Đại dịch COVID-19 đưa đến những thay đổi vĩnh viễn trong nền kinh tế toàn cầu
Đại dịch COVID-19 sẽ định hình cách chúng ta làm việc, chi tiêu và đi lại cũng như định hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong nhiều năm tới. Một số thay đổi đã trở nên rõ ràng. Sự thay thế của robot trong những công việc tại nhà máy hay trong lĩnh vực dịch vụ sẽ gia tăng, trong khi nhân viên văn phòng sẽ làm việc tại nhà nhiều hơn.
Tình trạng bất bình đẳng giữa các nước và ở mỗi quốc gia sẽ lớn hơn. Các chính phủ sẽ đóng vai trò lớn hơn trong cuộc sống của người dân, chi tiêu nhiều hơn và cũng nợ nhiều hơn.
*Thâm hụt ngân sách tăng Việc các nhà chức trách giám sát chuyện người dân đi đâu và gặp ai, trả lương cho người lao động khi người sử dụng họ không có khả năng chi trả đã trở thành điều bình thường. Ở những nước mà ý tưởng về thị trường tự do đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, các mạng lưới an toàn phải được tăng cường. Thâm hụt ngân sách đã gia tăng khi các chính phủ hành động để bảo vệ nền kinh tế trước đại dịch. Theo McKinsey & Co, mức thâm hụt ngân sách của các chính phủ trên khắp thế giới lên đến 11.000 tỷ USD trong năm nay. Vấn đề được đặt ra là liệu những khoản chi như vậy có thể kéo dài trong bao lâu và khi nào thì người đóng thuế bắt đầu phải tham gia.Ít nhất, ở các nền kinh tế phát triển, các mức lãi suất siêu thấp và các thị trường tài chính chưa bị xáo trộn không cho thấy một cuộc khủng hoảng trong tương lai gần. Về dài hạn, các ý kiến cùng nhất trí rằng các chính phủ có nhiều khả năng chi tiêu hơn trong điều kiện lạm phát thấp và nên sử dụng chính sách tài khóa một cách chủ động hơn để điều hành nền kinh tế.
*Các điều kiện tài chính dễ dàng hơn Các ngân hàng trung ương bị cuốn trở lại vào việc in tiền. Lãi suất đã xuống đến các mức thấp kỷ lục. Các ngân hàng trung ương đã tăng cường nới lỏng định lượng, mua trái phiếu doanh nghiệp cũng như chính phủ. Tất cả những can thiệp về tiền tệ này đã tạo ra những điều kiện tài chính dễ dàng nhất trong lịch sử và một làn sóng đầu tư vì mục đích đầu cơ. Tuy nhiên, các chính sách của các ngân hàng trung ương sẽ khó đảo ngược, đặc biệt là khi các thị trường lao động vẫn chưa phục hồi và các doanh nghiệp vẫn tiếp tục các kế hoạch cắt giảm chi phí.Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã hạ lãi suất trong năm nay. Lịch sử cho thấy các lần đại dịch đã khiến lãi suất giảm trong một thời gian dài. 1/4 thế kỷ sau khi đại dịch bùng phát, lãi suất thường giảm khoảng 1,5 điểm phần trăm so với bình thường.
*Nợ và các doanh nghiệp “xác sống” Các chính phủ đã cấp các khoản tín dụng như một chiếc phao cứu sinh trong đại dịch và các doanh nghiệp đã nắm lấy. Kết quả là nợ doanh nghiệp ở các nước phát triển tăng. Ngân hàng Thanh toán quốc tế tính toán rằng các doanh nghiệp phi tài chính đã vay ròng 3.360 tỷ USD trong nửa đầu năm 2020. Với doanh thu trong nhiều lĩnh vực giảm do các biện pháp phong tỏa và sự thận trọng của người tiêu dùng và mức lỗ được ghi vào bản cân đối kế toán, những điều kiện cho một cuộc khủng hoảng lớn về thanh toán của doanh nghiệp đã hội tụ. Những doanh nghiệp “xác sống” với doanh thu không đủ chi phí đang gánh số nợ chưa từng có là 2.000 tỷ USD. *Những khác biệt lớn Các nước nghèo không đủ nguồn lực để bảo vệ việc làm và doanh nghiệp hoặc đầu tư cho vaccine như cách mà các nước giàu đã làm và sẽ phải "thắt lưng buộc bụng" sớm hơn nếu không sẽ bị rơi vào khủng hoảng tiền tệ và thất thoát vốn. Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo đại dịch đang khiến một thế hệ lại rơi vào đói nghèo và khủng hoảng nợ, và các nước đang phát triển có nguy cơ bị thụt lùi một một thập kỷ. Các nước chủ nợ trong nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới đã có một số động thái nhằm giảm bớt khó khăn cho các nước đi vay nghèo nhất, nhưng bị chỉ trích khi chỉ giảm nợ có hạn chế và không kêu gọi được sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân. *Đà phục hồi theo hình chữ K Những người làm các công việc có mức lương thấp trong lĩnh vực dịch vụ thường phải tiếp xúc nhiều hơn với khách hàng có xu hướng sẽ bị mất việc đầu tiên khi các nền kinh tế bị phong tỏa. Và các thị trường tài chính, nơi mà các tài sản chủ yếu hầu như thuộc về những người giàu, phục hồi nhanh hơn các thị trường việc làm. Sự phục hồi như vậy được cho là theo hình chữ K. *Robot thay thế con người Đại dịch đã gây ra những lo ngại mới về việc tiếp xúc trực tiếp trong những lĩnh vực mà việc giãn cách xã hội là khó khăn như bán lẻ, khách sạn và xếp kho. Một giải pháp là thay thế con người bằng robot. Nghiên cứu cho thấy tự động hóa thường được thúc đẩy trong thời kỳ suy thoái.Trong đại dịch, các công ty đẩy mạnh các công việc trên máy như kiểm soát khách ra vào khách sạn, thái salad ở các nhà hàng hay thu phí ở các trạm thu phí. Và mua sắm trực tuyến được nhiều người lựa chọn hơn. Những đổi mới này sẽ khiến các nền kinh tế năng suất hơn. Nhưng khi tình hình an toàn để người lao động trở lại làm việc, một số công việc sẽ không còn. Con người thất nghiệp càng lâu, những kỹ năng của họ càng dễ bị bào mòn.
*Làm việc từ xa là lựa chọn mớiMột nghiên cứu cho thấy 2/3 GDP của Mỹ trong tháng Năm là từ những người làm việc tại nhà. Nhiều công ty đã yêu cầu nhân viên vẫn làm việc từ xa trong năm 2021 và một số cho biết sẽ luôn cho phép làm việc linh hoạt. Làm việc từ xa gần như đã vượt qua được phép thử công nghệ, mang lại cho các doanh nghiệp và người lao động những lựa chọn mới.
*Hoạt động đi lại không như trước Một số dạng đi lại đã gần như dừng hẳn. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, lượng khách du lịch quốc tế giảm 72% trong năm nay (tính đến tháng 10).1/4 số chuyến công tác sẽ biến mất vĩnh viễn khi các cuộc họp chuyển sang trực tuyến. Các chuyến đi nghỉ bị hủy và các sự kiện lớn như lễ hội và hòa nhạc bị hoãn và khi được nối lại, các hoạt động có thể không như trước. Khách du lịch có thể phải mang theo các giấy chứng nhận y tế bắt buộc và đáp ứng các yêu cầu mới về an ninh. *Toàn cầu hóa được điều chỉnh Khi các nhà máy ở Trung Quốc đóng cửa khi dịch bùng phát, các chuỗi cung ứng ở khắp nơi là bị ảnh hưởng và các doanh nghiệp cũng như các chính phủ xem xét lại về sự phụ thuộc vào công xưởng của thế giới này. NA-KD.com của Thụy Điển đã chuyển một phần hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Thổ Nhĩ Kỳ sau khi việc giao hàng bị đình trệ. Đó là một ví dụ về sự điều chỉnh của quá trình toàn cầu hóa. *Chống biến đổi khí hậu Trước đại dịch, các nhà hoạt động môi trường đã đưa ra các lý thuyết về đỉnh cao của dầu mỏ, tức sản lượng dầu sẽ đạt mức đỉnh điểm sau đó sẽ giảm xuống, khi sự gia tăng xe điện có thể vĩnh viễn làm giảm nhu cầu với một trong những nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất. Nhưng khi các máy bay dừng bay và người dân ở trong nhà trong năm 2020, thậm chí cả các tập đoàn dầu mỏ lớn như BP cũng cảm thấy mối đe dọa thực sự từ cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Các chính quyền từ California (Mỹ) tới Anh đã thông báo kế hoạch cấm bán xe chạy xăng và dầu vào năm 2035. Và ông Joe Biden đã đắc cử Tổng thống Mỹ nhờ cam kết Mỹ sẽ tái tham gia Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu./.Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Loạt số liệu ấn tượng cho mùa mua sắm cuối năm 2024
12:34'
Một loạt báo cáo của các công ty theo dõi thị trường cho thấy hoạt động bán hàng trực tuyến tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trên toàn cầu trong mùa mua sắm cuối năm.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật
08:03'
Rạng sáng 4/12 theo giờ địa phương, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tuyên bố dỡ bỏ Thiết quân luật.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc đua công nghệ xanh toàn cầu: EU mạnh tay đầu tư
07:48'
Liên minh châu Âu (EU) sẽ dành 4,6 tỷ euro để hỗ trợ sản xuất pin xe điện, sản xuất hydro tái tạo và các công nghệ giảm phát thải carbon khác.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc duy trì đà tăng trưởng trong quý IV/2024
07:00'
Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì đà tăng trưởng trong quý IV/2024, đáp ứng kịp thời các mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ nước này đã đề ra.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc ban bố lệnh thiết quân luật khẩn cấp
22:11' - 03/12/2024
Theo hãng tin Yonhap, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 3/12 đã ban bố tình trạng thiết quân luật, cáo buộc phe đối lập “có các hoạt động chống nhà nước và âm mưu nổi loạn”.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc siết chặt xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng sang Mỹ
17:46' - 03/12/2024
Theo Tân Hoa xã, Bộ Thương mại Trung Quốc đã công bố các biện pháp siết chặt kiểm soát việc xuất khẩu mặt hàng lưỡng dụng sang Mỹ, trong đó có gali, germani, antimon và vật liệu siêu cứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU và MERCOSUR có thể chưa ký được FTA
17:28' - 03/12/2024
Sự vắng mặt của người đứng đầu EC von der Leyen tại Hội nghị thượng đỉnh MERCOSUR làm dấy lên nghi ngờ FTA giữa EU và MERCOSUR có thể không được ký kết trong những ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ ngăn chặn tập đoàn thép Nhật Bản thâu tóm US Steel
14:45' - 03/12/2024
Ngày 2/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ "ngăn chặn" kế hoạch của tập đoàn thép Nippon Steel (Nhật Bản) mua lại tập đoàn thép US Steel của Mỹ với giá 14,9 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Ba công nghệ đột phá để truy xuất nguồn gốc thực phẩm
12:13' - 03/12/2024
Blockchain tạo ra luồng dữ liệu độc lập và có thể kiểm toán dọc theo chuỗi giá trị, qua đó đảm bảo tính xác thực.