Dấu ấn công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh, phồn vinh

07:06' - 02/09/2019
BNEWS Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua nhiều khó khăn, thử thách đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh, phồn vinh.
Tên lửa của Trung đoàn 261 (Quân chủng Phòng không-Không quân) khai hỏa trong một đợt diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
Biên đội bay SU-30 MK Trung đoàn 935 (Sư đoàn 370) bay tuần tiễu trên biển. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Lực lượng tăng-thiết giáp thường xuyên luyện tập, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
Việc thành lập lực lượng tàu ngầm thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Quân đội trong việc xây dựng một lực lượng hải quân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, trong đó lực lượng tàu ngầm đóng vai trò nòng cốt. Ảnh: Tiên Minh - TTXVN
Lực lượng quân y Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Nam Sudan. Ảnh: TTXVN
Lễ ký Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và EVIPA) diễn ra chiều 30/6/2019 tại Hà Nội với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU, phù hợp với định hướng phát triển vì sự thịnh vượng chung của 2 nền kinh tế, thể hiện sự ghi nhận và coi trọng của EU đối với vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế với tư cách là một nền kinh tế năng động, sẵn sàng cải cách để hội nhập. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN
Các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Hội nghị cấp cao APEC 2017 ở Đà Nẵng, tháng 11/2017. Ảnh: Nhan Sáng - TTXVN
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (thứ hai, từ phải sang), Tổng Thư ký ASEAN và các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại cuộc họp kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ bảy của ASEAN, ngày 28/7/1995, tại Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei). Ảnh: Trần Sơn – TTXVN
Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Lễ ký Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về việc thành lập Cộng đồng ASEAN 2015, tầm nhìn 2015, ngày 22/11/2015, tại Kuala Lumpur (Malaysia). Ảnh: Tư liệu TTXVN
Trước sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy trao các văn kiện về việc kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO cho Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển, tại buổi lễ kết nạp Việt Nam vào WTO, ngày 7/11/2006, tại trụ sở WTO ở Geneva (Thụy Sĩ). Việc gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam tiếp cận các thị trường thế giới, thúc đẩy cải cách và tăng trưởng kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy thương mại, đầu tư và tự do hoá tài chính. Ảnh: AFP - TTXVN phát
Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được 11 nước tham gia chính thức ký kết vào đầu tháng 3/2018, trong đó, Việt Nam được đánh giá là thành viên tích cực tham gia đàm phán và ký kết. Chiều 12/11/2018, Quốc hội đã phê chuẩn và biểu quyết thông qua Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp định này. CPTPP là Hiệp định mang tính toàn diện, bao trùm các nguyên tắc về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và nhiều chủ đề khác. Hiệp định sẽ tạo áp lực lên cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Ảnh: THX/TTXVN phát
Màn pháo hoa trong đêm khai mạc SEA Games 22 tại Hà Nội. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
Bệnh viện Bạch Mai ứng dụng công nghệ O-ARM và dẫn đường không gian ba chiều định vị chính xác trong phẫu thuật cột sống, điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
Ca ghép gan cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City tại Hà Nội. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN 
Chế biến nông sản xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Rau quả An Giang. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Sản phẩm nho thương hiệu "Nho Ba Mọi" của Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Ba Mọi nổi tiếng khắp cả nước (Ninh Thuận). Ảnh: Danh Lam – TTXVN
Vùng chuyên canh cà rốt tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Vùng chè tại Lâm Đồng. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN
Thủy sản là một trong các mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất của Việt Nam trong những năm đổi mới. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Sản xuất sợi xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Đồng Phát, khu công nghiệp Thạch Thất, huyện Quốc Oai (Hà Nội). Ảnh: Danh Lam – TTXVN
Dây chuyền sản xuất hàng may mặc tại Công ty TNHH Hana Kovi Việt Nam, 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Bắc Giang. Ảnh: Danh Lam -TTXVN
Kim ngạch hàng xuất khẩu thường xuyên tăng với tốc độ hai con số. Xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và giảm dần tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp, giảm dần sản phẩm nguyên liệu thô. Trong ảnh: Hàng dệt may đã và đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Nhà máy sản xuất ô tô VinFast (Tập đoàn Vingroup) có quy mô và hiện đại hàng đầu thế giới, được xây dựng đáp ứng xu thế công nghệ 4.0, có công suất thiết kế giai đoạn 1 là 250.000 xe/năm, giai đoạn 2 là 500.000 xe/năm, tốc độ sản xuất 38 xe/giờ. Ảnh: An Đăng - TTXVN
Dây chuyền hàn khung xe ô tô tại Công ty ô tô Toyota Việt Nam, vốn đầu tư của Nhật Bản tại Vĩnh Phúc. Ảnh: Danh Lam-TTXVN
Dây chuyền sản xuất của Xí nghiệp Lốp Radial (Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam) tại Bình Dương. Ảnh: Danh Lam - TTXVN
Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp nhiều vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Ảnh: Quang Nhựt - TTXVN 
Cầu Vàng ở khu du lịch Bà Nà (Đà Nẵng) - điểm du lịch thu hút đông du khách thời gian qua. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN
Cầu Nhật Tân - cây cầu dây văng dài nhất bắc qua sông Hồng, trở thành biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội với 5 nhịp tháp tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội. Ảnh: Huy Hùng – TTXVN 

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục