Đại hội XIII của Đảng: Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế-xã hội
Chiều 26/1, bên lề Đại hội XIII của Đảng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN để làm rõ những “nội hàm mới” trong ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, nhằm khơi dậy khát vọng Việt Nam thịnh vượng; đồng thời khẳng định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế-xã hội thời gian tới.
* Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết, những điểm mới trong Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng về phát triển kinh tế-xã hội đất nước?
* Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Liên quan đến Dự thảo Văn kiện trình Đại hội, công tác xây dựng Đảng được nhiều đại biểu quan tâm, đều thống nhất và khẳng định vai trò của Đảng cầm quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đất nước. Các đại biểu mong đợi, Đại hội sẽ có những điểm mới để củng cố, phát triển hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế-xã hội.
Bên cạnh đó, các ý kiến mong đợi, Đại hội XIII sẽ lựa chọn ra được đội ngũ cán bộ lãnh đạo có tâm, có tầm để bố trí công tác phù hợp, phát huy tối đa năng lực, trình độ, cũng như khả năng lãnh đạo để cống hiến cho sự phát triển của đất nước.
Cùng với đó, các ý kiến đã khẳng định vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước trong thực hiện định hướng lớn của Đảng, phát triển, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo theo quy định của Hiến pháp. Về phát triển kinh tế tập thể, Dự thảo Văn kiện nêu ra những khái niệm nội hàm về kinh tế tập thể hiệu quả, hiện đại; từ khâu lập pháp, quy định pháp luật về kinh tế tập thể...
Đối với vai trò của kinh tế tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đại biểu thống thống nhất, đây là hai lực lượng mạnh, đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế; tuy nhiên cần có sự quản lý, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là mục tiêu đến năm 2025 có 1,5 triệu doanh nghiệp đang hoạt động.
Bên cạnh tiêu chí số lượng, các đại biểu cho rằng, cần xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng và hiệu quả để có được số lượng doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, cân đối hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường.
* Phóng viên: Thứ trưởng đánh giá thế nào về vai trò của người đứng đầu trong công tác hoạch định chiến lược đối với lĩnh vực đầu tư công?
* Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Ngay trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII, trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã nêu rõ vai trò của người đứng đầu, trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo. Đây là hai nội dung cốt lõi của công tác cán bộ, trong đó liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu trong lĩnh vực cụ thể.
Vai trò của người đứng đầu không chỉ là vấn đề lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành mà còn liên quan đến tầm nhìn chiến lược, trí tuệ của người lãnh đạo trong công tác xây dựng kế hoạch đầu tư công hiệu quả của mỗi đơn vị, địa phương.
Liên quan đến vấn đề đầu tư công “có tiền mà không tiêu được”, trước đây khi làm kế hoạch bao giờ cũng mong muốn “xin được càng nhiều tiền càng tốt”. Tuy nhiên, theo quy định mới về hiệu quả đầu tư hiện nay, “xin được nhiều tiền thì phải tiêu được”, phải tiêu đúng, tiêu có chất lượng, không thể làm dàn trải bởi các quy trình về phê duyệt một dự án rất chặt chẽ, có sự tham gia của nhiều bên, đặc biệt là vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân.
Với vai trò là một trong những cơ quan tham mưu chính trong vấn đề xây dựng các báo cáo về kinh tế-xã hội, tôi mong muốn văn kiện sẽ là một tài liệu gốc mang tính “mở đường”, Đảng đề ra chủ trương, đường lối trước, sau đó các bộ, ngành, địa phương sẽ triển khai cụ thể.
* Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết, những điểm nhấn của 3 đột phá chiến lược nhằm tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới?
* Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Trong quá trình Dự thảo, có rất nhiều ý kiến về các đột phá chiến lược trong giai đoạn sắp tới. Có những ý kiến cho rằng có thể nhiều hơn 3 đột phá; có ý kiến cho rằng, có thể cập nhật lại nội hàm của các đột phá hoặc thay đổi đột phá...
Để tổng hợp các ý kiến, Thường trực Tổ biên tập Báo cáo kinh tế-xã hội rút lại vấn đề, cần tiếp tục thực hiện 3 đột phá nhưng có cập nhật những “nội hàm mới” trong ba đột phá chiến lược, trong đó đột phá lớn nhất về nguồn nhân lực và hạ tầng.
Đột phá về hạ tầng không chỉ có “hạ tầng cứng” như cầu đường, mặt bằng cơ sở sản xuất, giao thông, điện nước... mà còn có “hạ tầng mềm” - chuyển đổi nền kinh tế số, như trong phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sáng 26/1, đã nhắc hai lần về vấn đề này. Nội hàm của đột phá trong hạ tầng có phân biệt “hạ tầng cứng và “hạ tầng mềm”, trong đó trọng tâm với những hạ tầng lớn có tác động lan tỏa và thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh.
Đột phá về nguồn nhân lực đã lồng ghép nội dung phát triển về văn hóa, con người trở thành một động lực phát triển đất nước, khơi dậy khát vọng phát triển của mỗi người về một Việt Nam thịnh vượng - như phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Cùng với đó, không thể thiếu nhiệm vụ lồng ghép khoa học-công nghệ trong phát triển nguồn nhân lực, bởi khoa học-công nghệ gắn liền với con người, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao. Chất lượng cao ở đây không chỉ cao về thể chất, mà còn cao về kỹ năng, trí tuệ; nếu người lao động không có 3 yếu tố đó, mãi chỉ là lao động có mức lương thấp, chủ yếu để người khác tận dụng, ít phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước.
Trong khi đó, nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu bức xúc trong việc xây dựng đất nước giai đoạn tới. Ngoài vấn đề giáo dục còn phải lồng ghép thêm vấn đề văn hóa, con người, vấn đề về trí lực, thể chất, khoa học công nghệ. Riêng về khoa học-công nghệ, có các nội hàm nhỏ như công nghệ lõi, công nghệ nguồn, công nghệ thông tin, kinh tế số... là những nội dung mới trong đột phá chiến lược.
Trong giai đoạn tới, điều kiện để thực hiện các đột phá này thuận lợi hơn so với giai đoạn trước, nhưng khó khăn, thách thức cũng không ít. Thứ nhất, hạ tầng lớn, kinh phí phải lớn - hay gọi là “cái vòng luẩn quẩn”. Kinh tế muốn phát triển, phải có hạ tầng; hạ tầng lớn, chi phí đầu tư lớn; chi phí đầu tư lớn phải có thu ngân sách lớn; thu ngân sách lớn, kinh tế phải phát triển; kinh tế muốn phát triển, phải có hạ tầng.
Để khắc phục “cái vòng” như thế này phải nhắc đến khái niệm đột phá, đặc biệt đột phá về hạ tầng, để phát triển ở tầm cao hơn hoặc chỉ theo xoáy “trôn ốc”. Đột phá này chắc chắn đặt ra bài toán lớn về huy động nguồn lực như sự hỗ trợ của Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), nợ công, bội chi..., tác động thêm vào quá trình vòng xoay để hạ tầng đi trước, sau đó mới kích thích kinh tế phát triển./.
* Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng: Xây dựng tổ chức Công đoàn là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng
18:55' - 26/01/2021
Trong suốt quá trình phát triển của đất nước, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã tích cực vận động giai cấp công nhân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng: Giữ vững "cơ đồ", tận dụng thời cơ bứt phá
17:42' - 26/01/2021
Chia sẻ bên lề Đại hội, nhiều đại biểu đã bày tỏ tin tưởng, kỳ vọng vào sự phát triển toàn diện của đất nước, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng: Tin tưởng đất nước tiếp tục có bước phát triển mới
14:15' - 26/01/2021
Nhiều đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng đã bày tỏ đồng tình, ủng hộ cao đối với Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng: Cấp căn cước sẽ chỉ mất từ 5-10 phút
17:42' - 05/03/2021
Các đơn vị thuộc Công an thành phố Đà Nẵng đang thực hiện nhiều biện pháp để rút ngắn thời gian cấp Căn cước công dân, cố gắng để thủ tục cấp thẻ cho mỗi người chỉ gói gọn trong khoảng 5 - 10 phút.
-
Kinh tế Việt Nam
Đã tiêm thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 Nano Covax giai đoạn 2 cho 367 người
16:43' - 05/03/2021
Các tình nguyện viên được tiêm hai mũi vaccine ngừa COVID-19 Nano Covax, mỗi mũi cách nhau 28 ngày.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiêm vaccine ngừa COVID-19: Phải bảo đảm an toàn ở mức cao nhất có thể
15:26' - 05/03/2021
Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức việc tiêm ngừa một cách an toàn, hiệu lực, hiệu quả; phải bảo đảm an toàn ở mức cao nhất có thể, nếu có sự cố thì phải bình tĩnh xử lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án đầu tư cấp mới tại Nghệ An tăng gấp hơn 2 lần
13:12' - 05/03/2021
Tại Nghệ An, từ đầu năm 2021 đến nay đã có thêm 14 dự án đầu tư được cấp mới với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 5.547,61 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Không để địa phương đàm phán trực tiếp với doanh nghiệp mua vaccine COVID-19
11:46' - 05/03/2021
“Vaccine là vấn đề đặc biệt nhạy cảm, Bộ Y tế phải là đầu mối điều phối thống nhất, không thể để xảy ra tình trạng các địa phương đàm phán trực tiếp với doanh nghiệp mua vaccine”.
-
Kinh tế Việt Nam
Cấm các phương tiện thủy neo đậu khu vực vùng đệm ven bờ vịnh Hạ Long
11:33' - 05/03/2021
Kể từ ngày 4/3, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cấm các tổ chức, cá nhân neo đậu phương tiện thủy tại khu vực vùng đệm ven bờ vịnh Hạ Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng thành lập Hội đồng Chuyên gia tư vấn Chuyển đổi số
10:35' - 05/03/2021
UBND thành phố Đà Nẵng vừa có Quyết định 698/QĐ-UBND thành lập Hội đồng Chuyên gia tư vấn Chuyển đổi số thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủy điện Thượng Nhật được phép tích nước
09:46' - 05/03/2021
Theo Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên – Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có văn bản cho phép chủ đầu tư Nhà máy Thủy điện Thượng Nhật tích nước nhưng ràng buộc nhiều nội dung cam kết.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Bình: Gấp rút sửa chữa lớn, đảm bảo cấp điện cho người dân
22:02' - 04/03/2021
Công ty Điện lực Quảng Bình đã và đang tiếp tục tích cực duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp các công trình lưới điện trên địa bàn tỉnh.