Đảm bảo cơ sở pháp lý trong lĩnh vực giá để vận hành thông suốt nền kinh tế
Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 11/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và dự án Luật Giá (sửa đổi); biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023.
*Tạo điều kiện tốt hơn trong ứng dụng giao dịch điện tử
Thảo luận về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), các đại biểu tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Giao dịch điện tử năm 2005, nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động sang môi trường số; chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Các đại biểu cho rằng, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh trong dự thảo Luật là cần thiết khi công nghệ số đã tương đối phổ biến, nền tảng số đã trở thành môi trường không thể thiếu của giao dịch điện tử. Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh hướng tới hai mục tiêu: Tạo điều kiện tốt hơn trong ứng dụng giao dịch điện tử trong toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc chuyển đổi số của đất nước. Vấn đề đặt ra là liệu các điều kiện bảo đảm sẽ như thế nào và có bảo đảm được sự an toàn, tin cậy trong giao dịch điện tử ở tất cả các lĩnh vực hay không.*Đảm bảo không biến động giá đột ngột
Đóng góp ý kiến về dự án Luật Giá (sửa đổi), đa số đại biểu Quốc hội nhất trí với việc sửa đổi Luật, đồng thời nhấn mạnh cần bổ sung mức giá trần đối với các mặt hàng thiết yếu, quy định chi tiết nguyên tắc, tiêu chí bình ổn giá.
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đề xuất, Ban soạn thảo cân nhắc quy định cụ thể mức trần lợi nhuận trên giá vốn hoặc trên giá thành toàn bộ đối với các mặt hàng thiết yếu trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh và có thể xem đây như một biện pháp bình ổn giá có thời hạn để bổ sung vào Khoản 3 Điều 20 của dự án Luật.
Nhiều ý kiến nhận định, thực tiễn thời gian qua, chúng ta đã hình thành Quỹ bình ổn giá xăng dầu và Quỹ này đã góp phần làm giảm sốc về giá khi giá xăng dầu thế giới tăng cao hoặc giảm quá mạnh. Việc sử dụng quỹ bình ổn giá đã hạn chế tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống của nhân dân.Xét về bản chất, giá cả hàng hóa, dịch vụ thực hiện trích quỹ bình ổn giá vẫn vận hành theo cơ chế thị trường, tăng hay giảm vẫn phụ thuộc vào thị trường. Tuy nhiên, khi sử dụng công cụ quỹ bình ổn giá sẽ tác động làm giá cả tăng chậm hơn hoặc giảm chậm hơn. Do đó, các đại biểu cho rằng, nếu sử dụng được biện pháp bình ổn giá khác như thông qua điều hòa, kiểm soát cung cầu quy định tại Khoản 3, Điều 20 của dự thảo Luật thì không cần thiết phải sử dụng công cụ quỹ bình ổn giá.
Đối với việc thẩm định giá hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa Bộ, ngành quản lý, các đại biểu đề nghị, khi thẩm định giá cần có cơ quan tài chính cùng cấp tham gia để đảm bảo tính khách quan, phòng ngừa trường hợp lợi dụng gây thất thoát. Về các hành vi bị cấm, một số đại biểu cho rằng, quy định của Luật đã tương đối đầy đủ, tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát để tránh bỏ sót, đồng thời cần thể hiện rõ ràng, cụ thể hơn nữa để đảm bảo khả thi khi áp dụng, nhanh chóng tạo tác động thực tế khi luật được chính thức ban hành. Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ, Bộ Tài chính được Chính phủ giao chủ trì soạn thảo dự án Luật này. Bộ sẽ tiếp thu tối đa các ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội tại tổ và tại hội trường, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dự án Luật để trình Quốc hội xem xét.Về vấn đề kê khai giá, Bộ trưởng cho rằng, giữa rất nhiều loại giá với những vai trò khác nhau, cần tập trung vào một số giá cụ thể để đảm bảo hiệu quả điều chỉnh với nguồn lực hữu hạn. Bộ trưởng nhấn mạnh, kê khai giá là nhằm yêu cầu giải trình khi giá cả có thay đổi, đảm bảo không biến động giá đột ngột.
Ban soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến các đại biểu và quy định chi tiết hơn nữa về nội dung này. Bộ Tài chính sẽ lấy ý kiến các đối tượng tác động; tham vấn ý kiến chuyên gia để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật này trình Quốc hội xem xét.
*Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ 1/7/2023
Chiều nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 với 451 đại biểu Quốc hội tán thành, chiếm 90,56 % tổng số đại biểu Quốc hội; biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023 với 453 đại biểu Quốc hội tán thành, chiếm 90,96 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Theo đó, Quốc hội đã quyết định thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 như sau: Tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.620.744 tỉ đồng; tổng số chi ngân sách nhà nước là 2.076.244 tỉ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 455.500 tỉ đồng, tương đương 4,42% tổng sản phẩm trong nước (GDP), bao gồm: Bội chi ngân sách trung ương là 430.500 tỉ đồng, tương đương 4,18% GDP; bội chi ngân sách địa phương là 25.000 tỉ đồng, tương đương 0,24% GDP; tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 648.213 tỉ đồng. Về thực hiện chính sách tiền lương, Nghị quyết nêu rõ: Chưa thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trong năm 2023.Từ ngày 1/7/2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng; tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.../.
- Từ khóa :
- luật giá
- bình ổn giá
- Luật Giao dịch điện tử
- quốc hội
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô
17:55' - 11/11/2022
Nhiều đại biểu nhấn mạnh, mục tiêu về kinh tế, xã hội và quản lý ngân sách nhà nước trong thời gian tới cần tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội quyết nghị tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ 1/7/2023
16:27' - 11/11/2022
Từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng; tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023
15:04' - 10/11/2022
Chiều 10/11, với 465/466 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 93,37% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Hợp tác xã, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
07:30' - 10/11/2022
Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 4, ngày 10/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.