Dầu mỏ Nga hướng sang thị trường Đông Nam Á
Với chính sách chuyển hướng sang thị trường châu Á của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bối cảnh Mỹ và Phương Tây siết chặt các lệnh trừng phạt, Đông Nam Á trở thành thị trường tiềm năng mà Nga hướng đến trong việc bán dầu thô.
Nhưng liệu thị trường Đông Nam Á có trở thành “cứu tinh” của Nga thay cho thị trường châu Âu hay không?
Giữa lúc các nước phương Tây tẩy chay mua năng lượng từ Nga, một số đối tác châu Á, sau Ấn Độ và Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Nga, nhất là khi Nga giảm mạnh giá dầu xuất khẩu với mức chiết khấu so với giá dầu Brent chuẩn khoảng 20-25 USD/thùng. Tổng công ty xăng dầu Indonesia PT Pertamina ngày 30/3 cho biết sẽ lên kế hoạch mua dầu giá rẻ từ Nga. Chủ tịch Pertamina, ông Nicke Widyawati, cho biết công ty sẽ mua dầu từ Nga sau khi cải tạo nhà máy lọc dầu Balongan ở Indramayu, Tây Java vào tháng Năm tới.Chủ tịch Nicke khẳng định, việc mua bán dầu với đối tác Nga là vì mục đích thương mại, không vì chính trị.
Theo dữ liệu từ đơn vị chuyên nghiên cứu thị trường năng lượng của BP, tiêu thụ dầu từ khối Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào khoảng 6,1% tổng lượng tiêu thụ dầu thô thế giới trong năm 2020, tương đương 5,43 triệu thùng/ngày.Con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức tiêu thụ tại thị trường châu Âu, chỉ tính riêng Đức và Hà Lan đã tiêu thụ 9,9 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, Singapore và Indonesia là hai nước tiêu thụ dầu lớn nhất ASEAN nhưng chỉ sử dụng 1,2-1,3 triệu thùng/ngày.
Tổng giá trị thu nhập của Nga từ ASEAN chỉ là 1,96 tỷ USD. Để so sánh, Nga nhận được từ châu Âu là 40,24 tỷ USD. Do đó, dù Nga chuyển hướng sang thị trường tiềm năng Đông Nam Á và các nước trong khu vực này tận dụng thời điểm giá dầu thô tại Nga giảm mạnh để nhập khẩu, điều đó cũng khó có thể cứu vãn được nền kinh tế Nga trong bối cảnh hiện nay. Theo số liệu của nền tảng chuyên thu thập dữ liệu kinh tế OEC, trong năm 2020, Thái Lan nhập khẩu lượng dầu trị giá 911 triệu USD từ Nga, tương đương 6% lượng dầu nhập khẩu của nước này.Malaysia (Ma-lai-xi-a) đạt kim ngạch nhập khẩu dầu 116 triệu USD, chiếm 2,44% tổng kim ngạch nhập khẩu. Quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất ASEAN là Singapore với giá trị nhập khẩu dầu từ Nga là 68,36 triệu USD, trong khi Việt Nam là nước tiêu thụ thấp nhất với giá trị nhập khẩu là 25,7 triệu USD./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Bùng nổ “chợ đen” dược phẩm tại Nga
12:51' - 31/03/2022
Cơ quan quản lý y tế Roszdravnadzor của Nga ngày 30/3 đã bày tỏ quan ngại về tình trạng một số loại thuốc được bán lại trực tuyến sau khi “cháy hàng” do người dân lo ngại thiếu hụt và giá tăng cao.
-
Kinh tế tổng hợp
Nga và Ukraine tiếp tục hòa đàm vào ngày 1/4
08:25' - 31/03/2022
Ngày 30/3, nhà đàm phán Ukraine David Arakhamia cho biết nước này và Nga sẽ nối lại đàm phán hòa bình dưới hình thức trực tuyến vào ngày 1/4 sau vòng đàm phán mới đây tại Thổ Nhĩ Kỳ.
-
Kinh tế Thế giới
Nga muốn tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu
07:52' - 31/03/2022
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có ý định tiếp tục cung cấp năng lượng cho châu Âu nhưng các lợi ích của Moskva cần phải được cân nhắc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.