP chính thức có hiệu lực, thưa ông?
Ông Phí Văn Dực: CPTPP là hiệp định thương mại tự do mang tính toàn diện với tiêu chuẩn cao. Hiệp định đòi hỏi Chính phủ và doanh nghiệp cần có sự đổi mới ngay từ các khâu xây dựng chính sách, văn bản pháp luật, các chương trình chiến lược phát triển đồng bộ cho đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn của Hiệp định CPTPP và đòi hỏi cao trong thời đại công nghiệp 4.0. Với chức năng, nhiệm vụ là người đại diện, là cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước, VCCI - Hải Phòng đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương của các tỉnh, thành phố như: Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh, các Hiệp hội doanh nghiệp để phổ biến, tuyên truyền, tìm hiểu sâu về nội dung, thuận lợi, thách thức của Hiệp định CPTPP. Do đó, VCCI - Hải Phòng tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn doanh nghiệp nhằm nâng cao nghiệp vụ, năng lực quản trị doanh nghiệp, nâng cao những kỹ năng cần thiết trong quá trình hội nhập cho đội ngũ lãnh đạo và nguồn nhân sự của doanh nghiệp; phối hợp tổ chức tiếp xúc giữa lãnh đạo chính quyền địa phương với doanh nghiệp để giải quyết các kiến nghị, vướng mắc kịp thời, góp ý tham gia vào quá trình rà soát và điều chỉnh pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền thực thi cam kết CPTPP. Ngoài ra, VCCI - Hải Phòng còn đẩy mạnh và đa dạng hóa các cuộc xúc tiến thương mại đầu tư, giao lưu giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm chia sẻ các kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm tham gia hội nhập, kinh nghiệm trong quản trị doanh nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm… Về phía các doanh nghiệp khu vực Duyên hải phía Bắc, cần phải linh hoạt chủ động đổi mới nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, hình thành các chuỗi cung ứng từ nơi sản xuất, phân phối đến khâu tiêu dùng và xuất khẩu. Hơn nữa, doanh nghiệp phải hiểu thị trường xuất khẩu từ khung pháp lý, thị hiếu, văn hóa tiêu dùng và nhất là luôn luôn làm mới sản phẩm; phải đào tạo nguồn nhân lực tiếp thu khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Tiếp đó, doanh nghiệp cần phải nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật chuyên môn đủ điều kiện làm việc, đàm phán trực tiếp với đối tác; tập trung xây dựng thương hiệu để chủ động nâng cao sức cạnh tranh. Và điều quan trọng nữa, doanh nghiệp phải từ bỏ lối kinh doanh cũ, xây dựng phương pháp kinh doanh hiệu quả, chất lượng, thương hiêu, uy tín, hướng đến phục vụ người tiêu dùng thông minh một cách hiệu quả nhất. Làm tốt những việc trên, doanh nghiệp các tỉnh, thành phố khu vực Duyên hải phía Bắc sẽ vững vàng tham gia vào CPTPP và nâng cao dần vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. *Phóng viên:Xin cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hôm nay, CPTPP chính thức có hiệu lực
08:30' - 30/12/2018
Ngày 30/12, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phiên bản không có Mỹ của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã chính thức có hiệu lực.
-
Kinh tế Thế giới
CPTPP: Nhiều lĩnh vực của Mexico lo yếu thế trước Việt Nam
15:49' - 13/12/2018
Các chuyên gia kinh tế Mexico đánh giá nhiều ngành công nghiệp của Mexico như dệt may, da giày và thiết bị điện tử sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Việt Nam khi CPTPP có hiệu lực.
-
Kinh tế Việt Nam
CPTPP: Hướng mũi nhọn xuất khẩu hàng dệt may sang Canada
09:38' - 02/12/2018
Mặc dù CPTPP không có thị trường Mỹ - thị trường chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu dệt may hàng năm của Việt Nam, nhưng còn nhiều thị trường có tiềm năng lớn như Australia, New Zealand, Chile, Canada.
-
DN cần biết
Thiếu liên kết, doanh nghiệp sẽ khó thu lợi từ CPTPP
12:49' - 28/11/2018
Liên kết các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng là bài toán căn cơ để giải quyết vấn đề. Đây vốn là điểm yếu của doanh nghiệp Việt trong các năm qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Cải cách và xanh hóa sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao
16:53'
Theo WB, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế và thúc đẩy mô hình phát triển xanh để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Ý kiến và Bình luận
Các Bộ trưởng thương mại BRICS tái khẳng định cam kết với chủ nghĩa đa phương
08:52'
BRICS sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác nội khối về thương mại số, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo về an toàn lao động khi thi công các công trình thủy điện
13:14' - 21/05/2025
PGS.TS Vũ Thanh Ca, Nguyên Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chia sẻ với phóng viên TTXVN xoay quanh vấn đề xây dựng thủy điện và đảm bảo an toàn trong thi công.
-
Ý kiến và Bình luận
“Bộ tứ trụ cột” để Việt Nam cất cánh: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
10:59' - 21/05/2025
Trong điều kiện đặc thù của Việt Nam hai khái niệm “kinh tế tư nhân” và “định hướng xã hội chủ nghĩa” không hề đối chọi nhau, không cản trở nhau mà cùng song hành.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo áp lực giá
10:09' - 21/05/2025
Ngày 20/5, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo ra áp lực tăng giá và kêu gọi thận trọng trước khi điều chỉnh lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam mong muốn hợp tác hiệu quả với WHO
08:38' - 21/05/2025
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đã có bài phát biểu, tập trung vào quan hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
-
Ý kiến và Bình luận
Các nước thành viên WHO ủng hộ thỏa thuận toàn cầu chống đại dịch
11:18' - 20/05/2025
Các nước thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ủng hộ một thỏa thuận toàn cầu có tính đột phá nhằm cải thiện công tác ứng phó với đại dịch trong tương lai.
-
Ý kiến và Bình luận
Chưa thể ấn định thời hạn hoàn tất dự thảo bản ghi nhớ giữa Nga và Ukraine
09:03' - 20/05/2025
Nga và Ukraine sẽ cùng soạn thảo các dự thảo liên quan đến một biên bản ghi nhớ, sau đó tiến hành trao đổi và tiến tới các cuộc tiếp xúc sâu để xây dựng một văn bản thống nhất.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ cảnh báo thuế quan có thể về mức cao nếu đàm phán không tiến triển
08:57' - 19/05/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết, nếu các quốc gia không đạt được thỏa thuận thương mại với nước này trong thời gian tạm hoãn 90 ngày, thuế quan sẽ sớm quay trở lại mức “có đi có lại”.