Cú sốc niềm tin trên thị trường chứng khoán Mỹ
Chính sách của Tổng thống Donald Trump đang khiến niềm tin của các nhà đầu tư suy giảm. Thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ không bù đắp được sự chững lại trên thị trường chứng khoán. Đây là một trong những điểm đáng chú ý của tình trạng hiện tại - và đó không phải là tín hiệu tốt.
Cú sốc niềm tin và sự thay đổi quan điểmThông thường, trái phiếu chính phủ đóng vai trò như yếu tố ổn định khi chứng khoán biến động. Khi thị trường chứng khoán suy giảm, nhà đầu tư có xu hướng đổ tiền vào trái phiếu, vốn được coi là "tài sản an toàn”. Cơ chế này đã giúp cân bằng nhiều danh mục đầu tư trong nhiều thập kỷ, ngoại trừ một số trường hợp hiếm hoi.Tuy nhiên, trước cú sốc thị trường trong tháng này, sự dịch chuyển đó không diễn ra như mong đợi. Chứng khoán Mỹ đang lao dốc, giảm 5% trong tháng Ba (tính đến giữa tháng) và giảm 8% kể từ giữa tháng 2/2025. Trong khi đó, giá trái phiếu Chính phủ Mỹ có tăng trong năm nay, dù không đáng kể. Đặc biệt, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm – vốn được xem là chỉ số tham chiếu – vẫn gần như không thay đổi so với cuối tháng trước.Các dữ liệu về kinh tế Mỹ thể hiện một mức độ bất ổn nhất định, nhưng không tệ đến mức có thể giải thích cho sự hoảng loạn của thị trường. Điều này không phản ánh một cú sốc kinh tế mà là một cú sốc niềm tin – và điều đó còn khó giải quyết hơn. Lạm phát của Mỹ giảm xuống còn 2,8% vào tháng 2/2025, cho thấy nền kinh tế có suy yếu nhưng không sụp đổ.Nhưng đây không phải là điều khiến các nhà đầu tư lo lắng nhất. “Chúng tôi đang bán tháo tài sản Mỹ ngay lúc này”, Giám đốc đầu tư Michael Strobaek của ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ Lombard Odier phát biểu ngày 14/3. “Chúng ta đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn”, ông thừa nhận. Đây là một sự thay đổi quan điểm đáng kể. Cùng kỳ năm ngoái, Giám đốc Strobaek vẫn tin rằng đầu tư vào cổ phiếu Mỹ là một “mệnh lệnh địa chiến lược”. Thậm chí hồi đầu năm nay, ông vẫn tin vào “chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ”.Hậu quả của bất ổnKhông phải nền kinh tế Mỹ đã khiến Giám đốc Strobaek đổi ý, mà là những động thái chính trị của chính quyền Tổng thống Trump. Từ “sự khiêu khích” của Phó Tổng thống J.D. Vance đối với châu Âu tại Hội nghị An ninh Munich hồi tháng Hai vừa qua, đến cách đối xử gây tranh cãi của ông Trump với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng, hay mối đe dọa áp thuế với Mexico và Canada… Tất cả đều tạo ra một môi trường đầu tư đầy rủi ro.“Rõ ràng là họ đang thực hiện chính sách bằng cách dùng búa tạ”, Giám đốc Strobaek nhận định. Vì vậy, ông đang rời bỏ thị trường chứng khoán để chuyển sang trái phiếu và tiền mặt.Những biến động liên tục trong chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump có thể gây tổn hại đến nền kinh tế. Giới nhà giàu Mỹ đang chứng kiến danh mục đầu tư của họ bị thổi bay hàng tỷ USD, ảnh hưởng đến sức tiêu dùng. Các doanh nghiệp cũng cắt giảm đầu tư vì lo ngại các chính sách thay đổi bất ngờ. Điều đáng ngại nhất là sự bất ổn khiến việc dự báo lợi nhuận trở nên vô cùng khó khăn, khiến các quỹ đầu tư rơi vào tình trạng hoang mang.Bầu không khí trên thị trường tài chính hiện tại thực sự tồi tệ. Ông Trevor Greetham, Giám đốc chiến lược đa tài sản tại Royal London Asset Management (Anh), nhận định chỉ số niềm tin thị trường trong những ngày gần đây thuộc nhóm 50 thời điểm tệ nhất trong lịch sử, ngang hàng với sự sụp đổ của Lehman Brothers, cuộc khủng hoảng đồng euro hay sự phá sản của quỹ đầu cơ Long-Term Capital Management năm 1998.Fed đứng ngoài cuộc?Một lần nữa, như Giám đốc Greetham nhấn mạnh, vấn đề không nằm ở nền kinh tế mà là ở thuế quan, địa chính trị và sự bất ổn. Và “các ngân hàng trung ương không có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề này”. Nói cách khác, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không can thiệp mạnh như họ đã từng làm trong cuộc khủng hoảng COVID-19 cách đây 5 năm.Nếu nhà đầu tư tin rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất để giải cứu thị trường, trái phiếu Mỹ đã phải tăng giá mạnh hơn hiện tại. Nhưng thực tế, thị trường đang chuẩn bị cho một viễn cảnh tăng trưởng chậm hơn và lạm phát cao hơn – những vấn đề mà chính sách tiền tệ khó có thể khắc phục hoàn toàn.Cổ phiếu Mỹ có thể rẻ đến mức thu hút giới đầu tư săn hàng giá hời. Nhưng với tỷ lệ Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (P/E) hiện tại là 24, so với 17 ở châu Âu, thì còn quá sớm để nói điều đó.Không có lối thoát trước mắtKhông có yếu tố nào đủ mạnh để đảo ngược tình thế trong ngắn hạn. Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent đã bác bỏ tác động tiêu cực của “một chút biến động” trên thị trường chứng khoán. Thông điệp từ Nhà Trắng rất rõ ràng: chấp nhận đau đớn ngắn hạn để đạt lợi ích dài hạn. Một số ông lớn Phố Wall như Goldman Sachs và Blackstone thậm chí còn ca ngợi các chính sách thuế quan của ông Trump.Dù chính quyền có muốn gây áp lực lên Fed để hạ lãi suất, điều đó sẽ bị coi là can thiệp chính trị và có thể làm xấu thêm tình hình. Mọi thứ đều có giá của nó. Trong các chu kỳ giảm mạnh, luôn có những đợt hồi phục ngắn hạn. Nhưng hiện tại, với tỷ lệ P/E quá cao so với châu Âu, các nhà quản lý quỹ vẫn chưa có lý do để lạc quan. Và có lẽ nhà đầu tư Mỹ sẽ không để ý đến mức thuế 200% mà ông Trump đề xuất đối với rượu champagne Pháp.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Quân cờ chiến lược của chính sách "Nước Mỹ trên hết"
06:30' - 15/05/2025
Tổng thống Donald Trump đã đến Saudi Arabia để bắt đầu chuyến thăm Trung Đông kéo dài bốn ngày, một chuyến đi được cho là sẽ thể hiện đầy đủ những tính toán của chính sách “Nước Mỹ trên hết".
-
Phân tích - Dự báo
Điều chỉnh giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2025
21:37' - 14/05/2025
Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) ngày 14/5 đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng năm 2025 của Hàn Quốc do bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng và xuất khẩu suy yếu.
-
Phân tích - Dự báo
Giải mã chiến lược của Mỹ trong "cuộc chiến" thuế quan với Trung Quốc
17:38' - 14/05/2025
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung bất ngờ hạ nhiệt đã phần nào hé lộ chiến lược của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận tại Geneva – Bài cuối: Điều gì sẽ xảy ra sau 90 ngày?
06:30' - 14/05/2025
Bên cạnh những nhận định tích cực về thỏa thuận cắt giảm thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc, một số chuyên gia đã đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra sau 90 ngày giảm thuế?
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận tại Geneva – Bài 1: Tác động đối với hai siêu cường
05:30' - 14/05/2025
Truyền thông quốc tế (các tờ Wall Street Journal, The Economist và trang mạng Caixin) đồng loạt đăng các bài viết nhận định về thỏa thuận bất ngờ vừa đạt được giữa Mỹ và Trung Quốc tại Geneva.
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận Mỹ-Trung "bơm oxy" cho ngành vận tải biển và bán lẻ trực tuyến
15:11' - 13/05/2025
Thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc đã mang lại luồng sinh khí mới cho ngành vận tải biển container và các nhà bán lẻ trực tuyến.
-
Phân tích - Dự báo
Những tác động khi Mỹ vá lỗ hổng "De Minimis"
06:30' - 13/05/2025
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chịu mức giá cao hơn và nguy cơ giao hàng chậm trễ khi chính quyền Tổng thống Donald Trump chấm dứt miễn thuế đối với hàng nhập khẩu giá trị thấp từ Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của khoáng sản chiến lược trong định hình trật tự kinh tế quốc tế
05:30' - 13/05/2025
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đối mặt với nhiều bất ổn, khoáng sản chiến lược đã nổi lên như một yếu tố then chốt, mang cả rủi ro lẫn cơ hội định hình lại trật tự kinh tế quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng về một mạng lưới kết nối thanh toán của Đông Nam Á
06:30' - 12/05/2025
Việc nhanh chóng áp dụng thanh toán kỹ thuật số cũng sẽ góp phần thúc đẩy triển khai Dự án Nexus, một hệ thống thanh toán đa phương của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).