Đặc sản OCOP rộn ràng vào Tết
Chính nhờ nguồn tôm nguyên liệu dồi dào, chất lượng, nông dân Cà Mau đã làm nên đặc sản bánh phồng tôm thơm ngon được cả nước biết đến.
Năm nay, dù ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng không khí sản xuất bánh phồng tôm tại các cơ sở ở huyện Năm Căn, Ngọc Hiển vẫn khá nhộn nhịp.
Để đáp ứng được nhu cầu, gia đình ông phải gọi thêm người thân hỗ trợ làm bánh, để có đủ lượng hàng chuyển đi Tp. Hồ Chí Minh.
Ngoài khoảng thời gian giãn cách xã hội vừa qua, sản phẩm bánh phồng tôm của gia đình ông Hòa chưa bao giờ bị tắc về đầu ra nên cho nguồn thu nhập rất ổn định. “Nếu tình hình ổn định, với lượng bánh 2 tấn/tháng, gia đình có lãi khoảng 25 – 30 triệu đồng.Ở vài tháng sát Tết là đơn đặt hàng càng nhiều, mỗi tháng sản lượng có thể tăng gấp đôi. Dịp này, các cơ sở thường sẽ tranh thủ làm sẵn hàng để giao mối, đại lý, còn những tháng còn lại thì làm ít hơn để bán lẻ”, ông Hòa chia sẻ.
Theo ông Bùi Văn Chương - Giám đốc Hợp tác xã Tân Phát Lợi (xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển) thì sản lượng vụ bánh phồng tôm Tết năm nay của hợp tác xã bán ra không giảm so với năm rồi, ổn định ở mức khoảng 8 tấn. Trong đó giá ở mức từ 220.000-280.000/kg. Đối với doanh nghiệp như của ông Mai Sáu - Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Vĩnh Hòa Phát (xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) thì để cung ứng hàng cho khách vào dịp Tết, công ty đã chủ động tạo ra nhiều loại bánh phồng tôm để khách hàng có thêm sự lựa chọn.Hiện, bánh phồng tôm loại ngon nhất (50% tôm) được bán với giá 240.000 đồng/kg, loại thấp nhất 55.000 đồng/kg.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, lượng hàng khách đặt giảm khoảng 30% so với các năm trước. Nhưng tính riêng vụ Tết thì lại không giảm, vẫn tương đương so với năm rồi với khoảng 13 tấn. “Năm nay, cũng do ảnh hưởng dịch bệnh, nên cơ sở chỉ cung ứng nội địa, chứ không xuất đi nước ngoài. Tuy nhiên, hiện giá bánh phồng tôm đang tăng khoảng 10% do nguồn nguyên liệu tôm giảm và có giá cao”, ông Mai Sáu cho biết. Theo nhiều hộ theo nghề, để làm bánh phồng tôm không khó nhưng để tạo ra sản phẩm thơm ngon đặc trưng như của người dân Cà Mau thì không phải ai cũng làm được. Bánh phồng tôm nơi đây ngon không chỉ bởi bí quyết pha chế các loại gia vị mà còn đến từ chất liệu con tôm. Ông Mai Sáu chia sẻ thêm, bí quyết để bánh thêm ngon thì gia vị phải hòa quyện, vừa miệng. Và quan trọng nhất là khi chiên lên người ăn phải thấy thơm ngon và xốp, mềm. Bên cạnh đó, người dân Cà Mau sử dụng con tôm thiên nhiên còn tươi để làm bánh phồng tôm.“Tôm ở vuông người ta bán mình mang về sơ chế, cấp đông liền để bảo quản được độ tươi ngon. Thêm nữa là con tôm đất, bạc ở vuông nuôi tự nhiên, thịt con tôm rất thơm”, ông Sáu cho hay.
Bà Lữ Hồng Phúc - Phó Chủ tịch UBND xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn nhận định, nguồn nguyên liệu tại chỗ rất dồi dào và có chất lượng tốt. Đây là một trong những lợi thế để người dân phát triển nghề làm bánh phồng tôm. Chính quyền địa phương cũng quan tâm đầu tư, cùng doanh nghiệp nâng chất lượng sản phẩm. “Trước đây, bà con làm nhỏ lẻ, nguồn cung luôn không đủ cầu. Tuy nhiên, hiện đã có những hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất quy mô nên vấn đề xúc tiến thương mại, tạo điều kiện về đầu ra cần được quan tâm hơn”, bà Lữ Hồng Phúc thông tin. Ngược về vùng ngọt hóa Bắc Cà Mau trong thời điểm giáp Tết, nhiều cơ sở sản xuất chuối sấy tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh thì không khí sản đang tất bật nhằm đảm bảo kịp cung ứng sản phẩm phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Chị Trần Thị Bích Thủy, chủ cơ sở sản xuất chuối sấy Minh Quân là người có thâm niên trong nghề làm chuối sấy dẻo hơn 10 năm nay. Trước đây, sản phẩm chuối xiêm sấy dẻo do cơ sở chị Thủy sản xuất chủ yếu xuất bán cho khách quen trong tỉnh, nhưng 2 năm trở lại đây sản phẩm của chị được mở rộng tiêu thụ ra các thị trường lớn như thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thành phía Bắc và Campuchia. Để có được những mẻ chuối sấy dẻo thơm ngon, chị Thủy luôn cẩn thận trong việc lựa chọn nguyên liệu và chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước đây, sản phẩm chuối xiêm sấy dẻo chủ yếu làm bằng thủ công, phụ thuộc vào thời tiết, nguồn hàng không ổn định nên chị Thủy đã đầu tư thêm máy sấy để phục vụ sản xuất lượng hàng lớn. Chị Trần Thị Bích Thủy cho biết, thời điểm trước dịch COVID-19 bùng phát, cơ sở thường thuê từ 6 – 8 nhân công để phụ giúp, nhưng do dịch bệnh phức tạp, hạn chế tập trung đông người nên tất cả các công đoạn hầu hết do tôi làm và thuê thêm 1 người nữa phụ giúp. Thời điểm cận Tết, lượng hàng nhiều nên công suất phải tăng gấp đôi mới kịp thời gian. Hiện tại, nguyên liệu để làm chuối sấy dẻo chủ yếu do nhà trồng nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất nên thời gian tới tôi dự định thu mua thêm chuối của bà con trong vùng để làm chuối sấy dẻo, tạo điều kiện cho các chị em trong vùng có thêm thu nhập từ cây chuối. “Năm nay, ảnh hưởng tình hình dịch bệnh nên sức mua tại chỗ không tăng nhưng nhu cầu từ các tỉnh ngoài là rất lớn. Bình quân mỗi ngày cơ sở sản xuất từ 30 - 50kg trở lên tùy theo đơn đặt hàng. Sản phẩm bán ra thị trường có có giá 50 ngàn/kg (tùy thời điểm). Niềm vui lớn năm nay là sản phẩm của Cơ sở Minh Quân đạt chuẩn 3 sao OCOP cấp tỉnh. Đây là thành công bước đầu để cơ sở tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ”, chị Thủy phấn khởi nói. Chủ tịch UBND xã Khánh Thuận, huyện U Minh Trần Công Mười cho biết, thời gian qua, cơ sở sản xuất chuối sấy Minh Quân đã có nhiều đổi mới, sáng tạo ra những sản phẩm chất lượng từ cây chuối, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Thời gian tới, xã tiếp tục tạo điều kiện kết nối hỗ trợ tạo đầu ra cho sản phẩm, hướng dẫn bà con cách làm các sản phẩm từ cây chuối địa phương để nhân rộng mô hình.Tết này những sản phẩm từ chuối địa phương có mặt trên thị trường, đây là tín hiệu vui để bà con trong vùng tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm từ chuối, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối thị trường sản phẩm OCOP và nông sản của địa phương trong thời gian tới, UBND tỉnh Cà Mau cho biết vừa có công văn chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công Thương; Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện và thành phố Cà Mau tăng cường quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của địa phương. Bên cạnh đó sẽ nhằm thúc đẩy xây dựng các sự kiện giới thiệu, kết nối và phân phối sản phẩm gắn với các hình thức giỏ quà OCOP Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 của từng địa phương, góp phần nâng cao hình ảnh, giá trị văn hóa, tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận và sử dụng sản phẩm OCOP.Song song đó là tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của tỉnh, đặc biệt là đẩy mạnh kết nối cung - cầu, mở rộng thị trường, các kênh phân phối nội địa…/.
Tin liên quan
-
Thị trường
Độc đáo giỏ quà Tết từ nông sản sạch
15:37' - 23/01/2022
Thị trường giỏ quà Tết Nhâm Dần năm 2022 tại Bà Rịa - Vũng Tàu đang vào mùa cao điểm. Vài năm trở lại đây, thị trường giỏ quà Tết chứng kiến sự lên ngôi của các loại nông sản sạch.
-
Hàng hoá
Giá hoa Tết tại Bà Rịa - Vùng Tàu tăng nhẹ
13:47' - 22/01/2022
Thời điểm này, các làng trồng hoa Tết trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bắt đầu nhộn nhịp cảnh mua bán. Những chiếc xe tải lớn ra vào chở các chậu hoa từ các vườn đi khắp nơi tiêu thụ.
-
Kinh tế tổng hợp
Rộn ràng "Phiên chợ ngày Tết" ở Đà Nẵng
12:45' - 22/01/2022
“Phiên chợ ngày Tết” có nhiều hoạt động sôi nổi như: Gian hàng phiên chợ Tết; hoạt động khám phá, trải nghiệm; trò chơi dân gian; khám phá ẩm thực; trình diễn văn nghệ...
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.
-
Thị trường
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 10,3%
19:55' - 03/07/2025
Cục Hải quan cho biết tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng/2025 ước đạt 431,49 tỷ USD (tăng 16,0%, tương ứng tăng 59,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước).
-
Thị trường
Kết nối tiêu thụ vải thiều ở các doanh nghiệp khu công nghiệp Bắc Ninh
18:19' - 03/07/2025
Nhiều lô vải thiều đã được đưa đến doanh nghiệp, được bảo quản trong kho lạnh để bảo đảm chất lượng trước khi đưa đến người tiêu dùng.
-
Thị trường
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần
15:32' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.217 lô sầu riêng tươi với sản lượng gần 130.000 tấn.