Cung vượt xa cầu, ngành xi măng vẫn chìm trong gam màu xám
Trước tình hình khó khăn kéo dài liên tục 2 năm vừa qua, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) đã yêu cầu các đơn vị thành viên thực hiện đồng bộ các giải pháp trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh để gia tăng sản lượng tiêu thụ, cải thiện hiệu quả. Nhờ đó, một số đơn vị thành viên như Vicem Hà Tiên, Vicem Hoàng Thạch, Vicem Bỉm Sơn đã có mức tăng trưởng dương; thậm chí, xoay chuyển tình thế từ dự báo lỗ thành lãi.
Mặt khác, doanh nghiệp nội như VICEM còn phải chịu sự cạnh tranh từ các quốc gia dư thừa xi măng như Indonesia hay Thái Lan với giá bán và chi phí vận chuyển thấp. Còn xuất khẩu sang thị trường châu Âu cũng sẽ ngày càng khó khăn do chính sách bảo vệ môi trường, rào cản thuế, các quy định nghiêm ngặt về phát thải carbon và yêu cầu chất lượng cao.
Ông Thanh Tùng cho biết, thời gian tới, các công ty phải đầu tư lớn vào công nghệ và hệ thống kiểm soát chất thải để giảm bụi, lượng CO2 phát thải từ quá trình sản xuất xi măng theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên, khi thực hiện đầu tư này có thể phát sinh tăng chi phí trong những năm tới. Chủ động đối phó các khó khăn, thách thức này, hiện VICEM đang rà soát, thu thập và phân tích thông tin để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng năm 2025 đảm bảo tính khả thi và tích cực. Mặc dù vậy, ông Tùng cho rằng, với những khó khăn đã được dự báo thì tình hình năm nay vẫn rất khó đoán định. Tại thời điểm hiện nay, VICEM dự kiến sơ bộ sản lượng sản xuất của năm 2025 ước đạt khoảng 17,87 triệu tấn clinker, tăng hơn 12% so với thực hiện năm 2024; trong đó, VICEM dự kiến sẽ tiêu thụ trong nước khoảng 19,7 triệu tấn, tăng 8,3% so với thực hiện năm vừa qua; tổng doanh thu ở mức 29.413 tỷ đồng. Đặc biệt, về lợi nhuận thì chưa thể đoán định chắc chắn do sản xuất xi măng phải phụ thuộc vào biến động giá cả vật tư đầu vào và nhu cầu tiêu thụ cả trong nước lẫn xuất khẩu mà dấu hiệu phục hồi vẫn đang chậm. Hiện VICEM và các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục rà soát, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng thông tin cũng như điều kiện thực tế hoạt động để hoàn thiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo hướng đảm bảo khả thi, tích cực và đạt mục tiêu lợi nhuận tốt nhất. Dưới góc nhìn chuyên gia, ông Nguyễn Quang Cung kiến nghị, trong bối cảnh khó khăn chung như hiện nay, để hỗ trợ ngành xi măng phát triển, nhà nước cần có các giải pháp tăng lượng tiêu thụ xi măng ở thị trường nội địa. Theo đó, nhà nước cần sớm nghiên cứu triển hai xây dựng các tuyến đường dạng cầu cạn; thay thế loại đường bê tông xi măng cốt thép cho đường đắp nền đất ở những nơi thích hợp. Công nghệ này phù hợp với những nơi cần cho thoát lũ như miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long – ông Cung dẫn chứng. Đồng thời, trong điều kiện nguồn cung xi măng trong nước hiện khá dồi dào, cần sử dụng công nghệ gia cố nền đường bằng xi măng - đất thay cho công nghệ truyền thống để nâng cao chất lượng và tuổi thọ công trình đường giao thông. Bởi gia cố nền đường bằng xi măng - đất cho phép sử dụng tất cả các loại đất tại chỗ, mang lại độ bền cho nền đường, giảm độ thấm/hút nước, phân bố tải trọng đều hơn, tăng tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì trong suốt vòng đời của công trình. Công nghệ này đã được nhiều nước trên thế giới đang áp dụng rất hiệu quả. Cùng với những giải pháp kích cầu tiêu thụ nội địa, để tăng sản lượng xuất khẩu xi măng, clinker, Hiệp hội Xi măng Việt Nam kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội bãi bỏ thuế xuất khẩu clinker, vì đây là loại sản phẩm chế biến sâu chứ không phải sản phẩm thô. Trong ngắn hạn, nếu chưa bãi bỏ thuế xuất khẩu clinker, Hiệp hội Xi măng Việt Nam kiến nghị giữ nguyên thuế xuất khẩu với clinker trong 2 năm tới ở mức 5% (như mức thuế áp dụng trước năm 2023) và xem xét sửa đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với sản xuất clinker theo hướng sản xuất clinker thuộc đối tượng hàng hóa được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.- Từ khóa :
- xi măng
- vật liệu xây dựng
- vicem
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý thông tin báo chí nêu “các nhà máy xi măng thua lỗ, có nguy cơ dừng sản xuất”
17:46' - 17/01/2025
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 443/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính xử lý thông tin báo chí nêu về nội dung “các nhà máy xi măng thua lỗ, có nguy cơ dừng sản xuất”.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long
19:03' - 10/01/2025
Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, thi hành lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
22:37'
Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp Kim Thành 2, Hải Dương
22:07'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 211/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Thành 2 (giai đoạn 1), tỉnh Hải Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới
20:03'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đứng thứ 5 về xuất khẩu thủy sản tại Singapore
19:34'
Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản duy trì vị trí thứ 5 trong 12 tháng liên tiếp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký OECD
19:33'
Sáng 22/1, giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
17:22'
Trong năm 2025, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) sẽ tăng cường quản lý nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng các chế tài, xử lý mạnh hơn hành vi buôn lậu động vật
17:22'
Tình trạng buôn lậu, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam đang là vấn đề “nóng” mà ngành chăn nuôi phải đối mặt.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ gặp khó
17:21'
Xuất khẩu gạo năm 2025 của Việt Nam nhiều khả năng sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024 bởi nhu cầu suy yếu trong khi cạnh tranh gia tăng giữa các nước sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Tất bật thi công cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thành phần 1
16:18'
Những ngày cuối năm, trên công trường cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thành phần 1, người và phương tiện vẫn hối hả hoạt động, tất bật thi công nhằm đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án.