Đầu tư cho Ngân hàng chính sách xã hội, cho người nghèo là đầu tư cho phát triển
Đó là kết quả sau 15 năm (2002 – 2017) triển khai Nghị định của Chính phủ về chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Chiều 16/10, hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố để tổng kết 15 năm thực hiện chính sách này đã được tổ chức tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.Cùng dự có các Phó Thủ tướng: Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam và lãnh đạo các ban, bộ, ngành liên quan.
* Trên 179 nghìn tỷ đồng tín dụng chính sách Trong 15 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước; trong đó tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới...Việc áp dụng chính sách này đã thu hút, tạo việc làm cho gần 3,4 triệu lao động, hơn 3,5 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập.
Thông qua đó, xây dựng trên 9,9 triệu công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; gần 105 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, gần 528 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, trên 11 nghìn căn nhà phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung.
Cũng nhờ chủ trương này, trên 112 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài...
Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2005 từ 17% xuống 7%; giai đoạn 2005 - 2010 từ 22% xuống 9,45%; giai đoạn 2011-2015 từ 14,2% xuống 4,25% cuối năm 2015. Sau 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội đã tập trung huy động được các nguồn lực tài chính, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác; đồng thời thực hiện các chương trình tín dụng chính sách đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội.Tính đến ngày 30/9/2017, tổng nguồn vốn đạt trên 179 nghìn tỷ đồng, tăng trên 172 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 25 lần so với khi thành lập.
Tổng dư nợ của hơn 20 chương trình tín dụng chính sách đạt trên 169 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 24 lần so với thời điểm thành lập, với trên 6,7 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ.
Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, ngày 22 tháng 11 năm 2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Sau 3 năm thực hiện, Chỉ thị đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, tác động tích cực đối với hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trong toàn quốc.
Trong bối cảnh ngân sách địa phương còn nhiều khó khăn, cấp ủy, chính quyền các tỉnh đã quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất và nguồn lực để đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng chính sách.
Trong đó, bổ sung nguồn vốn ủy thác cho vay 4.593 tỷ đồng (tăng 118% so với trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW), đưa tổng nguồn vốn ủy thác địa phương đến nay đạt 8.485 tỷ đồng.
* Tín dụng chính sách nhất thiết phải gần dân Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tín dụng chính sách xã hội là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển xã hội, tạo xung lực cho giảm nghèo bền vững. Thủ tướng đánh giá cao việc Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt việc nhận tiền gửi từ người nghèo nhằm tạo thói quen tích lũy và hỗ trợ người nghèo từng bước tiếp cận tín dụng ngân hàng. Đặc biệt, Thủ tướng hài lòng trước kết quả triển khai 20 chương trình tín dụng chính sách, đối tượng đến gần 7 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có dư nợ nhưng tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,81%, con số rất thấp so với các ngân hàng thương mại.“Đấy là số liệu hết sức đáng mừng. Con số này thể hiện thành công trong quản lý, nói lên chất lượng, đối tượng cũng như cán bộ làm tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đã tận tâm, tận lực”, Thủ tướng nhận xét.
Phân tích một yếu tố làm nên thành công này, Thủ tướng cho rằng mô hình tổ chức thực hiện tín dụng chính sách ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với điều kiện, cấu trúc hệ thống chính trị của Việt Nam, khi đến nay có 11.000 điểm giao dịch, 200.000 tổ tiết kiệm vay vốn ở tất cả các thôn, bản trong cả nước, kể cả vùng sâu, vùng xa. Nhấn mạnh đến việc cả nước vẫn còn 1,9 triệu hộ nghèo và 1,3 triệu hộ cận nghèo, Thủ tướng đề nghị cán bộ làm tín dụng, hệ thống làm tín dụng chính sách nhất thiết phải gần dân, sát dân, phải nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để đáp ứng tốt hơn, phù hợp với nhu cầu của người vay vốn. Theo Thủ tướng, Ngân hàng Chính sách xã hội cần tiếp tục phát triển theo hướng ổn định, bền vững, bảo đảm thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên thoát nghèo bền vững. Lưu ý đến chất lượng tín dụng, Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại; đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tạo thuận lợi nhất để người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội. Yêu cầu các bộ, ngành cần chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường nguồn lực, thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh: “Chính phủ quan niệm rằng đầu tư cho Ngân hàng Chính sách xã hội, cho người nghèo là đầu tư cho phát triển”.Lưu ý đến vai trò của xã hội hóa nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, Thủ tướng mong muốn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước… ủy thác vốn, đóng góp vốn tự nguyện, không hoàn lại thông qua Ngân hàng chính sách xã hội để chung tay tạo lập nguồn vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống.
Các địa phương cần quan tâm bố trí vốn ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội, hỗ trợ cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội. Thủ tướng đề nghị các tổ chức chính trị xã hội thực hiện tốt hơn nữa những công việc được Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác, bảo đảm cho vay đúng chính sách, đúng đối tượng, giúp người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, cải thiện đời sống và có nguồn vốn trả nợ ngân hàng. Tín dụng chính sách chú trọng vào hỗ trợ người dân khởi nghiệp, nhất là phụ nữ, thanh niên; hỗ trợ hình thành chuỗi liên kết, chuỗi sản xuất, tiêu thụ, ứng dụng khoa học công nghệ, cải thiện năng lực sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập. Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trân trọng trao Huân chương Lao động Hạng Nhất – phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước tặng Ngân hàng Chính sách xã hội về những thành tích xuất sắc trong công tác.Ban tổ chức cũng trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng 20 tập thể và 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và xây dựng nông thôn mới./.
Xem thêm:>>>Ngân hàng Chính sách xã hội giúp gần 32 triệu lượt hộ nghèo vay vốn
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ yêu cầu quyết liệt hành động, hoàn thành các mục tiêu năm 2017
21:09' - 15/10/2017
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quyết liệt hành động, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2017.
-
Kinh tế & Xã hội
Đề xuất khen ngợi phóng viên Đinh Hữu Dư lên Chính phủ
20:35' - 13/10/2017
Sau hơn 3 ngày tập trung tìm kiếm, đến 15 giờ ngày 13/10, lực lượng cứu hộ tỉnh Yên Bái đã tìm thấy 4 nạn nhân bị mất tích, trong đó có thi thể nhà báo Đinh Hữu Dư, phóng viên TTXVN.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chính phủ sẽ tiếp tục tôn vinh, bảo vệ doanh nghiệp
20:26' - 13/10/2017
Nhân dịp Ngày Doanh nhân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt thân mật Hội đồng Trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam và một số doanh nhân tiêu biểu.
-
Kinh tế & Xã hội
Phú Yên gỡ vướng mắc thực hiện Nghị định 67 của Chính Phủ
16:44' - 11/10/2017
Ngư dân tỉnh Phú Yên đã đóng mới đưa vào khai thác 16 tàu cá và nâng cấp 5 tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp khẩn cấp ứng phó mưa lũ
12:53' - 11/10/2017
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó mưa lũ và đảm bảo an toàn hồ đập
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42'
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41'
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18'
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.