Đại biểu HĐND Tp. Hà Nội cho ý kiến về việc hạn chế phương tiện giao thông cá nhân
Chiều 3/7, tại kỳ họp thứ 4, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016 - 2021, các đại biểu đã thảo luận, quyết nghị nhiều vấn đề nhằm giải quyết bức xúc dân sinh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Các đại biểu đánh giá cao những kết quả Hà Nội đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2017 về kinh tế - xã hội, thu, chi ngân sách, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề như quản lý quy hoạch, trật tự đô thị...Tuy nhiên, các đại biểu còn băn khoăn, mặc dù tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm của Hà Nội đạt khá (7,37%), song chưa đạt mục tiêu (kế hoạch tăng trưởng cả năm là 8,5 đến 9%).
Vốn đầu tư xã hội tăng 9,9%, thấp hơn cùng kỳ năm 2016 (kế hoạch năm là 11 đến 12%).
Số lượng khách du lịch tăng song cần quan tâm đến chất lượng dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch đặc sắc để tăng giá trị doanh thu du lịch, đóng góp cao hơn trong tăng trưởng kinh tế Thủ đô, nhân dân khu vực nông thôn vẫn thiếu nước sạch, tình trạng ngập lụt vẫn diễn ra...
Trên địa bàn thành phố vẫn tồn tại nhiều vấn đề gây bức xúc như ô nhiễm môi trường nước, không khí; công tác quản lý vận hành chung cư; tình trạng mất nước ở một số khu dân cư, chung cư..., cùng với đó, vi phạm về trật tự xây dựng vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp có chiều hướng gia tăng; các công trình “siêu mỏng, siêu méo” tồn đọng cũ và ở một số tuyến đường mới mở chậm được xử lý dứt điểm.Tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh vẫn xảy ra tại nhiều địa bàn...
Đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng: Hà Nội cần hạn chế phương tiện giao thông cá nhân do sự phát triển của thành phố không theo kịp tốc độ phát triển phương tiện giao thông cá nhân, ngân sách đầu tư cho giao thông của thành phố còn khó khăn trong khi tốc độ phương tiện cá nhân tăng tốc độ chóng mặt, ùn tắc giao thông thêm trầm trọng, ô nhiễm không khí...Hà Nội cần thực hiện cả chính sách "kéo" là hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nhưng cũng phải thực hiện chính sách "đẩy" là phát triển giao thông công cộng, trợ giá cho xe buýt, nhằm giúp người dân an tâm sử dụng dịch vụ giao thông công cộng.
Đại biểu Dương Đức Tuấn cũng cho rằng: Trên địa bàn thành phố, diện tích đất dành cho giao thông tĩnh mới chỉ được 8 đến 10%, giao thông tĩnh chưa hoàn chỉnh theo hạ tầng kỹ thuật nên việc bố trí chiếm vỉa hè lòng đường vẫn diễn ra.Hà Nội cần tiếp tục nghiên cứu các giải pháp trước mắt để nâng cao hiệu quả giao thông tĩnh, thúc đẩy phát triển dịch vụ thương mại du lịch, trông giữ phương tiện của nhân dân; đẩy mạnh giao thông đô thị, đường sắt đô thị, kiểm soát chặt chẽ các công trình xây dựng cao tầng, đảm bảo an sinh xã hội.
Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai nêu: Thành phố cần chỉ rõ nguyên nhân chủ quan của tốc độ tăng trưởng GRDP, huy động vốn đầu tư xã hội chưa đạt mục tiêu; công tác quản lý trật tự xây dựng, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đô thị, đặc biệt vi phạm quản lý đất đai.Phân tích kỹ nguyên nhân chủ quan của 3 chỉ số thành phần thuộc chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) đạt rất thấp (Công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; tham gia của người dân ở cấp cơ sở).
Các đại biểu cho rằng, trong thời gian tới thành phố cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của HĐND thành phố, trọng tâm là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ rào cản hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo mọi thuận lợi để thúc đẩy phát triển.Bên cạnh đó là tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; điều hành ngân sách chủ động, tích cực, đảm bảo an sinh xã hội và cân đối ngân sách.
Thành phố tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển; thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, tài sản nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Chiều cùng ngày, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã thảo luận và quyết nghị về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2017 của thành phố Hà Nội; danh mục các dự án khởi công mới thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn của thành phố giai đoạn 2017-2020; điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2017; dự án, công trình chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2017 và quyết nghị về mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2017 - 2018.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội sẽ khởi công 117 dự án mới trong giai đoạn 2017-2020
17:58' - 03/07/2017
103 dự án xây dựng cơ bản tập trung của thành phố và 14 dự án ngân sách thành phố hỗ trợ ngành dọc khởi công mới trong giai đoạn 2017 - 2020 với kế hoạch vốn thực hiện là 21.747 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội sẽ siết chặt kỷ cương trong quản lý đô thị
13:16' - 03/07/2017
Hà Nội siết chặt kỷ cương trong quản lý đô thị; tăng cường công tác đảm bảo trật tự và văn minh đô thị; xử lý nghiêm những vi phạm về trật tự xây dựng, an toàn giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Nợ đọng ngân sách còn lớn
12:24' - 03/07/2017
Theo Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, vẫn còn một số khoản thu đạt thấp so với dự toán, nợ đọng ngân sách còn lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp làm gì để "chung sống" với thuế đối ứng của Hoa Kỳ?
12:13'
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế đối ứng với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam không chỉ là thách thức trước mắt mà còn đặt ra yêu cầu lâu dài trong việc thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý đất đai khi hợp nhất và sắp xếp đơn vị hành chính
10:46'
Nam Định đang siết chặt quản lý đất đai nhằm tránh tình trạng lợi dụng thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Malaysia: Thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện và đi vào chiều sâu
10:14'
Chuyến thăm chính thức Malaysia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tiếp thêm động lực thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và đi vào chiều sâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài cuối: Giải pháp phù hợp với khả năng người Việt
09:58'
Để chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam cần quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng với hệ thống các chính sách hỗ trợ kịp thời.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài 1: Khó khăn phân loại rác thải nhựa tại nguồn
09:57'
Trong tiến trình chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có khó khăn phân loại rác thải nhựa tại nguồn.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Ban chỉ đạo thực hiện sáp nhập Lâm Đồng – Bình Thuận - Đắk Nông
09:20'
Ngày 24/5, Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết, để phục vụ cho việc sáp nhập, Tỉnh ủy các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo hợp thực hiện nhất 3 tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
08:43'
Sáng 24/5, Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước theo nghi thức Quốc tang đã được tổ chức trọng thể tại Nhà Tang lễ Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội mới trong họp tác dệt may Việt Nam - Ấn Độ
08:02'
Ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ đang đứng trước cơ hội hợp tác chiến lược mới khi hai bên có thể bổ trợ cho nhau trong chuỗi cung ứng toàn cầu.