Đại sứ Việt Nam tại LHQ: Cần thiết đầu tư hạ tầng công nghệ số ở vùng sâu vùng xa
Khóa họp lần thứ 59 của Ủy ban Phát triển Xã hội của Liên hợp quốc (CsoD) đang diễn ra trực tuyến từ ngày 8-17/2 với chủ đề “Chuyển đổi công bằng xã hội hướng tới phát triển bền vững: Vai trò của công nghệ số đối với phát triển xã hội và phúc lợi cho tất cả mọi người”.
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ) dẫn báo cáo của Tổng Thư ký LHQ cho biết, đại dịch COVID-19 đặt ra những thách thức chưa từng có đối với phát triển xã hội và phúc lợi của mọi người trên toàn thế giới.
Bất bình đẳng, nghèo cùng cực, thất nghiệp, tiêu thụ quá mức, suy thoái môi trường, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu cũng tiếp tục gây tác động nghiêm trọng, cho thấy sự cần thiết phải chuyển đổi xã hội sang hướng phát triển bền vững.
Báo cáo cho rằng, công nghệ kỹ thuật số có thể góp phần giải quyết các thách thức này, thúc đẩy thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Các nước cần thúc đẩy chuyển đổi về mặt xã hội, thay đổi trong suy nghĩ và cách tiếp cận, từ theo đuổi lợi ích kinh tế và vật chất ngắn hạn sang tái cân bằng các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường nhằm xây dựng một tương lai bền vững chung cho tất cả mọi người.
Phát biểu tại Khóa họp, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Volkan Bozkir nhấn mạnh năm 2020 được cho là năm khởi động “Thập kỷ hành động” đẩy nhanh Chương trình nghị sự 2030, song thế giới lại đối mặt với sự thụt lùi lớn nhất về kinh tế, xã hội kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ông Bozkir cho rằng phải ưu tiên giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của bất bình đẳng, đề nghị hệ thống Phát triển LHQ tiếp tục hỗ trợ các quốc gia phục hồi trong giai đoạn hậu COVID-19 và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Bất cứ sự phục hồi nào cũng phải lấy con người làm trung tâm và các chính sách xã hội cần tính tới các nhu cầu cụ thể của những người bị ảnh hưởng nhất.
Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ, ông Munir Akram cho rằng các nước nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất trong đại dịch, do vậy cần thúc đẩy phục hồi với các chính sách giải quyết tình trạng bất bình đẳng.
Để thúc đẩy công nghệ kỹ thuật số và thu hẹp khoảng cách số, ông nhấn mạnh cần 428 tỷ USD để đầu tư cho băng thông rộng toàn cầu và đây là thời điểm cho sự đổi mới, sáng tạo và đoàn kết.
Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề kinh tế và xã hội, ông Lưu Chấn Dân khẳng định công nghệ đóng vai trò quan trọng để đạt được tất cả các mục tiêu, nhưng để khai thác đầy đủ tiềm năng của công nghệ, cần phải có hành động nhanh chóng để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số, thúc đẩy hội nhập và tạo điều kiện cho 3 tỷ người có thể truy cập Internet, nhấn mạnh phải bảo đảm các dịch vụ công có chất lượng và thúc đẩy cơ hội bình đẳng, cũng như đầu tư vào việc làm.
Thảo luận tại Khóa họp, từ thực tiễn quốc gia, các nước đã chia sẻ kinh nghiệm, các sáng kiến về chính sách xã hội, tạo điều kiện và phổ cập tiếp cận kỹ thuật số cho người dân, ứng dụng công nghệ để tăng cường sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ.
Phát biểu tại Khoá họp, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý nhấn mạnh việc tranh thủ các thành tựu của công nghệ số và giảm thiểu các tác động tiêu cực của nó sẽ giúp đẩy nhanh việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Để làm được điều này, Đại sứ Đặng Đình Quý cho rằng cần chú trọng vào vấn đề giáo dục và đào tạo kỹ năng khoa học-công nghệ. Các chính phủ cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ số, cung cấp dịch vụ với giá cả phù hợp, nhất là đối với các vùng sâu, vùng xa.
Các chính sách phát triển cần tính tới các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo cân bằng phục hồi kinh tế với phát triển bền vững.
Đại sứ nhấn mạnh cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế, kêu gọi các nước phát triển thực hiện cam kết hỗ trợ phát triển chính thức, đạt mục tiêu dành 0,7% tổng thu nhập quốc dân cho hỗ trợ phát triển chính thức các nước đang phát triển.
Đại sứ cũng nhấn mạnh chính phủ Việt Nam luôn coi con người là động lực phát triển đất nước.
Trên cơ sở đó, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách toàn diện, bền vững nhằm xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân, được cộng đồng quốc tế công nhận là nước thành công trong xóa đói giảm nghèo.
Chính phủ Việt Nam đã đặt ra mục tiêu kép là vừa ngăn chặn dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an sinh xã hội thông qua phát hành gói bảo trợ xã hội trị giá 2,6 tỷ USD.
Việt Nam cũng chú trọng ứng dụng kỹ thuật số để phục vụ phát triển và thực hiện các chính sách xã hội, cam kết thực hiện tích cực và đầy đủ các trách nhiệm của mình, đóng góp cho nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong thúc đẩy phát triển xã hội toàn cầu. /.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Khai mạc Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ II
11:13' - 23/12/2020
Ngày 23/12, diễn ra khai mạc Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ II do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Báo điện tử VnExpress tổ chức.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo nguy cơ lạm phát tăng
14:21' - 05/04/2025
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell cho rằng các mức thuế quan do Tổng thống Donald Trump áp đặt đang làm tăng nguy cơ thất nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo nguy cơ lạm phát tăng
14:20' - 05/04/2025
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell cho rằng các mức thuế quan do Tổng thống Donald Trump áp đặt đang làm tăng nguy cơ thất nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Các hiệp hội kinh tế Hàn Quốc kêu gọi ổn định chính trị, khôi phục kinh tế
12:34' - 05/04/2025
Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) đưa ra lời kêu gọi chấm dứt xung đột và tập trung nỗ lực vào việc ứng phó với các vấn đề kinh tế như cuộc chiến thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
UNCTAD: Nguy cơ căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng do thuế quan
08:19' - 05/04/2025
Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) ngày 4/4 đã ra thông báo đánh giá về nguy cơ căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang sau khi Mỹ công bố kế hoạch thuế quan mới.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF đánh giá lại rủi ro từ thuế quan Mỹ với kinh tế thế giới
13:30' - 04/04/2025
IMF hiện đang đánh giá đầy đủ các tác động kinh tế vĩ mô từ các biện pháp thuế quan mới được công bố.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng Giám đốc WTO: Thương mại toàn cầu sẽ sụt giảm khoảng 1% vì thuế quan mới của Mỹ
09:18' - 04/04/2025
Theo Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kế hoạch thuế quan mới được Mỹ công bố có thể khiến tổng khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu giảm khoảng 1% trong năm nay.
-
Ý kiến và Bình luận
Canada tuyên bố áp thuế đối với ôtô của Mỹ
08:09' - 04/04/2025
Thủ tướng Canada Mark Carney tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế quan có mục tiêu đối với ôtô sản xuất tại Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế tư nhân - trụ cột mới của nền kinh tế Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển
09:55' - 03/04/2025
Trong gần 40 năm Đổi mới, khu vực tư nhân đã chứng minh vai trò không thể thay thế trong việc tạo việc làm, thu hút đầu tư, đóng góp ngân sách và thúc đẩy sáng tạo.
-
Ý kiến và Bình luận
Quốc hội Brazil thông qua luật cho phép chính phủ đáp trả mức thuế quan của Mỹ
08:01' - 03/04/2025
Hạ viện Brazil đã thông qua luật cho phép Chính phủ của Tổng thống Lula da Silva được đưa ra các biện pháp trả đũa đối với quyết định thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Trump.