Đắk Lắk: Hàng chục hécta rừng bị chặt phá, lấn chiếm sang nhượng trái phép
Rừng, đất rừng bị thâu tóm vào tay những “đầu nậu đất” trước sự bất lực của chủ rừng, chính quyền các địa phương.
Chủ đích của việc phá rừng, phân chia đất mặt tiền dọc tuyến quốc lộ này được người dân “bật mí” để “đón đầu” dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 29 nối từ cửa khẩu Đắk Ruê (Đắk Lắk) và cảng Vũng Rô (Phú Yên).
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã về xã Cư M’Lan, ghi nhận tình trạng phá rừng, lấn chiếm, sang nhượng đất rừng ở đây.
Sau gần hai giờ đi xe máy dưới cái nắng khô khốc vùng biên giới Ea Súp, phóng viên đã tìm đến được tiểu khu 296, khu vực giáp danh giữa hai xã Cư M’Lan và Krông Na và “mục sở thị” tình trạng rừng bị tàn phá, đất rừng bị lấn ở đây.
Không cần mất công đi sâu vào rừng, chỉ đứng ngay Quốc lộ 29, khu vực khoảnh 4, tiểu khu 296 xã Cư M’Lan, phóng viên dễ dàng quan sát nhiều vạt rừng tự nhiên chạy dài dọc quốc lộ này đã bị đốn hạ bằng cưa xăng.
Hàng ngàn cây gỗ dầu, cà chít, gỗ tạp, từ nhóm IV đến nhóm VII có đường kính 20-40cm bị cưa hạ nằm la liệt, một số khoảnh rừng có gỗ đã được vận chuyển đi, số còn lại bị đốt cháy nham nhở.
Vị trí rừng vừa bị triệt hạ có tổng diện tích hơn 11 héc ta thuộc khoảnh 4, tiểu khu 296, xã Cư M’Lan giáp với tiểu khu 444, xã Krông Na.
Diện tích rừng này do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chế biến thực phẩm và Lâm nghiệp Đắk Lắk quản lý, bảo vệ.
Men theo Quốc lộ 29 khoảng 1km, chúng tôi nhận thấy dọc hai bên đường rừng đã biến mất hoàn toàn, vô số các lối mòn được mở ngang, dọc.
Nhiều diện tích đất đã được san, ủi bằng phẳng, cắm mốc phân chia để trồng cây ăn quả, nhiều ngôi nhà đã mọc lên để khẳng định chủ quyền đất dọc hành lang quốc lộ.
Tìm đến nhà bà Trần Huyền Trang, tiểu khu 296, Quốc lộ 29, phóng viên nhận thấy trên khoảnh đất 2.000m2 của bà Trang đã xây dựng cụm ba ngôi nhà gỗ, mái lợp tôn gồm nhà ở, nhà có ghi bảng hiệu lớp học tình thương, nhà làm đại lý bán vật tư nông nghiệp.
Bà Trang cho biết, diện tích đất trên được bà mua từ một người đàn ông dân tộc Dao với giá gần 200 triệu đồng. Khi phóng viên đề cập muốn xem giấy tờ mua đất, bà Trang quả quyết đất gia đình mua là đất các hộ dân khai hoang được, có nguồn gốc, có giấy tờ viết tay.
Tuy nhiên, bà Trang nói giấy tờ trên bà đã gửi ở nhà bố mẹ nên không đưa ra cho phóng viên xem được.
Một số hộ dân khác ở xã Cư M’Lan cho biết, thời gian gần đây một nhóm người đến chặt cây rừng dọc quốc lộ, dùng máy móc san ủi bằng phẳng, phân lô rao bán cho người dân, nhưng không thấy ai kiểm tra.Theo các hộ dân, việc mua bán, sang nhượng đất theo kiểu “thỏa thuận” như thế này giúp các đầu nậu “đút túi” một khoản tiền lớn từ đất rừng; các hộ dân bỏ tiền mua đất sẽ được cất nhà mặt tiền quốc lộ để chờ dự án, nếu không may bị nhà nước thu hồi đất vẫn được đền cây trồng, hoa màu, nhà ở của người dân đã gây dựng.
Ông Nguyễn Văn Quyến, Phó Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chế biến thực phẩm và Lâm nghiệp Đắk Lắk xác nhận: “Tình trạng phá rừng lấn chiếm đất tiểu khu 296, xã Cư M’Lan diễn ra một thời gian dài, các đối tượng lợi dụng phá rừng vào ban đêm, san ủi mặt bằng, dựng nhà, lực lượng bảo vệ rừng của đơn vị mỏng nên không thể kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng trên”.
Theo ông Trương Văn Dự, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ea Súp, trong thời gian qua, tình trạng dân di cư tự do đến những khu vực rừng của địa phương để phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp diễn ra rất phức tạp.
Riêng dọc tuyến Quốc lộ 29 đi qua địa bàn huyện, nạn phá rừng, chiếm đất không chỉ diễn ra trên lâm phần do Công ty Trách nhiệm Chế biến thực phẩm và Lâm nghiệp Đắk Lắk mà còn xảy ra trên những diện tích rừng do xã Cư M’Lan, Ea Bung quản lý.
Cùng với đó, tình trạng người dân lén lút mua bán, sang nhượng đất rừng trái pháp luật cũng ngấm ngầm diễn ra, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc xử lý.
Không chỉ phá rừng, lấn chiếm đất ở huyện Ea Súp, nhiều diện tích rừng tại khoảnh 6, tiểu khu 444 và khoảnh 3 tiểu khu 453, xã Krông Na, dọc hành lang Quốc lộ 29, thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Buôn Đôn cũng vừa bị triệt hạ.
Ông Lê Danh Khởi, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Buôn Đôn cho biết, đơn vị đang quản lý, bảo vệ 10.200 ha rừng, trong đó có 14 ha rừng dọc theo Quốc lộ 29.
Từ ngày 6 – 23/2, có gần 3 hécta rừng dọc Quốc lộ của đơn vị bị chặt phá trái phép. Rừng ở đây là rừng nghèo kiệt, chủ yếu là gỗ dầu, cá chít và gỗ tạp, các đối tượng phá rừng không nhằm mục đích lấy gỗ mà khả năng là để chiếm đất trái pháp luật, ông Khởi nhận định.
Theo bà H’Lan Niê Buôn Dap, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Buôn Đôn, việc dân di cư tự do sinh sống tại các tiểu khu 295 và 296, xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp khu vực giáp ranh với rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Buôn Đôn đã tạo ra những áp lực rất lớn cho việc quản lý bảo vệ rừng ở đây.
Các đối tượng phá rừng, lấn chiếm đất mặt tiền dọc Quốc lộ 29 khu vực giáp danh giữa hai huyện gây khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng, đất rừng.
Trước tình trạng này, Hạt Kiểm lâm đã cử 3 cán bộ để hỗ trợ Ban Quản lý rừng phòng hộ Buôn Đôn, tăng cường công quản lý bảo vệ rừng.
Cùng với đó, Hạt và chủ rừng đã hoàn thiện hồ sơ chuyển cơ quan công an huyện để điều tra làm rõ những vụ phá rừng ở khu vực này trong thời gian qua.
Trao đổi với phóng viên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk - Mai Văn Kiện cho biết, sau khi tiếp nhận báo cáo các vụ việc phá rừng ở những khu vực trên, Chi cục đã có văn bản yêu cầu Hạt Kiểm lâm hai huyện Buôn Đôn và Ea Súp phối hợp cùng với Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 1 (Chi cục Kiểm lâm tỉnh), chính quyền địa phương và các đơn vị chủ rừng tăng cường tuần tra, kiểm soát những điểm nóng về phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật, khai thác, chế biến, vận chuyển trái pháp luật.
Đồng thời, Chi cục báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo, xử lý vụ việc.
Tìm hiểu về chủ trương đầu tư xây dựng tuyến Quốc lộ 29, phóng viên được biết, ngày 9/1/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Công văn số 234/UBND-TH, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải về việc thực hiện Công văn số 69/BKHĐT-KCHTĐT ngày 4/1/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc bố trí vốn đầu tư xây dựng Quốc lộ 29 nối hai tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk.
Tuyến quốc lộ này đi qua hai huyện Buôn Đôn và Ea Súp chủ yếu là rừng và đất rừng của các công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phộ quản lý.
Việc người dân ngang nhiên chặt phá rừng, lấn chiếm, sang nhượng đất rừng, xây công trình nhà ở trái phép trên đất rừng dọc Quốc lộ 29 để trục lợi bất hợp pháp, diễn ra một thời gian dài nhưng không có cơ quan, đơn vị nào phát hiện, kiểm tra, xử lý; nguy cơ rừng tiếp tục bị chảy máu, đất rừng bị mua bán, sang nhượng trái pháp luật vẫn tiếp diễn, gây nguy cơ mất an ninh trật tự xã hội khi nhà nước đầu tư xây dựng tuyến quốc lộ này.
Các ngành chức năng Đắk Lắk cần vào cuộc quyết liệt để chặn đứng tình trạng này.
Thông tấn xã Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi thông tin vụ việc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng đất rừng tại Sóc Sơn
10:26' - 22/03/2019
Thanh tra thành phố Hà Nội vừa công bố Kết luận thanh tra số 1113TBKL – TTLN - P3 và số 1183 TBKL – TTLN - P3; trong đó, chỉ ra nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng đất rừng tại Sóc Sơn.
-
Kinh tế & Xã hội
Chủ đầu tư đã tháo dỡ khu nghỉ dưỡng trái phép trong rừng phòng hộ ở Quảng Nam
11:41' - 19/03/2019
Khu nghỉ dưỡng xây dựng trái phép trong rừng phòng hộ Trà Lý được xây dựng từ năm 2018 trên diện tích gần 3 ha.
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp kiểm soát, chống xâm nhập rừng trái phép
08:33' - 12/03/2019
Ông Bùi Văn Son, Chi Cục Phó Chi cục Kiểm lâm Đồng Tháp cho biết, theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương từ nay đến cuối tháng 3/2019, nhiệt độ tại tỉnh Đồng Tháp tăng cao, nắng nóng kéo dài.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản bị tín dụng đen quấy rối qua mạng
17:21'
Theo phản ánh từ các doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương, các tổ chức tín dụng đen lợi dụng thông tin cá nhân của người lao động, quấy rối doanh nghiệp qua mạng nhằm đòi nợ công nhân.
-
Kinh tế & Xã hội
Hải Phòng thu hút đầu tư vào nông nghiệp
17:12'
Dù nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của Hải Phòng nhưng vẫn luôn được quan tâm thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.
-
Kinh tế & Xã hội
Kinh tế cửa khẩu, động lực phát triển kinh tế của các địa phương phía Bắc
15:30'
Nhiều năm qua, các tỉnh đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, vận hành nền tảng cửa khẩu số giúp giảm chi phí, thời gian thông quan.
-
Kinh tế & Xã hội
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024
14:56'
Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024 có quy mô 100 gian hàng đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ, dự kiến đón khoảng 9.000 lượt khách đến tham quan và trải nghiệm.
-
Kinh tế & Xã hội
Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam – Venezuela
13:46'
Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị (UTM) của Việt Nam và Trường Đại học Andrés Bello (UCAB) của Venezuela vừa ký Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024-2029.
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn chú trọng triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
09:05'
Lạng Sơn được kỳ vọng tới năm 2030 trở thành một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
-
Kinh tế & Xã hội
Kon Tum xây dựng quy trình nâng cấp cửa khẩu với các nước bạn Lào và Campuchia
08:02'
Kon Tum có kế hoạch là triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung, giải pháp để mở các cặp cửa khẩu trong thời kỳ 2024 - 2030.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 22/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 22/11/2024. SXMB thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMB 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMB thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMB ngày 22/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 22/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 22/11/2024. XSMT thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMT 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMT thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMT ngày 22/11 Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.