Cục Hàng hải Việt Nam kiến nghị lập tổ thanh tra việc tăng giá cước vận tải biển
Liên quan đến giá cước vận tải biển và phụ phí tăng cao; đặc biệt là hiện tượng tăng giá thuê tàu và container cũng như các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, Cục Hàng hải Việt Nam đã phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức cuộc họp với các cơ quan, doanh nghiệp bàn về vấn đề này.
Đặc biệt, Cục Hàng hải Việt Nam đã kiến nghị lập tổ công tác thanh tra, kiểm tra việc tăng giá cước vận tải và các loại phụ thu ngoài giá cước của các hãng tàu có tuyến dịch vụ đi châu Âu, châu Mỹ.
Cụ thể đánh giá về nguyên nhân tăng giá giá thuê tàu và container, ông Hoàng Hồng Giang cho hay, có 3 nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá này. Thứ nhất là do đại dịch COVID-19 kéo dài, một số nước đồng loạt áp dụng biện pháp kiểm soát đi lại, kiểm soát chặt chẽ hoạt động giao thương.Nhiều cảng biển ở các nước (đặc biệt châu Âu, châu Mỹ) trong tình trạng ứ đọng do thiếu nhân lực xử lý, dẫn đến hàng triệu container bị ùn tắc tại cảng hoặc biên giới gây ra tình trạng thiếu container rỗng để đóng hàng.
Đồng thời, một số cảng biển áp dụng biện pháp cách ly cũng dẫn đến thời gian quay vòng tàu kéo dài hơn so với trước.
Nguyên nhân thứ hai là nhu cầu nhập khẩu của châu Mỹ, châu Âu đối với hàng hóa từ Trung Quốc và châu Á gia tăng.Trung Quốc là thị trường vận tải lớn, lượng container rỗng được hãng tàu ưu tiên dồn về Trung Quốc nên các nước lân cận bị ảnh hưởng thiếu container rỗng; trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân thứ ba theo ông Hoàng Hồng Giang đó là do có sự mất cân đối giữa lượng hàng xuất và nhập từ tháng 10/2020 do nhu cầu nhập khẩu của châu Âu, châu Mỹ tăng cao tạo nên sự mất cân bằng container giữa hàng xuất và hàng nhập, trong năm 2020, sản lượng container xuất khẩu tăng cao, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước (7,38 triệu TEUS), trong khi lượng hàng nhập tăng 8% (7,27 triệu TEUS). Đánh giá về thực trạng giá cước vận tải biển, Phó Cục trưởng Hoàng Hồng Giang thông tin, trên cơ sở ý kiến phản ánh bằng văn bản và tại cuộc họp của các hiệp hội, các chủ hàng xuất nhập khẩu, từ cuối tháng 10/2020, giá cước vận tải biển tăng rất cao, đặc biệt là các tuyến vận tải đi châu Âu, châu Mỹ, giá cước đã tăng từ 2-10 lần.Ngoài việc tăng giá cước, một số hãng tàu còn thu thêm phụ phí RR (Rate Restoration) đối với hàng xuất, nhập khẩu của Việt Nam với mức giá từ 50 - 200 USD/container từ đầu tháng 11/2020.
“Mặc dù giá cước vận tải tăng cao, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không đặt được chỗ trên tàu do thiếu container rỗng để đóng hàng, hàng hóa đã sẵn sàng để xuất khẩu nhưng không thể vận tải buộc phải lưu kho bãi”, ông Giang cho hay Theo ông Giang, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam chủ yếu thực hiện hình thức mua CIF, bán FOB (giao, nhận hàng tại cầu cảng Việt Nam) chiếm khoảng 90%, nên không trực tiếp thuê phương tiện và trả giá cước, giá cước vận tải do đối tác nước ngoài trực tiếp chi trả.Tuy nhiên, do giá cước tăng quá cao, đối tác nước ngoài yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải chia sẻ khoản chi phí tăng thêm”.
“Việc các hãng tàu liên tục tăng giá cước, các loại phụ phí đã gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, làm tăng chi phí vận tải, chi phí lưu kho bãi, ảnh hưởng đến sản xuất và phân phối hàng hóa. Đặc biệt hiện nay đang vào mùa cao điểm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu như nông sản, thủy sản, hàng hóa không được giao đúng thời hạn nên bị đối tác nước ngoài hủy hợp đồng. Đồng thời, nguyên nhiên liệu đặt từ nước ngoài về Việt Nam để phục vụ sản xuất cũng không được giao đúng tiến độ, dây chuyền sản xuất bị gián đoạn. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, một số doanh nghiệp sẽ không thể tiếp tục tồn tại, buộc phải đóng cửa sản xuất”, ông Hoàng Hồng Giang phân tích. Để có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động vận tải xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Hoàng Hồng Giang cho biết, trong thời gian qua Cục Hàng hải Việt Nam đã thực hiện một số giải pháp như Cục đã chỉ đạo các Cảng vụ hàng hải phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển đẩy nhanh thủ tục cho tàu thuyền ra, vào cảng được thuận lợi nhanh chóng; xây dựng phương án bảo đảm an toàn hàng hải để cho phép tàu có trọng tải lớn ra vào cảng; yêu cầu các doanh nghiệp cảng biển tăng hiệu suất khai thác, tận dụng tối đa nguồn lực để giải phóng tàu nhanh, không để xảy ra tình trạng chậm chễ trong quá trình làm hàng. Về việc niêm yết giá, Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản về giá cước vận tải container bằng đường biển và văn bản về niêm yết giá, theo đó yêu cầu các hãng tàu thực hiện nghiêm túc niêm yết giá theo quy định, công khai minh bạch giá cước và tăng giá theo đúng quy định của pháp luật; có giải pháp tăng lượng dự trữ container rỗng; kêu gọi các hãng tàu đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn khó khăn theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 về các nhiệm vụ giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19. Tuy nhiên, ông Hoàng Hồng Giang khẳng định, đến nay các hãng tàu vẫn chưa thực hiện nghiêm quy định về niêm yết giá và chưa có báo cáo về Cục Hàng hải Việt Nam. Để có giải pháp hiệu quả tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, từng bước bình ổn giá cước vận tải, trên cơ sở kiến nghị của các cơ quan, doanh nghiệp Cục Hàng hải Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính thành lập Tổ công tác thực hiện thanh tra, kiểm tra việc tăng giá cước vận tải và các loại phụ thu ngoài giá cước của các hãng tàu có tuyến dịch vụ đi châu Âu, châu Mỹ. Cục Hàng hải Việt Nam cũng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải có ý kiến với Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan đẩy nhanh tiến độ giải phóng container tồn đọng tại cảng biển để các doanh nghiệp có container rỗng phục vụ vận tải hàng hóa. Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, sản lượng hàng hóa container xuất nhập khẩu trong năm 2020 của Việt Nam đạt 14,65 triệu TEUS, tăng 10,6% so với năm 2019; trong đó sản lượng container xuất khẩu 7,38 triệu TEUS (tăng 13% so với năm 2019), nhập khẩu 7,27 triệu TEUS (tăng 8% so với năm 2019).Dù chịu tác động của dịch bệnh COVID-19, nhưng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định, tuy nhiên trong những tháng cuối năm 2020 các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp rất nhiểu khó khăn do giá cước vận tải biển tăng cao, thiếu container rỗng để đóng hàng.
Về sản lượng container rỗng, tính đến trung tuần tháng 1/2021, tổng số container rỗng được lưu tại cảng biển đạt 40.946 container; trong đó container 40 feet chiếm 70%. Với số lượng container rỗng như vậy chỉ đủ đáp ứng cho sản lượng hàng hóa container xuất khẩu bình quân trong 3-4 ngày. Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải trên cơ sở xét đề nghị của Bộ Công Thương về chi phí xuất nhập khẩu hàng hóa gia tăng do hiện tượng tăng giá thuê tàu và container.Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan để có biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
Đồng thời, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm điểm và làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong việc tăng giá thuê tàu, container./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Cục Hàng hải Việt Nam yêu cầu hãng tàu container minh bạch giá cước vận chuyển
19:00' - 28/12/2020
Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các hãng tàu vận tải container minh bạch giá cước vận chuyển.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Gánh nặng bảo hiểm thiên tai ngày càng lớn đối với kinh tế thế giới
09:56'
Swiss Re đặc biệt nhấn mạnh đến chi phí bảo hiểm lũ lụt đang gia tăng trong năm 2024. Chỉ riêng lũ lụt dữ dội ở châu Âu đã gây ra khoảng 10 tỷ USD thiệt hại được bảo hiểm trong năm nay.
-
Tài chính
Giải pháp đẩy mạnh nộp thuế qua eTax Mobile
18:54' - 05/12/2024
Cục trưởng Cục Thuế Cà Mau Châu Vĩnh Thuận đã có trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam xung quanh về việc triển khai ứng dụng Thuế điện tử qua thiết bị di động (eTax Mobile).
-
Tài chính
Hệ thống điều hành tập trung hải quan nâng cao hiệu quả quản lý nội ngành
18:50' - 05/12/2024
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng cho biết, hệ thống với khoảng 12 phân hệ chính và đảm bảo tính mở của hệ thống để sẵn sàng tích hợp, bổ sung theo yêu cầu quản lý.
-
Tài chính
Nhà cung cấp nước ngoài đã nộp thuế hơn 19.775 tỷ đồng
15:26' - 05/12/2024
Bên cạnh đó, 11 tháng năm 2024, số thuế các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã nộp khoảng 108.000 tỷ đồng, tăng 22% so với số thuế bình quân 11 tháng năm 2023.
-
Tài chính
Bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 100.000 USD
10:57' - 05/12/2024
Bitcoin đã lần đầu tiên vượt mốc 100.000 USD trong phiên giao dịch 5/12 trong bối cảnh ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ thúc đẩy kỳ vọng sẽ tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho tiền điện tử.
-
Tài chính
Hội nghị COP16: Cam kết tài chính hơn 12 tỷ USD cho chống sa mạc hóa
09:57' - 05/12/2024
Báo cáo đánh giá nhu cầu tài chính mới nhất của UNCCD cho thấy thế giới cần tới 355 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn 2025-2030 để đáp ứng các mục tiêu phục hồi đất.
-
Tài chính
Gia tăng rủi ro trả nợ trên toàn thế giới
08:52' - 05/12/2024
Theo báo cáo của IIF, các khoản thâm hụt ngân sách lớn của chính phủ có thể khiến nợ công toàn cầu tăng thêm 1/3 vào năm 2028, đạt gần 130.000 tỷ USD, làm gia tăng rủi ro trả nợ trên toàn thế giới.
-
Tài chính
Kho bac Nhà nước Hòa Bình thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
18:29' - 04/12/2024
Kho bạc Nhà nước Hòa Bình cho biết luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện kiểm soát chi, đảm bảo chi ngân sách nhà nước kịp thời, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.
-
Tài chính
Hà Nội thu ngân sách 11 tháng đạt 447 nghìn tỷ đồng
17:31' - 04/12/2024
UBND thành phố Hà Nội cho biết, tính đến đầu tháng 12/2024, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện được 447,2 nghìn tỷ đồng, vượt 9,5% dự toán năm và tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2023.