Đảm bảo chăn nuôi an toàn, đáp ứng nhu cầu cho thị trường cuối năm
Tại hội nghị trực tuyến "Triển khai các giải pháp ổn định sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 25/10, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đang được nối lại, từng bước phục hồi.
Ngành chăn nuôi phải tổ chức thành chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ. Đây là đòi hỏi trước mắt và lâu dài để chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng.
"Nếu để sản xuất nhỏ lẻ sẽ không chỉ rất khó đảm bảo về tiêu thụ mà kể cả phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, từ nay đến cuối năm, chăn nuôi rất quan trọng vì đây là lĩnh vực còn dư địa phát triển để góp phần tăng trưởng ngành nông nghiệp.Thời gian vừa qua, do dịch COVID-19 nên tiêu thụ nông sản nói chung và thịt lợn, gia cầm bị ảnh hưởng rất lớn. Nhưng những ngày gần đây, giá lợn hơi tăng lên hàng ngày.
Tuy nhiên, cuối năm nguy cơ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cao, phức tạp. Nếu không làm tốt về thú y sẽ không đảm bảo hệ thống phòng chống dịch bệnh. Hiện tỷ lệ tiêm vaccine phòng cho gia súc, gia cầm ở các địa phương chưa cao.Chỉ có vaccine mới đáp ứng được việc phòng chống dịch bệnh hiệu quả, đồng thời cần đảm bảo quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, sức khỏe đàn vật nuôi.
Với những cơ sở an toàn dịch bệnh đã xây dựng được phải duy trì và củng cố phát triển, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm để vừa đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Theo Cục Chăn nuôi, đến đầu tháng 10/2021 tổng đàn lợn cả nước trên 28 triệu con, tăng 5%. Tổng đàn gia cầm khoảng 523 triệu con, tăng 4,4%. Đàn bò gần 6,3 triệu con, tăng 1,8%; trong đó đàn bò sữa trên 331 ngàn con… Đến nay, mặc dù các địa phương đã trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, lượng công nhân ở các địa phương vẫn chưa quay lại các thành phố lớn để làm việc, các trường họ vẫn đóng cửa, các quán ăn mở đón khách, khách du lịch với số lượng hạn chế do vậy mức tiêu dùng thực phẩm vẫn còn hạn chế.Khi kiểm soát tốt được dịch COVID-19 thì mọi hoạt động sẽ dần trở lại bình thường và nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sẽ tăng trong những ngày sắp tới.
Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cân đối cung cầu sản phẩm chăn nuôi cả nước theo từng vùng, từ nay đến cuối năm 2021 nếu kiểm soát tốt dịch bệnh đối với người, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm thì cơ bản chủ động được nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu, kể cả nhu cầu cho Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cũng nhận định, giá sản phẩm gia cầm, gia súc sẽ tiếp tục tăng, nhưng vẫn đảm bảo đủ nguồn cung thực phẩm cho cuối năm trong mọi tình huống. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương cần mở cửa thì nhu cầu tiêu dùng tăng sẽ khiến giá sản phẩm tăng lên. Nhưng quan trọng là cuối năm ngành cần kiểm soát tốt dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Nếu dịch bệnh bùng phát sẽ khiến nông dân bán tháo, bán chạy và sẽ làm giá đi xuống, ông Nguyễn Thanh Sơn chỉ ra. Về vấn đề giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao, ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc cấp cao Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam cho hay, nguyên liệu ngô chiếm 45% trong công thức phối trộn, khô đậu trên 20%, cám gạo trên 10%... Từ tháng 9/2020 đến tháng 5/2021, các nguyên liệu này trên thế giới tăng rất nhiều, từ 30-70%. Từ tháng 5/2021, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có giảm dần. Nhưng do dịch COVID-19 nên cước vận chuyển từ tháng 4/2021 tăng rất nhanh. Trước đây, chi phí vận chuyển từ Mỹ về Việt Nam khoảng 40 USD/tấn, nay lên tới 120 USD/tấn. Tương đương chi phí tăng từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng/kg. Như vậy, giá ngô phải "cõng" thêm khoảng 30% do cước vận chuyển. Dự báo đầu năm 2022 giá cước vận chuyển có thể giảm. Để phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn trong nước, ông Vũ Anh Tuấn cho rằng, Nhà nước cần có chính sách khuyến kích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất các thành phần nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Nhà nước cần có chính sách để nông dân có cơ hội tiếp cận nguồn vốn, có cơ hội tái chăn nuôi, nhất là sau thua lỗ trong thời gian dịch COVID-19. Phát triển chăn nuôi trong thời gian tới, theo ông Nguyễn Văn Trọng, các địa phương rà soát, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất như: giống, thức ăn, máy móc thiết bị, vật tư… để xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức sản xuất cụ thể trong mọi tình huống.Các địa phương đã khống chế được dịch COVID-19 cần đẩy mạnh phát triển sản xuất để hỗ trợ và bù đắp lại phần thiếu hụt cho các tỉnh phía Nam khi dịch COVID-19 chưa được khống chế.
Các địa phương tiếp tục khôi phục, tăng đàn lợn; ổn định phát triển đàn gia cầm, gia súc ăn cỏ và phát triển một số loại vật nuôi lợi thế trong điều kiện có dịch COVID-19 và sau dịch. Địa phương tăng cường chỉ đạo triển khai mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, tăng cường chăn nuôi theo hướng hữu cơ trong chuỗi nông nghiệp tuần hoàn. Tăng cường sản xuất theo chuỗi sản phẩm, xây dựng mã định danh cho cơ sở chăn nuôi, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm, chế biến sâu để nâng cao giá trị. Các hộ chăn nuôi tăng cường xây dựng liên kết ngang như thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác... để tiếp cận vào chuỗi của các doanh nghiệp, chủ động tiêu thụ sản phẩm và cân đối cung cầu. Địa phương tổ chức kết nối, hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, công ty chăn nuôi mở rộng thị trường, đưa sản phẩm cung ứng trực tiếp thông qua hệ thống phân phối sẵn có. Ông Nguyễn Văn Trọng cho biết, Cục xây dựng quy định và chính sách về việc thu mua, giết mổ, chế biến và dự trữ sản phẩm chăn nuôi khi ứ đọng, chậm tiêu thụ do cung vượt cầu, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… nhằm giảm bớt thiệt hai cho người chăn nuôi, tham gia điều tiết thị trường, góp phần bảo vệ người tiêu dùng và chủ động điều hành sản xuất trong nước và lộ trình nhập khẩu thịt hàng năm./.- Từ khóa :
- chăn nuôi
- giá lợn hơi
- covid 19
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm phụ thuộc, “ăn đong” nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới
18:17' - 21/10/2021
Ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp Việt Nam vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
-
Chuyển động DN
Công ty cổ phần Chăn nuôi Việt Nam sẽ phát triển 500 cửa hàng trên cả nước
16:04' - 21/10/2021
Đến năm 2022, Công ty cổ phần Chăn nuôi Việt Nam sẽ phát triển lên 500 cửa hàng (FRESH Shop) rải đều trên cả nước để cung cấp thực phẩm an toàn đến người tiêu dùng.
-
Chứng khoán
Chăn nuôi C.P Việt Nam trở thành cổ đông lớn tại Thực phẩm Sao Ta
09:02' - 15/10/2021
Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam mới mua vào hơn 4,34 triệu cổ phiếu FMC của công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã chứng khoán FMC), qua đó trở thành cổ đông lớn tại FMC .
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Thủy sản Việt Nam tìm cách thoát “bẫy phụ thuộc”
08:00'
Tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường, trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng sẽ giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu ổn định.
-
Thị trường
Thời điểm vàng để kích cầu nội địa
14:00' - 18/05/2025
Kích cầu và thúc đẩy tiêu dùng nội địa được xác định là một trong ba động lực then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2025.
-
Thị trường
Thị trường thép ASEAN và những thách thức
08:42' - 15/05/2025
Việc Trung Quốc gia tăng xuất khẩu thép sang ASEAN được thể hiện rõ qua số liệu xuất nhập khẩu thép vào khu vực này trong quý I/2025.
-
Thị trường
Cà phê Việt Nam bứt phá từ chất lượng và thị trường xuất khẩu
16:09' - 14/05/2025
Khi giá cà phê liên tục ở mức cao và thị trường xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, ngành hàng cà phê Việt Nam đang bước vào giai đoạn “vàng” để bứt phá.
-
Thị trường
Mỹ lên kế hoạch cải cách quy định xuất khẩu bán dẫn
14:33' - 14/05/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lên kế hoạch cải cách quy định xuất khẩu bán dẫn sử dụng trong trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Thị trường
Giá tôm tiếp tục tăng thêm 3.000 - 5.000 đồng/kg
10:39' - 13/05/2025
Giá tôm sú, tôm thẻ chân trắng thương phẩm ở thị trường tỉnh Trà Vinh hơn một tuần nay tiếp tục tăng thêm 3.000 - 5.000 đồng/kg.
-
Thị trường
Niên vụ vải thiều 2025: Sản lượng thu hoạch dự kiến tăng khoảng 30%
11:33' - 12/05/2025
Với điều kiện thời tiết thuận lợi, niên vụ vải thiều 2025 được đánh giá trúng mùa với sản lượng thu hoạch dự kiến đạt 303.000 tấn, tăng khoảng 30% so với năm 2024.
-
Thị trường
Giá gạo xuất khẩu giảm 20%
12:47' - 11/05/2025
Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có nhiều biến động. Song nhìn lại 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam chỉ đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Xuất khẩu tổ yến thô thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc
16:26' - 08/05/2025
Ngày 8/5, Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến từ Việt Nam sang Trung Quốc.