Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố vì những tội danh gì?
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Ngày 25/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã thi hành các Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) và các cá nhân có liên quan về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần Xây dụng FLC Faros và các công ty có liên quan.Quá trình điều tra mở rộng vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty cổ phần Chứng khoản BOS và các công ty có liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận, có căn cứ xác định ngoài hành vi phạm tội đã bị khởi tố, các bị can: Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế (kế toán thuộc Ban kế toán, Tập đoàn FLC), Trịnh Thị Thúy Nga (nguyên thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán BOS), Hương Trần Kiều Dung (Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tập đoàn FLC) còn có hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thông qua việc, từ năm 2014 đến năm 2016, làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng tương ứng với 430 triệu cổ phần của Công ty cổ phần Xây dựng Faros và khi được niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán, đã bán chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.
Bước đầu xác định, tính đến ngày 24/02/2021, Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế bán toàn bộ cổ phiếu ROS mang tên Trịnh Văn Quyết và cổ phiếu ROS mang tên 5 cá nhân khác (do Quyết nhờ dựng tên), thu được tổng cộng hơn 6.412 tỷ đồng và rút tiền mặt để chiếm đoạt.Ngày 23/8/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố bị can đối với: Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga và Hương Trần Kiều Dung về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", xảy ra tại Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros và các công ty có liên quan.Ngày 24/8/2022, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5) đã ra các Quyết định phê chuẩn Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố 4 bị can trên và ngày 25/8/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật.
[>>>Tìm người bị hại mua cổ phiếu FLC]
Thao túng thị trường chứng khoán
Trước đó, hồi tháng 3 và tháng 4, Bộ Công an khởi tố ông Trịnh Văn Quyết và các bị can Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga cùng 2 lãnh đạo FLC là Hương Trần Kiều Dung và Nguyễn Quỳnh Anh để làm rõ vai trò đồng phạm giúp sức cho ông Quyết về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.Hành vi “thao túng thị trường chứng khoán” của ông Quyết được xác định diễn ra từ đầu tháng 12/2021 đến ngày 10/1/2022.Theo đó, ông Quyết đã vẽ ra một "kịch bản" khá tinh vi, chỉ đạo nhiều người cùng tham gia "thổi giá" cổ phiếu của chính tập đoàn mình nắm giữ lên một mức cao ngất ngưởng để "lùa gà" nhiều nhà đầu tư, rồi "úp sọt" bán chui số cổ phiếu ông mua rẻ với mục đích hưởng lợi bất chính.Ông Quyết chỉ đạo nhiều người thân trong gia đình và một số người khác điều hành nhân viên Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty con sử dụng khoảng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức để thực hiện việc "thổi giá” cổ phiếu.Những cá nhân này thông đồng với nhau bằng việc liên tục mua, bán chứng khoán FLC với tần suất lớn, nhằm tạo ra cung cầu giả để đẩy giá cổ phiếu lên cao.Trong khoảng thời gian đã nêu, nhóm ông Quyết tham gia 28/28 phiên giao dịch, số lượng đặt mua chiếm 12% và số lượng đặt bán chiếm 7% tổng khối lượng thị trường.Hành vi này đẩy giá cổ phiếu FLC từ hơn 14.000 đồng/cổ phiếu ngày 1/12/2021 liên tục tăng, thậm chí tăng trần nhiều phiên, mức nhất lên tới 24.000 đồng/cổ phiếu.Sau khi giá cổ phiếu FLC “đạt đỉnh”, ông Quyết chỉ đạo người thân bán ra 175 triệu cổ phiếu. Trong đó, số lượng đã khớp lệnh là 74,8 triệu cổ phiếu, với giá trung bình là 22.500 đồng/cổ phiếu. Toàn bộ số cổ phiếu này được “bán chui", không công bố trước khi thực hiện giao dịch.Nhờ “chiêu trò” trên, ông Quyết thu về gần 1.700 tỷ đồng sau khi bán cổ phiếu, hưởng lợi hơn 530 tỷ đồng.Cơ quan chức năng xác định các bị can liên tục mua bán cùng loại chứng khoán, mua bán khớp chéo (không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu, mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa, đóng cửa và đặt lệnh mua/bán sau đó hủy lệnh... nhằm tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán đối với 6 mã chứng khoán. Các mã chứng khoán này gồm: Mã FLC của Tập đoàn FLC; mã ROS của Công ty CP Xây dựng FAROS; mã ART của Công ty CP Chứng khoán BOS; mã HAI của Công ty CP Nông dược HAI; mã AMD của Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone và mã GAB của Công ty CP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC.Bộ Công an cho rằng thông qua hành vi trên, các bị can đã thu lợi bất chính và gây thiệt hại cho nhà đầu tư./.>>>Bộ Tư pháp nói gì về việc kê biên tài sản từ vụ FLC và Tân Hoàng Minh?
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Thêm một mã cổ phiếu “họ FLC” không được cấp margin
15:51' - 24/08/2022
HOSE loại GAB – cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC ra khỏi danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.
-
Doanh nghiệp
FLC công bố lộ trình tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên
16:26' - 18/08/2022
Ngày 18/8, Tập đoàn FLC đã có công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh về lộ trình tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên.
-
Chứng khoán
FLC khả năng cao sẽ bị đình chỉ giao dịch
11:59' - 17/08/2022
Sở Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) vừa có công văn gửi Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) về khả năng cổ phiếu của doanh nghiệp này bị đình chỉ giao dịch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Bình Dương: Lộ diện nghi phạm vụ 2 mẹ con tử vong bất thường
16:10'
Qua điều tra sơ bộ, nguyên nhân ban đầu được cho là do mâu thuẫn tình cảm giữa chị T. và đối tượng Lương Quí Lộc (sinh năm 1993, trú tại Phường 9, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh).
-
Kinh tế và pháp luật
Phát hiện sà lan vận chuyển trái phép hơn 100 tấn phân đạm Ure
15:26'
Mới đây, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã phát hiện, tạm giữ một phương tiện thủy nội địa (sà lan) đang vận chuyển trái phép khoảng hơn 100 tấn phân đạm Ure trên vùng biển Tây Nam.
-
Kinh tế và pháp luật
Phát hiện hai người tử vong bất thường tại Bình Dương
15:19'
Ngày 22/2, Công an phường Hòa Lợi, thành phố Bến Cát nhận được tin báo về việc phát hiện hai thi thể tại một ngôi nhà thuộc khu phố An Hòa, phường Hòa Lợi.
-
Kinh tế và pháp luật
Mạng xã hội X bị phạt 1,4 triệu USD tại Brazil
12:15'
Ngày 21/2, Tòa án Tối cao Brazil đã phạt nền tảng truyền thông xã hội X 1,4 triệu USD vì không tuân thủ lệnh của cơ quan tư pháp nước này.
-
Kinh tế và pháp luật
Thi hành kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam
20:53' - 21/02/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 381/QĐ-TTg ngày 21/2/2025 về việc thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Xuân Đông, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử phạt chủ tài khoản facebook “Phú Lê” đăng tải clip đánh bạc câu “like”
20:08' - 21/02/2025
Công an thành phố làm rõ hành vi sử dụng không gian mạng đăng tải video clip “đánh bạc” dưới hình thức chơi tôm, cua, cá của “Phú Lê” và các cá nhân.
-
Kinh tế và pháp luật
Ngày 27/2, xét xử bị cáo Trương Huy San về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ
13:05' - 21/02/2025
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa ra quyết định ngày 27/2 sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Huy San (sinh năm 1961, trú tại phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh).
-
Kinh tế và pháp luật
Mỹ sẽ tiếp tục các vụ kiện chống độc quyền với Amazon và Meta
09:27' - 21/02/2025
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục các vụ kiện chống độc quyền đối với Amazon và Meta nhằm duy trì sức ép đối với sự thống trị của các tập đoàn công nghệ.
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội xét xử lưu động nhóm “thổi giá” 30 tỷ đồng/m2 đất đấu giá ở Sóc Sơn
09:26' - 21/02/2025
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa ra quyết định ngày 6/3 sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo trong vụ “thổi giá” đất đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m2 xảy ra cách đây 3 tháng ở Sóc Sơn (Hà Nội).