Cục Hàng hải Việt Nam: Hãng tàu chưa đáp ứng đúng các quy định về niêm yết giá
Trước những ảnh hưởng của dịch COVID-19, cùng với đứt gẫy về thị trường tiêu thụ, giá cước vận tải biển liên tục tăng cao từ năm 2020 đến nay làm tăng chi phí sản xuất đã gây thêm khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tìm nguyên nhân giá cước vận tải biển tăng cao, Tổ công tác kiểm tra về giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển do các hãng tàu nước ngoài thực hiện đã được thành lập.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, đại diện lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, hiện đã có kết quả kiểm tra của Tổ công tác này.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, đa số các hãng tàu hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp, thay mặt cho các hãng tàu thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và làm đại lý theo hợp đồng.
Doanh thu từ giá cước vận tải và các loại phụ thu ngoài giá được chuyển về công ty mẹ tại nước ngoài, hãng tàu thực hiện nộp thuế nhà thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Qua kiểm tra thực tế tại 7 hãng tàu nước ngoài, Tổ công tác của Cục Hàng hải Việt Nam nhận thấy, các hãng tàu chưa đáp ứng được đúng các quy định tại Nghị định 146/2016/NĐ-CP về việc niêm yết giá, thời gian niêm yết và mức giá niêm yết (Nghị định 146).
Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu về việc niêm yết giá theo đúng quy định, tạo sự công khai minh bạch, Tổ công tác của Cục Hàng hải Việt Nam đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước như: đăng ký tuyến vận tải, quản lý tuyến, quản lý khung giá cước và phụ thu ngoài giá cước.
“Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định 146/2016/NĐ-CP theo hướng bổ sung một số quy định về hình thức niêm yết, thời gian niêm yết, giải trình lý do thu các loại phụ thu, thời điểm áp dụng…”, đại diện lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cho hay.
Bên cạnh đó, Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng, chế tài xử phạt các doanh nghiệp không niêm yết giá được quy định tại Nghị định 142/2017/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hàng hải hiện tại rất thấp với mức phạt chỉ từ 1.000.000-3.000.000 đồng/lần.
Vì thế, chưa đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp vi phạm về niêm yết giá. Do đó, kiến nghị sửa đổi Điều 21 Nghị định 142/2017/NĐ-CP theo hướng bổ sung chế tài xử phạt đối với trường hợp vi phạm các quy định về thời gian niêm yết, tăng mức xử phạt đối với các trường hợp doanh nghiệp không niêm yết giá theo quy định.
Lý giải về giá cước vận tải biển tăng cao và tình trạng thiếu hụt container rỗng, đại diện lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cho hay, theo phản ánh của các hiệp hội, các chủ hàng xuất nhập khẩu, từ cuối tháng 10/2020, giá cước vận tải biển tăng rất cao.
Đặc biệt, các tuyến vận tải đi châu Âu, châu Mỹ, cá biệt có tuyến giá cước vận tải tăng đến 10 lần. Ngoài ra, tình trạng chậm chuyến thường xuyên xảy ra do thiếu container rỗng để đóng hàng.
“Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại giá cước đã giảm hơn so với thời điểm cuối năm 2020, nhưng vẫn còn ở mức cao hơn từ 4-5 lần so với cùng kỳ năm 2019 và tình trạng thiếu container rỗng đã được cải thiện so với cuối năm 2020”, đại diện lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam thông tin.
Về nguyên nhân tăng giá cước vận tải, đại diện lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam lý giải, do đại dịch COVID-19 kéo dài, một số nước đồng loạt áp dụng biện pháp kiểm soát phòng dịch.
Nhiều cảng biển, đặc biệt là ở châu Âu, châu Mỹ trong tình trạng không hoạt động được hết công suất, xuất hiện tình trạng kẹt hàng.
Ví dụ tại Mỹ thời kỳ cao điểm (tháng 1/2021) có đến 41 tàu nằm chờ được vào cầu cảng làm hàng tại Los Angeles.
Thời gian xếp dỡ hàng tại cảng này đã tăng trung bình lên 11 ngày cho một lần xếp dỡ (trước đó là từ 3-5 ngày cho một lần xếp dỡ).
Mặt khác, các nhà máy và cảng ở châu Á làm việc 24/7 (hoặc 168 giờ/tuần), trong khi các tuyến vận tải container Bờ Tây nước Mỹ chỉ hoạt động 112 giờ/tuần tại cầu cảng, 88-90 giờ/tuần trong bến cảng và các khu vực bên ngoài cảng chỉ làm việc ban ngày.
Về lý do thiếu hụt container rỗng là vì thời gian container nằm chờ trong lưu thông dài gấp 2 lần so với mức trước (nằm trên tàu, tại cảng và nằm tại kho hàng…).
“Như vậy, thiếu container rỗng, lịch trình tàu kéo dài, thiếu chỗ trên tàu là nguyên nhân của việc tăng giá cước vận tải”, đại diện lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cho hay.
Trước đó, vào đầu tháng 3 vừa qua, trước phản ánh của các hiệp hội, chủ tàu và cơ quan báo chí về giá cước vận chuyển container xuất nhập khẩu tăng cao bất thường từ cuối năm 2020, Cục Hàng Việt Nam đã có công văn gửi các hãng tàu, đại diện hãng tàu tại Việt Nam thông báo sẽ tiến hành kiểm tra về giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển container bằng đường biển.
Theo đó, mục đích đợt kiểm tra này là thực hiện quy định của pháp luật về giá cước, phụ thu ngoài giá và các vấn đề liên quan đến dịch vụ vận chuyển container bằng đường biển. Thời kỳ kiểm tra là từ năm 2020 đến nay.
Danh sách các hãng tàu, đại diện hãng tàu nằm trong danh sách kiểm tra của Cục Hàng hải Việt Nam gồm: Maersk, MSC, COSCO, CMA – CGM, Hapad –Lloyd, ONE, Evergreen, HMM, YangMing, PIL, OOCL, INTERASIA.
Đoàn kiểm tra bao gồm đại diện: Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam; Cục Xuất nhập khẩu, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương); Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính). Trưởng đoàn kiểm tra là ông Hoàng Hồng Giang, Phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu bất ngờ gặp khó do thiếu container và chi phí thuê tăng đột biến. Nhiều chủ hàng trong ngành thuỷ sản, nhựa và gỗ đã phải trả giá thuê container tăng gấp 10 lần.
Liên quan đến việc tăng giá cước vận tải và các loại phụ thu ngoài giá cước của các hãng tàu nước ngoài, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ đã có văn bản yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong việc tăng giá cước vận tải và các loại phụ thu ngoài giá cước của các hãng tàu nước ngoài.
Đồng thời, Cục Hàng hải Việt Nam cũng rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về giá cước vận tải và các loại phụ thu ngoài giá cước, đề xuất bổ sung, sửa đổi quy định./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
VASEP kiến nghị Tp. Hồ Chí Minh chưa thu phí hạ tầng cảng biển trong năm 2021
11:05' - 13/05/2021
VASEP kiến nghị Bộ Tư Pháp báo cáo và đề nghị Chính phủ có ý kiến với HĐND và UBND Tp. Hồ Chí Minh để xem xét việc không thu các loại phí hạ tầng cảng biển trong năm 2021.
-
DN cần biết
Dịch vụ môi giới vận tải biển tính thuế thế nào?
06:00' - 02/05/2021
Trường hợp cung cấp dịch vụ cho khách hàng là công ty của Việt Nam thì áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% và lập hóa đơn cho người mua theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC.
-
Kinh tế Việt Nam
Hãng tàu nắm quyền chi phối, giá cước vận chuyển biển khó giảm
11:25' - 20/04/2021
Tình trạng thiếu hụt container rỗng khiến giá cước vận tải biển tăng cao gấp nhiều lần đang là bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
10:45'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
08:40'
Chủ tịch nước Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo địa phương vào Thượng cung thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ, tri ân công đức của các Vua Hùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn
08:10'
Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các tỉnh, thành phố để rà soát danh sách các công trình, dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU
08:03'
Chiều 6/4, trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson.