Đà Nẵng tạm dừng thi công thí điểm nạo vét âu thuyền Thọ Quang
Ngày 21/4, Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng Nguyễn Minh Huy cho biết, đơn vị đang tạm dừng thi công thí điểm công trình nạo vét âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) để chờ mặt bằng thi công đại trà.
Ban đã họp với lực lượng Bộ đội Biên phòng, Ban Quản lý âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang phối hợp di dời, sắp xếp các tàu thuyền đang neo đậu để có mặt bằng thi công từng ô theo đúng phương án được duyệt.
Ông Nguyễn Minh Huy thông tin thêm: Có một số chủ tàu không ở địa phương nên phải chờ liên hệ, trường hợp sau thời gian thông báo họ không tự di chuyển thì sẽ lai dắt tàu đến chỗ khác để có mặt bằng thi công. Dự kiến đến tuần sau có thể nối lại việc nạo vét.Qua mấy ngày thí điểm khu vực nhấn chìm rất ổn định, bùn lắng trong phạm vi theo phương đứng và không có dòng chảy ngầm nên không lan ra xung quanh.
Theo ông Nguyễn Lại, Phó trưởng Ban Quản lý âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang, hiện có khoảng 500-600 tàu cá neo đậu tại âu thuyền. Số lượng tàu neo đậu còn nhiều một phần do chờ hết đợt biển động, một phần do giá dầu đang tăng cao nên ngư dân chưa quay lại ngư trường. Ban đang tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan để di dời các tàu thuyền theo từng khu vực đúng theo kế hoạch dự kiến. Trước đó, trả lời câu hỏi về tác động môi trường của công trình nạo vét âu thuyền Thọ Quang và nhận chìm gần 350.000 m3 chất bùn sau nạo vét ra biển Đà Nẵng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng Tô Văn Hùng cho biết: "Dự án đang được triển khai hết sức thận trọng, khoa học, chặt chẽ, đúng quy trình, quy định”. Cũng theo ông Tô Văn Hùng, âu thuyền Thọ Quang trước đây là điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Để khắc phục điểm nóng này, thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai rất cụ thể với lộ trình 5 năm, trong đó có Dự án nhận chìm chất nạo vét ở âu thuyền Thọ Quang.Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu cho UBND thành phố phê duyệt đánh giá tác động môi trường và phê duyệt khu vực nhận chìm chất nạo vét nên đã hết sức thận trọng; khi thi công nếu không đảm bảo các quy định, quy trình, phương pháp thi công không khoa học sẽ gây nguy cơ phát sinh ô nhiễm.
Để thực hiện, từ Ban quản lý dự án đến đơn vị tư vấn phải thực hiện rất nhiều quy trình, trong đó có áp dụng phương pháp nạo vét hút bùn rồi dùng sà lan vận chuyển bùn đến vị trí cho phép nhận chìm. Quá trình hút bùn phải có hệ thống lưới vây ngăn chặn bùn phát tán ra khu vực xung quanh. Toàn bộ quá trình phải gắn vào hệ thống định vị để theo dõi.
Đơn vị tư vấn khi lựa chọn vị trí nhận chìm phải dùng rất nhiều mô hình để tính toán khả năng lan truyền ra vùng khác nhằm đảm bảo việc nhận chìm không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, nhất là các khu vực yêu cầu cao về bảo vệ đa dạng sinh học.
Ngoài ra, trong suốt quá trình triển khai dự án, thành phố thành lập tổ giám sát, quá trình thi công nếu có nguy cơ xảy ra ô nhiễm thì phải dừng ngay toàn bộ các hoạt động trên công trường để tiếp tục tìm kiếm giải pháp phù hợp hơn.
Trước đó, từ giữa tháng 4/2022, Dự án thi công thí điểm với 2 tàu múc và 4 tàu sà lan cỡ lớn. Sau khi được múc từ âu thuyền, lớp bùn thải sẽ được đưa lên sà lan, di chuyển ra khu vực nhận chìm để xả đáy.Chất nạo vét sẽ được nhận chìm tại khu vực biển có tọa độ cách phao số 0 khoảng 12km. Các cửa xả ở dưới đáy sà lan được mở để xả chất nạo vét xuống biển ở độ sâu khoảng 30m.../.
>>>Đề xuất đầu tư hơn 150 tỷ đồng xây dựng luồng vào khu bến cảng Thọ Quang (Đà Nẵng)
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 9 sẽ khởi công dự án nạo vét luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải
17:41' - 31/08/2021
Các khu vực nằm trong phạm vi duy tu của luồng Vũng Tàu - Thị Vải sẽ được nạo vét cao độ đáy đạt -14m với tổng khối lượng nạo vét hơn 378.900 m3.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị nạo vét khẩn cấp khu neo đậu tàu thuyền Cửa Việt
09:10' - 03/08/2021
Việc nạo vét luồng lạch phải hoàn thành trước mùa mưa bão năm nay, để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền của ngư dân hoạt động và neo đậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội triển khai đề án môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô
11:44'
Đối với sông Tô Lịch, đến thời điểm này, Hà Nội đã nạo vét được hơn 2/3 khối lượng bùn thải dưới lòng sông, đạt xấp xỉ 8.600 m3. Khoảng 3.200 m3 còn lại ở đoạn hạ lưu đang tiếp tục được xử lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng Thế giới đánh giá tốt về hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam
10:55'
Theo Báo cáo của WB, hiệu quả quản lý nợ tổng thể được đánh giá là tốt và khẳng định đã có những tiến triển tích cực về khuôn khổ pháp luật kể từ khi Luật Quản lý nợ công mới được ban hành năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch đồng bộ – Động lực để Phú Thọ phát triển bền vững
10:49'
Không đơn giản là phép cộng cơ học về diện tích và dân số, việc hợp nhất ba tỉnh chính là cuộc "tái cấu trúc không gian phát triển" của một chỉnh thể hành chính mới.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang đầu tư cảng, bến tại Phú Quốc
10:38'
Đảo Phú Quốc, tỉnh An Giang đang trên đà phát triển mạnh mẽ, định hướng trở thành một đặc khu kinh tế năng động, đẳng cấp quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Các loại hình giao thông vận tải diễn ra bình thường, không ghi nhận thiệt hại do bão
09:40'
Lĩnh vực hàng hải và đường thủy, hiện hoạt động khai thác cảng biển và thủy nội đia đang diễn ra bình thường và không ghi nhận thiệt hại do bão số 3 gây ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả
08:45'
Hoàn lưu bão số 3 đã gây mưa rất lớn tại vùng núi phía Tây của tỉnh Nghệ An, đồng thời mưa lớn đã và sẽ tiếp tục xảy ra trên thượng nguồn sông Cả thuộc lãnh thổ Lào.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7/2025
08:41'
Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến vào 8 nội dung xây dựng pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Senegal
08:35'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Senegal.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngoại giao kinh tế phục vụ mục tiêu tăng trưởng 8,3 – 8,5% năm 2025
08:02'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kết nối các nền kinh tế, kết nối doanh nghiệp Việt Nam với các nước; thúc đẩy ký kết các Hiệp định thương mại tự do mà lãnh đạo cấp cao đã thống nhất.