“Cú đẩy” đưa Mikitani thành "ông trùm" thương mại điện tử châu Á
Cần có lòng can đảm để tin và đầu tư vào một ý tưởng. Trang web thương mại điện tử Nhật Bản Rakuten mang một tinh thần phương Đông tới thị trường bán lẻ trực tuyến thế giới.
Rakuten được sáng lập bởi Hiroshi Mikitani (sinh năm 1965), cũng là Tổng Giám đốc điều hành (CEO) của công ty, vào ngày 7/2/1997 với tên khai sinh MDM, Inc.Trong tiếng Nhật, “Rakuten” có nghĩa là “lạc quan”. Ý tưởng thành hình khi “cha đẻ” Mikitani nhận thấy mua bán trực tuyến sẽ trở thành một hoạt động hàng ngày chỉ trong một vài năm.
Đây cũng chính là “cú đẩy” đưa Mikitani đến quyết định dốc vốn đầu tư mặc dù ông nắm trong tay không nhiều kinh nghiệm.
Đặt trụ sở tại Tokyo, Rakuten hướng đến mục tiêu trở thành công ty dịch vụ mạng lớn nhất thế giới.Bước chân vào thị trường dịch vụ mạng, Rakuten hoạt động dưới nhiều phân khúc.
Về dịch vụ Internet, Rakuten xử lý mảng quảng cáo và nội dung bán hàng tại “trung tâm mua sắm Internet”, các trang thương mại điện tử, trang đặt phòng khách sạn và các cổng thông tin.
Trong mảng tài chính Internet, Rakuten cung cấp các dịch vụ liên quan đến ngân hàng, chứng khoán, thẻ tín dụng và hoạt động kinh doanh tiền điện tử (e-money).
Một số phân khúc khác cũng nằm trong phạm vi hoạt động của Rakuten là dịch vụ truyền thông và thể thao.
Diện mạo đầu tiên của Rakuten là trung tâm mua sắm trực tuyến Rakuten Ichiba – ra mắt chính thức vào ngày 1/5/1997.Vào thời điểm Rakuten được thành lập, hầu hết các trang mua sắm trực tuyến đều được thiết kế dưới dạng catalog trực tuyến và chưa tiếp cận được đông đảo khách hàng.
Đội ngũ của Rakuten quyết định bắt đầu từ những bước nhỏ, với nhân lực chỉ gồm sáu nhân viên và 13 thương gia.
Kế hoạch kinh doanh của Mikitani khi đó đơn giản là tạo cơ hội cho các thương gia nhỏ thành lập các cửa hàng trực tuyến thông qua Rakuten.
Họ phải trả cho Rakuten các khoản phí định kỳ theo tháng kèm các khoản phụ thu trong trường hợp thương gia muốn thực hiện thêm các hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng.
Tập trung vào việc đa dạng hóa và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm độc nhất, Rakuten còn tuân thủ chặt chẽ chiến lược trao quyền cho đội thương gia thay vì tự tay quản lý cửa hàng.
Ngày 19/4/2000, Rakuten phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) khi đã nắm giữ 95 triệu lượt xem trang mỗi tháng – giúp Rakuten trở thành một trong những trang mạng mua sắm phổ biến nhất Nhật Bản.Vào tháng 3/2001, Rakuten ra mắt dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến Rakuten Travel.
Tháng 9/2004, Rakuten tăng quy mô mảng kinh doanh dịch vụ tài chính với việc thâu tóm công ty tài chính tiêu dùng Aozora Card Co., Ltd, sau đổi tên thành Rakuten Card Co., Ltd.
Năm 2010, Rakuten mua Buy.com với giá 250 triệu USD, từ đây đổi tên thành Rakuten.com và tiếp tục theo đuổi chiến lược thâu tóm và sáp nhập mạnh mẽ hướng đến việc mở đường vào thị trường Mỹ cũng như các thị trường khác ngoài Nhật Bản.
Trong 5 năm qua, Rakuten đã tiến hành hơn 30 thương vụ, đáng chú ý là việc mua American Ebates với giá 1 tỷ USD, thâu tóm Overdrive Inc. với giá 410 triệu USD và ứng dụng tin nhắn Viber với giá 900 triệu USD (năm 2014), cũng như dốc tiền vào các start-up tiềm năng, trong đó có Pinterest và Lyft.
Ngoài các công ty Mỹ thì Canada, Brazil, Đức, Singapore, Tây Ban Nha, Pháp và Anh cũng là các thị trường có doanh nghiệp Rakuten mua về.
Được biết đến là “lời đáp trả” của Nhật Bản đối với thị trường mua sắm trực tuyến khổng lồ Mỹ, Rakuten đang hướng tới việc trở thành “người khổng lồ” công nghệ có quy mô ngang tầm Google (Mỹ) hay Alibaba (Trung Quốc).CEO Mikitani đã bước đầu hiện thực hóa tham vọng này bằng việc đưa tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức của công ty vào năm 2010.
Bước vào thế giới bán lẻ Internet trong lúc khó có thể đoán định ngành bán lẻ trực tuyến đi về đâu, Rakuten vươn lên hạng 26 trong danh sách các công ty đổi mới nhất thế giới của tạp chí danh tiếng Forbes.Với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 15,2 tỷ USD, đội ngũ nhân viên hơn 14.100 người, Rakuten đạt doanh thu hơn 6,8 tỷ USD trong năm 2016.
Rakuten cùng năm đã ký thỏa thuận tài trợ nhiều triệu USD cho F.C. Barcelona – một trong những câu lạc bộ bóng đá thành công nhất châu Âu./.
Xem thêm:
>>>Google và Walmart "bắt tay" để cạnh tranh với Amazon
>>>APEC 2017: Thương mại điện tử sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp nào để thương mại điện tử phát triển?
13:40' - 28/07/2017
Thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế để phát triển mạnh mẽ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ra mắt sàn thương mại điện tử đặc sản đầu tiên tại Việt Nam
12:26' - 13/06/2017
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng cho biết: Sự ra đời của sàn thương mại điện tử đặc sản đã góp phần tạo thêm dấu ấn cho phát triển thương mại điện tử Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ xuất khẩu
13:00' - 16/05/2017
Ngày 16/5 tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam phối hợp cùng Liên minh Hỗ trợ Xuất khẩu Việt Nam (Vietnam Export Support Alliance – VESA), tổ chức “Hội thảo Xuất nhập khẩu trực tuyến 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Việt Nam đề xuất sáng kiến nhằm tạo thuận lợi cho thương mại điện tử
10:19' - 16/05/2017
Việt Nam vừa đề xuất sáng kiến xây dựng Khuôn khổ Thuận lợi hóa Thương mại Điện tử trong khu vực APEC và coi đây là một nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự của Năm APEC 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm gì để kiểm soát tốt thu thuế hoạt động thương mại điện tử?
11:11' - 12/05/2017
Tp. Hồ Chí Minh đang nỗ lực triển khai các biện pháp để tiến hành thu thuế hoạt động bán hàng qua mạng xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47' - 25/04/2025
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31' - 25/04/2025
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47' - 25/04/2025
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47' - 25/04/2025
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15' - 25/04/2025
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31' - 25/04/2025
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58' - 25/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.