Đa số doanh nghiệp chưa hiểu đầy đủ về CBAM
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) được Liên minh châu Âu (EU) ban hành với mục tiêu xử lý lượng phát thải khí nhà kính trong một số hàng hóa nhất định nhập khẩu vào EU. Từ 1/10/2023, CBAM trước mắt áp dụng đối với 6 nhóm mặt hàng nhập khẩu gồm xi măng, điện, phân bón, sắt thép, nhôm và hydrogen.
Từ 1/1/2026, CBAM chính thức vận hành sẽ áp thuế carbon đối với các hàng hóa thuộc diện điều chỉnh khi xuất khẩu vào EU, dựa trên mức độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất. Tuy nhiên đến nay, đa số doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ, hay chưa chính xác về Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), dẫn đến việc phản ứng và chuẩn bị áp dụng chưa có hiệu quả.
Thông tin này được các diễn giả đưa ra tại tọa đàm “Ứng phó hiệu quả với cơ chế CBAM: Vai trò của cơ quan đầu mối trong hỗ trợ doanh nghiệp” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 16/9.
Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, ngay từ khi CBAM được hình thành và căn cứ trên báo cáo của cơ quan ngoại giao, đại diện Thương vụ của Việt Nam tại EU đã có báo cáo Chính phủ về vấn đề này. Sau đó Chính phủ cũng đã giao Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu đánh giá tác động của CBAM đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, bao gồm kể cả trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các nước thành viên EU.
Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã triển khai việc đánh giá, nghiên cứu cũng như tham khảo ý kiến các báo cáo của các tổ chức có uy tín của Liên hợp quốc, để từ đó xây dựng báo cáo với Chính phủ tổng quan về những tác động của CBAM đối với trao đổi thương mại của Việt Nam nói chung và nhất là hoạt động xuất xuất khẩu của Việt Nam đối với 6 ngành chịu ảnh hưởng của CBAM.
Qua một thời gian theo dõi, đánh giá Bộ Công Thương đưa ra những nhận xét về tình hình triển khai cũng như những hoạt động ứng phó của doanh nghiệp. Đáng lưu ý, báo cáo này cũng được xin ý kiến đầy đủ các bộ, ngành có liên quan và Bộ Công Thương cũng đã trình Chính phủ. Trên cơ sở báo cáo của Bộ Công Thương, vừa rồi Chính phủ đã thống nhất với đề xuất và chính thức giao Bộ Công Thương chủ trì triển khai các hoạt động liên quan đến CBAM.Theo bà Nguyễn Hồng Loan, Chuyên gia Dự án Hỗ trợ kỹ thuật về đánh giá tác động của CBAM, khảo sát cho thấy, nhận thức của doanh nghiệp về CBAM từ khi chưa áp dụng đến nay ở giai đoạn chuyển tiếp về CBAM, chưa được nâng lên. Ngoài một số doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp đã có sự chuẩn bị nghiêm túc để ứng phó thì hầu hết doanh nghiệp chưa hiểu đầy đủ, chính xác về CBAM, dẫn đến những phản ứng, chuẩn bị chưa hiệu quả.
“Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hàng hóa khi xuất khẩu phải vượt trên ngưỡng phát thải do châu Âu quy định mới phải chịu tác động của CBAM nhưng thực tế CBAM bao trùm về phát thải lên toàn bộ quy trình sản phẩm”, bà Loan chia sẻ.Mặt khác lại có nhiều doanh nghiệp phản ứng thái quá, lo lắng về việc áp dụng CBAM sẽ phải chịu giá carbon bằng với giá carbon của châu Âu, hay như doanh nghiệp ngành gạo chưa thuộc diện áp dụng CBAM lại băn khoăn lo lắng về vấn đề này.Cũng theo bà Nguyễn Hồng Loan, với những cơ chế mới như CBAM doanh nghiệp sẽ rất lúng túng để tìm hiểu các thông tin và chuẩn bị phản ứng của mình. Đơn cử như nếu doanh nghiệp không thực hiện báo cáo phát thải khí nhà kính cho sản phẩm sẽ không thể xuất khẩu sản phẩm sang châu Âu. Nhưng nếu doanh nghiệp không có sự tìm hiểu và không có một hướng dẫn của cơ quan đầu mối chính thức mà để tự nghiên cứu sẽ thấy rằng tư vấn về kiểm kê khí nhà kính có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau.Chẳng hạn tiêu chuẩn ISO 14064, ISO 14067, các hướng dẫn của Thông tư về kiểm kê khí nhà kính của Bộ Công Thương cho thị trường carbon trong nước… Những tiêu chuẩn đó nếu doanh nghiệp không có một cơ quan đầu mối hướng dẫn có thể doanh nghiệp mất rất nhiều công sức để chuẩn bị, nhưng mà có thể sẽ lãng phí, không hiệu quả và không đáp ứng yêu cầu của CBAM.Hoặc có những doanh nghiệp vội vã mua tín chỉ carbon để chuẩn bị việc phản ứng với CBAM. Trong khi đó, các yêu cầu, hướng dẫn của châu Âu vẫn chưa rõ ràng và chưa có sự công nhận liên quan đến cơ chế giá carbon và bù trừ tín chỉ, việc chuẩn bị của doanh nghiệp mà mang tính chất không có định hướng và không thông qua những kênh chính thống như vậy có thể sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực và thậm chí gây thiệt hại về mặt tài chính…Chia sẻ khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam trong các vấn đề liên quan tới giảm phát thải và đáp ứng các quy định về kiểm kê khí nhà kính nói chung và với cơ chế CBAM nói riêng, ông Hoàng Văn Tâm, Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công Thương) nhấn manh, đây là vấn đề mới ở Việt Nam ban hành quy định đến cấp cơ sở, tức là cấp doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê và kiểm đếm phát thải khí nhà kính một cách có hệ thống, quy định và khoa học.Báo cáo đầu tiên đối với cơ quan chức năng là 31/3/2025, doanh nghiệp mà phát thải lớn nằm trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ; trong đó, có doanh nghiệp ngành thép mới phải báo cáo lần đầu tiên. Do vậy, đánh giá về khả năng đáp ứng tuân thủ thời điểm này có lẽ cũng quá sớm. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận với vấn đề này khá sớm, nhất là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI).Để ứng phó với CBAM, ông Đinh Quốc Thái - Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng cần chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan đến cơ chế CBAM với sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước. Cùng đó, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tư vấn để tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề về CBAM. Ngoài ra, phối hợp và khuyến khích doanh nghiệp tổ chức đào tạo cho cán bộ quản lý chủ chốt liên quan đến xuất khẩu về CBAM. Đặc biệt, tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa sản xuất, áp dụng giải pháp hoạt động, vận hành sản xuất theo hướng xanh.
Ông Đinh Quốc Thái mong muốn cơ quan quản lý nhà nước và nhất là Bộ Công Thương nhanh chóng trình Chính phủ hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 gắn với chiến lược tăng trưởng xanh và bền vững. Cùng đó, doanh nghiệp cần có những sự hỗ trợ ban đầu về mặt tư vấn, công nghệ kỹ thuật cũng như hỗ trợ vốn từ các quỹ tín dụng xanh. Đặc biệt, tăng cường phối hợp giữa các ngành công nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, tạo chuỗi cung ứng sản xuất kinh doanh thép xanh.Theo ông Ngô Chung Khanh, CBAM có thể sẽ mở rộng thêm các mặt hàng chịu sự điều chỉnh của hệ thống ITS của EU. Bên cạnh đó, không nên chủ quan đối với những ngành chưa bị điều chỉnh của CBAM. Ngoài ra, cần chuẩn bị sẵn sàng thay đổi mô hình sản xuất xanh. Bộ Công Thương cùng với các bộ, ngành sẽ triển khai để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi nhanh hơn, hiệu quả hơn theo đúng định hướng Chính phủ đã phê duyệt.Ông Ngô Chung Khanh cho hay, Bộ Công Thương mong muốn làm cổng thông tin về CBAM, tương tự như cổng CBAM của EU bằng tiếng Anh để Việt hóa và chi tiết hóa ra. Đấy là điểm rất quan trọng vì nếu có cổng chi tiết được đi từng ngõ ngách giải thích rồi hướng dẫn chi tiết,mà làm bằng tiếng Việt, Bộ Công Thương sẽ có một kênh chính thức chính thống giúp doanh nghiệp Việt Nam cần có thể truy cập được.Bên cạnh đó, Bộ Công Thương phải xây dựng các bộ tài liệu cẩm nang hướng dẫn chính thống từ Bộ Công Thương. Đây chính là một tài liệu chính thống, sau khi đã được xác nhận đầy đủ, Bộ Công Thương cũng phải thận trọng và những tài liệu đấy để trao đổi với EU về cách hiểu có đúng hay không…Ngoài ra, sẽ triển khai các giải pháp cho 4 nhóm giải pháp Bộ Công Thương đã đề xuất Chính phủ, đó là liên quan đến chuyện tổ chức phối hợp các bộ, ngành xây dựng biện pháp hỗ trợ hay phối hợp Ngân hàng Nhà nước tìm giải pháp về tín dụng… để giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cũng như đối phó hiệu quả với CBAM trong thời gian tới.Tin liên quan
-
DN cần biết
Tận dụng nguồn lực liên kết vùng trong xúc tiến thương mại
16:42' - 26/08/2024
Tới đây Bộ Công Thương sẽ tổ chức thêm nhiều đoàn công tác tham gia xúc tiến thương mại tại thị trường nước ngoài, tạo tiền đề cho xúc tiến thương mại có trọng tâm, trọng điểm.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
Mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại
12:53' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại; mở rộng phạm vi địa bàn bắt buộc chi trả thanh toán cá nhân qua tài khoản tại ngân hàng.