Đầu tư đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao: Chọn tốc độ hay hiệu quả?
Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất của dự án này nằm ở việc lựa chọn tốc độ khai thác đoàn tàu, công nghệ, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư quá lớn. Chính vì vậy, việc đầu tư đường sắt tốc cao cần được tính toán kỹ lưỡng nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Trong báo cáo về tình hình chuẩn bị Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa gửi Ủy ban khoa học, công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Dự án đường sắt tốc độ cao là một dự án phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau và Hội đồng thẩm định nhà nước phải thuê tư vấn nước ngoài thẩm tra nên thời gian thẩm định sẽ phải kéo dài hơn, vì vậy dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư vào kỳ họp tháng 5/2020. “Trong quá trình thẩm định, Hội đồng thẩm định nhà nước sẽ nghiên cứu hồ sơ Dự án, ý kiến thẩm tra của Tư vấn, ý kiến thẩm định của các bộ, ngành liên quan, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và ý kiến phản biện của xã hội để có đánh giá khách quan nhất về các phương án đầu tư, từ đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ xem xét, trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư khi hồ sơ Dự án đáp ứng yêu cầu theo quy định”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay. Theo số liệu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, hiện thị phần đường sắt cả hàng hóa và hành khách chỉ chiếm dưới 1% trong cơ cấu vận tải. Trong khi cơ cấu vận tải hành khách hiện nay, đường bộ chiếm tỷ lệ 72%, hàng không 22%. Mặc dù 6 tháng đầu năm là thời gian cao điểm vận tải nhưng các chỉ tiêu sản lượng của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam một lần nữa lại không đạt so với cùng kỳ và so với kế hoạch. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, kết quả kinh doanh thua lỗ kéo dài đã cho thấy nỗ lực vực dậy ngành đường sắt đang ngày càng bế tắc. Với một hệ thống hạ tầng lạc hậu và việc đầu tư nhỏ giọt chỉ đủ để cải tạo một cách chắp vá tiếp tục gây tốn kém mà không hiệu quả. Vì vậy, tái cơ cấu ngành đường sắt đang đòi hỏi bức thiết hơn bao giờ hết. Với mục tiêu đưa đường sắt trở thành phương thức vận tải xương sống của quốc gia, góp phần kéo giảm chi phí logistics, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Thủ tướng phương án nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện tại phục vụ vận chuyển hành khách địa phương và hàng hóa. Đồng thời đầu tư mới tuyến đường sắt tốc độ cao đường đôi, khổ 1.435 mm, tốc độ chạy tàu 350 km/h, tổng vốn xây dựng khoảng 58,71 tỷ USD. Thời gian dự kiến xây dựng khoảng 30 năm, từ năm 2020-2050. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại vừa đưa ra một phương án mới về dự án này với tổng vốn xây dựng khoảng 26 tỷ USD. Theo đó, từ kinh nghiệm của Đức, Hà Lan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tốc độ tối đa 200 km/h là phù hợp, giảm chi phí đầu tư xã hội. Việc đầu tư dự án đường sắt tốc độ 350 km/h chỉ để chở khách mà không phục vụ vận tải hàng hóa là quá dư thừa và lãng phí. Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phương án tối ưu là nâng cấp tuyến đường sắt cũ để chở hàng hóa và đầu tư mới một tuyến đường sắt tốc độ cao để chuyên chở khách. Như vậy, sự khác biệt lớn giữa 2 phương án là tổng mức đầu tư đang tạo ra nhiều tranh luận. Đa số ý kiến chuyên gia được hỏi đều bày tỏ sự quan tâm đến phương án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bởi việc chênh hơn 32 tỷ USD so với phương án của Bộ Giao thông Vận tải rất đáng cân nhắc trong bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước còn nhiều khó khăn. Tiến sỹ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, phương án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ đỡ gánh nặng cho nền kinh tế. Vấn đề không phải tốc độ bao nhiêu mà là hiệu quả thế nào. "Nếu tốc độ tàu chậm hơn nhưng chi phí thấp làm vé tàu rẻ hơn, chạy được cả tàu khách lẫn tàu hàng thì nên xem xét", ông Thiên đề cập. Tương tự, Tiến sỹ Nguyễn Hữu Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay phương án đầu tư 26 tỷ USD mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra cũng rất hợp lý vì vậy cần được nghiên cứu và phân tích thấu đáo. Không chỉ băn khoăn về gánh nặng cho nền kinh tế, nhiều chuyên gia còn lo ngại năng lực quản lý của ngành chưa đủ đáp ứng. Dẫn chứng hàng loạt những bất cập trong quản lý đầu tư của ngành đường sắt, gần đây nhất là tình trạng chậm tiến độ, đội vốn của các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Tiến sỹ Nguyễn Hữu Đức nhận xét thêm, với dự án lên tới 58,71 tỷ USD, yêu cầu về năng lực quản lý sẽ rất cao, nếu không sẽ dẫn đến thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến nghiêng về phương án đầu tư 26 tỷ USD, nhiều ý kiến chuyên gia khác lại cho rằng đường sắt của nước ta hiện tại tụt hậu quá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới vì vậy phải đầu tư có tầm nhìn dài hạn, không thể chỉ nhìn vào nhu cầu, năng lực thực tại mà phải tính cho cả tương lai. Nếu tham rẻ mà không tính được hết các vấn đề phát sinh thì thiệt hại cũng không lường được và nếu quá thận trọng mà bỏ qua cơ hội phát triển cũng là điều đáng tiếc. Dù nghiêng về phương án 26 tỷ USD nhưng nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lã Ngọc Khuê cho hay, tổng mức đầu tư chỉ là kết quả được quyết định bởi hàng loạt yếu tố, các căn cứ nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả đầu tư. Vậy nên cần chỉ ra đâu là căn cứ, là sự lựa chọn đích đáng cho việc quyết định đầu tư dự án? Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, khi lựa chọn phương án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trị giá 58,7 tỷ USD, Bộ Giao thông Vận tải đã tính phương án lâu dài là xây mới hoàn toàn đường sắt đôi khổ 1.435 mm với tốc độ chạy tàu từ 320-350 km/h, so với khổ đường sắt hiện nay là 1.000 mm. Ở một góc nhìn khác, các chuyên gia giao thông cảnh báo, kiến thức và thực tiễn kinh nghiệm của Việt Nam chưa có sự chuẩn bị đầy đủ để triển khai một tuyến đường sắt tốc độ cao nên sẽ mất chủ động, bị lệ thuộc công nghệ nước khác, không bảo vệ được quyền lợi và khả năng tự chủ của Việt Nam. Phân tích phương án mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa báo cáo lên Thủ tướng về dự án đường sắt tốc độ cao, một chuyên gia giao thông cho hay, phương án này có lợi thế trong bối cảnh tuyến đường Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh chỉ bị kéo dài thêm 2 giờ so với phương án mà Bộ Giao thông Vận tải đưa ra (khoảng gần 6 tiếng); tổng thời gian di chuyển sẽ là 8 tiếng trong hành trình Bắc – Nam là hợp lý. Hơn thế nữa, phương án này mở ra khả năng cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, vì thường các đoàn tàu chạy hơn 300 km/h không thể dùng cho mục đích vận chuyển hàng. Ngoài ra, phương án này cũng phù hợp với định hướng của Chính phủ làm giảm chi phí đầu tư của xã hội, giảm chi phí vận tải của nền kinh tế và bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, bảo đảm hài hòa các nguồn lực để phát triển các dự án khác, đặc biệt là tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia. Tuy nhiên, ở góc độ khác thì nhiều chuyên gia kinh tế nhìn nhận phương án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phần nào sẽ làm giảm tính cạnh tranh của đường sắt tốc độ cao trước giao thông đường bộ và hàng không. Trước những băn khoăn của dư luận, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ lắng nghe các ý kiến chuyên gia và sẵn sàng giải trình, làm rõ trong quá trình thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước vừa được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ./. Xem thêm:>>Đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Nhìn từ lợi ích tổng thể cho phát triển kinh tế
>>Lập Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
18:53' - 12/07/2019
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải thông tin về đường sắt Bắc-Nam tốc độ cao chênh 32 tỷ USD
20:30' - 09/07/2019
Tối 9/7, Bộ Giao thông Vận tải phát đi thông cáo báo chí về phương án thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Vốn làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam khoảng 26 tỷ USD
16:42' - 09/07/2019
Với chiều dài hàng nghìn km, tốc độ chạy tàu trên trục Bắc - Nam khoảng 200 km/giờ là hiệu quả, tổng mức đầu tư dự án khoảng 26 tỷ USD.
-
Kinh tế & Xã hội
Băng qua đường sắt, một người bị tàu hỏa đâm tử vong
12:37' - 08/07/2019
Sáng 8/7, trong lúc băng qua đường sắt, do thiếu quan sát một người đàn ông đã bị tàu hỏa đâm tử vong.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan lên kế hoạch trở thành trung tâm của hệ thống đường sắt xuyên ASEAN
07:47' - 08/07/2019
Chính phủ Thái Lan hiện theo đuổi một kế hoạch đầy tham vọng, xây dựng một mạng lưới đường sắt cao tốc nối vương quốc này với những quốc gia khác trong khu vực, vươn tới Singapore và Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đưa vào danh mục dự án đầu tư tuyến đường sắt số 3 ga Hà Nội - Hoàng Mai
12:03' - 05/07/2019
Dự án tuyến đường sắt số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai có điểm đầu tại Quảng trường 1/5 (Ga cuối S 12 của tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).