Đảm bảo tính khả thi của Chương trình Giám sát của Quốc hội năm 2021
Theo đó, năm 2021 là năm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Quốc hội sẽ tiến hành 3 kỳ họp: Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV (cuối tháng 3/2021) tập trung vào việc tổng kết công tác nhiệm kỳ; công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026; Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, là kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới (cuối tháng 7/2021); Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV (cuối tháng 10/2021) tập trung vào các nội dung chính về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng và một số hoạt động giám sát. Do vậy, việc dự kiến Chương trình giám sát năm 2021 của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội phải được lựa chọn một cách phù hợp, đảm bảo tính khả thi của Chương trình.
Không đề xuất nội dung giám sát chuyên đề
Theo Tờ trình, căn cứ các quy định của pháp luật, hàng năm, tại kỳ họp giữa năm, Quốc hội xem xét, quyết định chương trình giám sát của năm sau, trong đó bao gồm nội dung giám sát chuyên đề.
Đối với năm chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ, Quốc hội tiến hành giám sát 1 chuyên đề tại kỳ họp cuối năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát 1 chuyên đề tại phiên họp tháng 9.
Tuy nhiên, căn cứ đặc điểm, tình hình đặc thù của năm 2021-năm cuối nhiệm kỳ khóa XIV và đầu nhiệm kỳ khóa XV, sau khi cân nhắc nhiều mặt, để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của chương trình giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến báo cáo Quốc hội cho phép không đề xuất nội dung giám sát chuyên đề vào Chương trình giám sát năm 2021 của Quốc hội.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: Năm 2021 là năm các cơ quan, địa phương phải dành nhiều thời gian cho công tác kiện toàn tổ chức, nhân sự bên cạnh việc đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của mình, do vậy sẽ không có đủ thời gian để triển khai giám sát toàn diện, có chiều sâu nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giám sát.
Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tế đã triển khai giám sát chuyên đề trong năm chuyển giao giữa 2 nhiệm kỳ khóa XIII và khóa XIV cho thấy một số bất cập như: Phải thay đổi nhân sự của Đoàn giám sát (do Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước thành lập) để Quốc hội khóa mới có thể tiếp tục tiến hành giám sát, dẫn đến gián đoạn trong khâu tổ chức triển khai thực hiện. Việc tiếp cận của đại biểu Quốc hội khóa mới đối với nội dung giám sát chuyên đề (do Quốc hội nhiệm kỳ trước quyết định và đã triển khai giám sát) sẽ rất khó khăn, thiếu thông tin thực tiễn, ảnh hưởng đến việc đảm bảo tính chuyên sâu, toàn diện của vấn đề giám sát. Vì vậy, việc xem xét, quyết định kết quả giám sát khó bảo đảm hiệu quả như yêu cầu đặt ra.
Ngoài ra, tại văn bản số 516/UBTVQH14-TTKQH ngày 25/02/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất giao Tổng Thư ký Quốc hội báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội không bố trí giám sát chuyên đề trong năm 2021.
Tổ chức giám sát nhiều nội dung quan trọng
Trước những lý do nêu trên, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã cho biết về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021. Theo đó, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Chương trình giám sát bao gồm việc xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước. Bên cạnh đó, xem xét các báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020; báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV; xem xét báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội (nếu có).
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, xem xét các báo cáo về: đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019; xem xét báo cáo kết quả công tác bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026.
Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét các báo cáo về: đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022.
Đồng thời, xem xét các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; báo cáo công tác năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước.
Chương trình giám sát cũng xem xét báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Bên cạnh đó, xem xét báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội (nếu có)./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021
08:04' - 22/05/2020
Sáng 22/5, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trình bày Tờ trình dự án Luật Thỏa thuận quốc tế; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thỏa thuận quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đào tạo nguồn nhân lực xây dựng đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
17:55' - 21/05/2020
Người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế bộc lộ thời gian qua
17:23' - 21/05/2020
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, ngày 21/5 các đại biểu đã thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27
11:28'
Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến dự và chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh bất ngờ tăng mạnh trong quý II/2025
10:08'
Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh (cũ) trong nửa đầu năm nay đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030
09:12'
Sáng 17/7/2025, Phiên khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030 được tổ chức tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính
08:10'
Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện 110 yêu cầu đẩy nhanh sắp xếp bộ máy, xử lý thủ tục đất đai, xóa “lõm sóng”, nâng kỹ năng số và cải cách hành chính phục vụ người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 3: Xung lực mới cho thu hút đầu tư
07:33'
Việc tập trung nguồn lực vào chính quyền 2 cấp giúp nâng cao năng lực điều hành và phục vụ. Các quyết sách có thể đưa ra nhanh chóng, hiệu quả hơn, tránh tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 2: Thêm động lực phát triển cho các "cực tăng trưởng" mới
06:41'
34 tỉnh thành vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7/2025 không đơn thuần là phép cộng không gian địa lý, mà là sự hợp lực tạo ra dư địa phát triển mới cho các "cực tăng trưởng" mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 1: Kiến tạo không gian phát triển mới
06:30'
Việc 34 tỉnh thành trong cả nước vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng và Nhà nước chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuế Nghệ An đẩy mạnh cải cách, lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ
21:49' - 16/07/2025
Thuế tỉnh Nghệ An vừa có thư ngỏ gửi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân người nộp thuế về việc phối hợp, đồng hành trong suốt thời gian qua đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Azerbaijan tăng kết nối khởi nghiệp, mở rộng đầu tư số
21:40' - 16/07/2025
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Azerbaijan 2025 “Hội tụ nguồn lực đầu tư phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia trong kỷ nguyên kinh tế số” đã diễn ra chiều 16/7 tại Hà Nội.