Đảng Hy vọng mới tại Nhật Bản có mang lại sự khác biệt?
Thống đốc Tokyo Yuriko Koike ngày 27/9 vừa qua đã thành lập đảng mới có tên Kibo no To (đảng Hy vọng).
Trong vòng 24 giờ sau khi tuyên bố thành lập đảng mới, những tranh cãi bắt đầu nổ ra xung quanh việc nhiều thành viên của Đảng Dân tiến (DP), chính đảng đối lập lớn nhất Nhật Bản, xin tham gia đảng mới của bà Koike.
Điều này đã khiến Đảng DP đứng trước nguy cơ giải thể dù đã nỗ lực lấy lại sự ủng hộ của người dân sau khi mất quyền lực hồi tháng 12/2012 bằng việc làm mới hình ảnh và thay đổi lãnh đạo.
Trong cuộc họp báo đánh dấu sự ra đời của đảng Hy vọng, bà Koike nhấn mạnh sự cần thiết phải "thiết lập lại" nền chính trị Nhật Bản. Bà Koike cũng khẳng định đảng Hy vọng sẽ là “đảng bảo thủ với tinh thần cải cách và khoan dung”.
Đảng Hy vọng hoạt động dựa trên 6 nguyên tắc nền tảng là: khát vọng trở thành một đảng bảo thủ và khoan dung nhằm ngăn chặn tình trạng chia rẽ đang lan rộng trong xã hội; hướng tới mức độ minh bạch cao nhất, tôn trọng "quyền được biết" của người dân, thoát khỏi nền chính trị theo lợi ích nhóm; bảo vệ quyền tự do và tài sản của người dân, tạo nền tảng cuộc sống với hy vọng và năng lượng; chính sách ngoại giao và an ninh thực dụng dựa trên chủ nghĩa hòa bình; sử dụng hiệu quả nhất nguồn thu thuế và phát triển bền vững các quỹ xã hội; thực hiện một xã hội mà sự đa dạng được tôn trọng.
Các nguyên tắc nền tảng của đảng Hy vọng cho thấy bà Koike đang muốn thu hút sự hỗ trợ từ hai nhóm cử tri. Nhóm đầu tiên là những người đã chán chính quyền liên minh đảng Dân chủ Tự do (LDP) và Công minh do Thủ tướng Shinzo Abe dẫn đầu, nhưng vẫn tiếp tục bỏ phiếu cho liên minh này khi không có các lựa chọn thay thế.
Nền tảng của Đảng Hy vọng đưa ra có một phần trùng lặp với chính sách mà chính phủ của ông Abe đang thực hiện.
Tuy nhiên, qua sự nhấn mạnh về tính "khoan dung" đã thể hiện sự chỉ trích về phương pháp chính trị mà ông Abe thường áp dụng đó là dùng số ghế áp đảo tại Quốc hội của LDP để thúc đẩy chương trình nghị sự và thông qua các luật.
Nhóm cử tri thứ hai mà bà Koike nhắm tới là những người tin rằng một đảng đối lập chiếm ưu thế cân bằng là cần thiết đối với chính trị Nhật Bản và những người này đang thất vọng lớn đối với DP đối lập của Nhật Bản.
Trong vài năm trở lại đây, DP đã đánh mất sự ủng hộ của nhóm cử tri này, do bị cho là không tồn tại khi các ý kiến phản biện thiếu trọng lượng. Dù việc hợp tác với đảng Cộng sản thời gian qua đã mang đến những tín hiệu tích cực nhưng đối với nhóm cử tri này, những nền tảng mà đảng của bà Koike đưa ra được cho là một giải pháp toàn diện để thay thế cho liên minh cầm quyền của LDP.
Việc bà Koike đứng ra thành lập đảng mới cũng đặt ra những thách thức. Thách thức lớn nhất là thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Hiện tại, cuộc bầu cử ở Hạ viện dự kiến sẽ được công bố vào ngày 10/10 tới, thời điểm bỏ phiếu là ngày 22/10.
Do đó, đảng Hy vọng sẽ chỉ có khoảng 2 tuần để đưa ra chiến lược bầu cử, xác định các khu vực bầu cử mà ứng cử viên của họ sẽ chạy đua, lựa chọn được những ứng cử viên chính thức, đồng thời phải sắp xếp, ưu tiên các nguồn lực.
Đây là những yếu tố quan trọng trong cuộc bầu cử hạ viện sắp tới. Ngay cả những chính đảng đang có cơ cấu và hoạt động hành chính chắc chắn cũng gặp khó khăn. Do đó, điều này sẽ càng khó khăn hơn đối với đảng Hy vọng.
Cơ cấu và hoạt động hành chính của đảng Hy vọng hiện tại chưa hoạt động. Mặc dù đảng này đã thu hút được một số chính trị gia cao cấp như cựu Bộ trưởng Bộ Môi trường Goshi Hosono; cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Akihisa Nagashima; cựu cố vấn đặc biệt cho Thủ tướng về vấn đề bắt cóc con tin Kyoko Nakayama; và cựu Thống đốc tỉnh Kanagawa Shigefumi Matsuzawa, cùng với những chính trị gia khác, song chưa có mối quan hệ phân cấp nào được thiết lập giữa họ.
Mặc dù việc chưa phân cấp giữa các chính trị gia trên có thể giúp đảng Hy vọng khuyến khích những cuộc tranh luận cởi mở, mạnh mẽ trong nội bộ, nhưng đây cũng là yếu tố gây bất ổn - một bài học mà DP đang gặp phải.
Những chính trị gia từ bỏ DP để tham gia đảng Hy vọng hiểu rõ một điều rằng sự sụp đổ của DP do những thành viên chủ chốt không tôn trọng quyết định của lãnh đạo đảng này. Song chưa chắc chắn các thành viên cấp cao Đảng Hy vọng, dưới sự lãnh đạo của bà Koike, có thể tuân thủ kỷ luật và duy trì một mặt trận thống nhất về chính sách của đảng.
Bản thân bà Koike đang phải vất vả đảm nhận hai chức vụ là Thống đốc Tokyo và lãnh đạo đảng Hy vọng. Đến thời điểm hiện tại, bà Koike mới thực hiện được 1/3 nhiệm kỳ Thống đốc Tokyo.
Khi mọi chuyện chưa sáng tỏ, đã nổi lên những đồn đại, chỉ trích về việc bà Koike sẽ từ chức Thống đốc Tokyo để trở thành nghị sỹ Hạ viện. Để điều hành đảng mới, bà Koike sẽ phải giảm bớt các nhiệm vụ với tư cách là Thống đốc Tokyo, hoặc phải từ chức. Việc này sẽ làm giảm uy tín của bà, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của công chúng về đảng Hy vọng.
Có một điều chắc chắn là sự ra đời của đảng Hy vọng sẽ làm thay đổi đáng kể tương quan lực lượng trong cuộc bầu cử Hạ viện sắp tới. Cho dù đảng Hy vọng có thể thay đổi được chính trường Nhật Bản hay không, nó vẫn là một thử thách không nhỏ đối với ông Abe và liên minh cầm quyền./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số niềm tin các hãng chế tạo Nhật Bản đạt mức cao nhất
18:09' - 02/10/2017
Chỉ số niềm tin của các nhà chế tạo lớn tại Nhật Bản đã tăng lên mức cao nhất trong một thập kỷ, giữa bối cảnh nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trên đà phục hồi.
-
Kinh tế Thế giới
Cách biệt dẫn trước của Thủ tướng Nhật Bản S.Abe tạm thu hẹp
17:50' - 30/09/2017
Ưu thế dẫn trước của Thủ tướng Shinzo Abe đã thu hẹp chút ít trong bối cảnh Thị trưởng Tokyo Yuriko Koike đang nỗ lực hợp nhất các đảng đối lập tham gia cuộc tổng tuyển cử sớm vào ngày 22/10 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản S.Abe sẽ giải tán Hạ Viện ngày 22/10
11:17' - 28/09/2017
Sáng 28/9, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chính thức giải tán Hạ viện, mở đường cho một cuộc tổng tuyển cử sớm ở xứ sở "Mặt trời mọc" được ấn định vào ngày 22/10 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao Nhật Bản tụt hạng về năng lực cạnh tranh toàn cầu?
21:22' - 27/09/2017
Đối với Nhật Bản, việc nước này bị tụt hạng một phần do khoản nợ công quá lớn, tình trạng giảm phát vẫn kéo dài và thị trường lao động thiếu linh hoạt.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ tung ra gói kích thích kinh tế trị giá 18 tỷ USD vào cuối năm nay
18:17' - 25/09/2017
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 25/9 đã yêu cầu Nội các của ông soạn thảo gói các biện pháp kích thích mới trị giá 2.000 tỷ yen (18 tỷ USD) vào cuối năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27'
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11'
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.