Đà Nẵng: Nỗ lực giảm tồn kho hàng hóa
Theo thông tin từ Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, đơn hàng xuất khẩu giảm, đầu ra sản phẩm không thuận lợi là nguyên nhân làm cho chỉ số sản xuất một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm sâu ảnh hưởng đến tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp. Điều này khiến cho tồn kho của ngành chế biến chế tạo tăng cao so với năm trước.
Báo cáo 6 tháng của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng cho thấy, chỉ số tồn kho ngành chế biến, chế tạo dự kiến đến cuối tháng 6/2023 ước tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm ngành có lượng hàng tồn kho khá cao phải kể đến: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 158,6%; sản phẩm dệt tăng 35,9%; sản xuất trang phục tăng 72,8%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 151,1%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 47,4%...
Bên cạnh đó, có một số mặt hàng tìm được nguồn cung đầu ra ổn định nên lượng hàng tồn khá thấp so với cùng kỳ như: sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất kim loại; công nghiệp chế biến, chế tạo khác…
Trong 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp và bất ổn; lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; tăng trưởng thương mại chậm lại trong bối cảnh chuỗi cung ứng tiếp tục suy yếu, nhu cầu đối với hàng tiêu dùng giảm. Triển vọng kinh tế năm 2023 vẫn không chắc chắn khi bị ảnh hưởng bởi tốc độ và trình tự thắt chặt chính sách tiền tệ, diễn biến của cuộc xung đột tại Ukraine và những căng thẳng địa chính trị khác đe dọa gián đoạn lên chuỗi cung ứng toàn cầu…
Thời điểm tháng 6 năm 2023, đa số các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng nhẹ so với dự báo từ đầu năm nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2022.
Ở trong nước, kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận một số kết quả tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(GRDP) 6 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 59 địa phương và giảm ở 4 địa phương trên cả nước. Nhiều địa phương ghi nhận tốc độ tăng GRDP khá cao như: Hậu Giang 14,21%; Bắc Giang 10,94%; Hải Phòng 9,94%; Quảng Ninh 9,46%; Cà Mau 8,61%; Nam Định 8,50%...
Ở chiều ngược lại, tăng trưởng GRDP của một số địa phương giảm gồm: Bắc Ninh giảm 12,59%; Quảng Nam giảm 9,16%, Lai Châu giảm 6,32% và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 3,47%. GDP cả nước 6 tháng 6 tháng ước tăng 3,72% so với cùng kỳ năm 2022.
Lượng tồn kho tăng cao cũng xuất phát từ việc hoạt động xây dựng liên tiếp đối mặt với khó khăn, bão giá nguyên vật liệu, thị trường bất động sản đóng băng, lãi suất tăng cao... khiến lợi nhuận doanh nghiệp trong ngành xây dựng giảm sút.
Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp và xây dựng của Đà Nẵng trong 6 tháng đầu năm 2023 ước giảm 2,60% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, hoạt động xây dựng giảm 12,98%...
Nhu cầu xây dựng dân dụng ghi nhận xu hướng sụt giảm mạnh, hoạt động triển khai các dự án nhà ở và khối lượng thi công của các doanh nghiệp xây dựng dân dụng đạt thấp; giá nguyên liệu tăng cao, tín dụng bất động sản bị siết chặt khiến số thu liên quan đến hợp đồng xây dựng giảm và thời gian thu hồi công nợ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng gia tăng.
Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng cho hay, với mức giảm 12,98% so với cùng kỳ, toàn ngành xây dựng 6 tháng đã làm giảm 0,72 điểm phần trăm trong mức tăng GRDP chung của thành phố. Điểm sáng của ngành xây dựng trong 6 tháng qua là mảng xây dựng hạ tầng với việc thành phố nỗ lực đẩy mạnh các dự án đầu tư công, tích cực giải ngân và tháo gỡ các điểm nghẽn trong lĩnh vực đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước.
Chỉ số sản xuất (IIP) toàn ngành công nghiệp 6 tháng ước giảm 1,9% so với cùng kỳ. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 3,7%; sản xuất và phân phối điện giảm 0,5%; riêng hoạt động cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải và hoạt động khai khoáng có mức tăng khá cao, lần lượt tăng 24,4% và 63,6%.
Một số ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò là động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế nhưng hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng cũng như nguyên liệu sản xuất, điển hình như: ngành dệt giảm 11,5%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 24,9%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 17,5%...
Những khó khăn về thị trường cũng khiến chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng giảm gần 5,5% so với cùng kỳ. Trong đó, một số nhóm ngành có chỉ số tiêu thụ bình quân 6 tháng sụt giảm khá sâu như: sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 45,6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 35,4%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 20,4%...
Bên cạnh nhiều nhóm ngành có mức tiêu thụ giảm, một số nhóm ngành đạt mức tiêu thụ tăng cao phải kể đến như : công nghiệp dệt tăng 37,7%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 69,6%; sản xuất xe có động cơ tăng 55,5 %...
Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng nhận định, với con số tăng trưởng 3,74% của 6 tháng đầu năm 2023, mục tiêu tăng 7% cả năm nay theo kế hoạch được đánh giá là thách thức trong bối cảnh các khó khăn của nền kinh tế vẫn còn tồn tại; những biến động từ kinh tế thế giới còn tiếp tục ảnh hưởng…
Với tình hình kinh tế thế giới hiện nay, kinh tế quý III và 6 tháng cuối năm của Đà Nẵng còn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng bứt phá nhưng khả năng sẽ cải thiện hơn so với quý II và 6 tháng đầu năm.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đã đề ra, Cục Thống kê thành phố cho rằng, cần tập trung theo dõi sát và cập nhật kịp thời diễn biến tình hình thế giới, chính sách tài khóa, tiền tệ của các nước là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Đồng thời phát triển sản xuất, tạo nguồn cung bền vững cho xuất khẩu; tiếp tục thực hiện mạnh mẽ chuyển đổi số, làm chủ công nghệ, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng gia nhập thị trường quốc tế nhằm tạo sự bứt phá và động lực mới cho tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu.
Đặc biệt, cần có giải pháp hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp thiếu vốn, chịu ảnh hưởng của giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm ; hỗ trợ kịp thời một số ngành, lĩnh vực bị tác động bất lợi do nhu cầu của thị trường thế giới suy giảm như: Sản xuất da giày, dệt may, sản xuất và chế biến gỗ, chế biến thủy sản, sản phẩm nhựa, điện tử và linh kiện điện tử.../.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm logistics có tính hấp dẫn cao
16:32' - 03/07/2023
Hiện nay các loại hình trung tâm logistics trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với quy mô đa dạng đang dần phát triển, nâng cấp theo hướng mở rộng về quy mô, hiện đại về trang thiết bị và công nghệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Đà Nẵng 6 tháng- Bài cuối: Dự báo cải thiện hơn trong nửa cuối năm
13:03' - 03/07/2023
Với mức tăng trưởng 3,74% của 6 tháng đầu năm 2023, mục tiêu tăng 7% cả năm nay của thành phố Đà Nẵng được đánh giá là thách thức trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới nên khó tránh khỏi.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Đà Nẵng 6 tháng - Bài 2: Tăng trưởng chưa như kỳ vọng
12:34' - 03/07/2023
Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng cho biết, dù kinh tế 6 tháng của thành phố tăng 3,74% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn chưa như kỳ vọng do còn một số hạn chế, khó khăn khách quan và chủ quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Đà Nẵng 6 tháng - Bài 1: Tốc độ tăng trưởng đứng thứ 3/5 thành phố trực thuộc TW
12:33' - 03/07/2023
Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, trong bối cảnh nhu cầu thương mại, đầu tư, tiêu dùng toàn cầu giảm, nhưng tổng sản phẩm (GRDP) của Đà Nẵng 6 tháng qua vẫn tăng 3,74% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản tìm cơ hội trong thách thức
17:23'
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
16:27'
Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Rumen Radev.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất lúa liên tiếp bội thu nhờ thích ứng với biến đổi khí hậu
15:00'
Đáng chú ý là 100% diện tích lúa hàng hóa trên địa bàn đã được thương lái thu mua với giá cao hơn từ 1.300 đồng đến 2.200 đồng/kg so với năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia phản ánh cam kết sâu sắc hơn đối với sự phát triển chung của hai nước
13:42'
Hai nước là những người bạn lâu năm và đều là những thành viên không thể tách rời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).