Đầu tư trọng điểm vào con tôm Cà Mau
“Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Cà Mau đã xác định 6 ngành hàng ưu tiên đầu tư trọng điểm. Thế nhưng, bên cạnh việc thiếu nguồn lực thì để tránh việc đầu tư dàn trải, trong giai đoạn 2017-2018, tỉnh sẽ tập trung vào 3 ngành hàng ưu tiên đầu tư, trong đó trọng điểm nhất vẫn là phát triển con tôm Cà Mau”, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Lê Thanh Triều chia sẻ.
Ứng dụng công nghệ vào nuôi tôm
Mục tiêu của Chính phủ là đưa Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất tôm của thế giới, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là thủ phủ của nuôi trồng, chế biến tôm chất lượng cao. Qua đó, phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 10 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, riêng tỉnh Cà Mau đến năm 2021 phấn đấu đạt 2 tỷ USD, trở thành một trong những địa phương trọng điểm không chỉ của khu vực mà còn của cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế thì nuôi trồng thủy sản của địa phương những năm đã bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn và thiếu tính bền vững do ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp, phát triển sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, khó quản lý, năng suất tôm nuôi trung bình còn thấp so với khu vực và cả nước…
Thực tế những năm qua cho thấy, Cà Mau là tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng và thiệt hại bởi biến đổi khí hậu. Chỉ tính riêng năm 2016, Cà Mau đã có trên 51.000 ha lúa và trên 158.000 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại.
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau, hiện nhiều mô hình nuôi tôm có hiệu quả, năng suất cao có diện tích thả nuôi tăng lên nhanh chóng. Theo đó, nếu so với năm 2015, mô hình nuôi tôm thâm canh năng suất cao chỉ có hơn 16ha thì đến nay đã tăng lên gần 172ha hay như mô hình ương trong ao lót bạt chuyển qua nuôi trong ao đất có hố si phong từ 25ha đến nay đã tăng lên gần 470ha…
Là một trong những hộ thử nghiệm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh năng suất cao, ông Hồ Văn Khen, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước cho biết, những năm qua tình hình nuôi tôm luôn gặp nhiều khó khăn phần vì do dịch bệnh, phần vì do biến động môi trường… nên hơn 1,4 ha diện tích đất nuôi tôm công nghiệp của gia đình không hiệu quả.
"Năm vừa qua, tôi chuyển toàn bộ diện tích nuôi công nghiệp sang nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình năng suất cao và ứng dụng công nghệ BioFloc (nuôi theo hình thức lót bạt toàn bộ ao nuôi). Mô hình này dù chi phí đầu tư có lớn hơn, đòi hỏi kỹ thuật nhiều hơn nhưng cho hiệu quả cao hơn rất nhiều lần. Trung bình một vụ tôm nuôi hơn 80 ngày sẽ cho thu hoạch khoảng 50 tấn tôm/ha, sau khi trừ chi phí cho lợi nhuận gần 600 triệu đồng", ông Khen cho biết.
Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Mã Huy cho biết: “Tỉnh Cà Mau đã tập trung triển khai nhân rộng nhiều mô hình nuôi tôm có hiệu quả, năng suất cao. Những mô hình này có thể xem là giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mang tính bền vững, góp phần nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế trong những năm tiếp theo. Theo đánh giá khả năng nhân rộng các mô hình trong thời gian tới là rất khả quan”.
Tập trung nhiều giải pháp
Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước, với khoảng 300.000 ha, chiếm 28% diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước; diện tích nuôi tôm trên 278.000 ha, sản lượng đạt từ 150.000-170.000 tấn/năm; kim ngạch xuất khẩu hằng năm đạt từ 1-1,3 tỷ USD.
Tuy nhiên, để Cà Mau hoàn thành mục tiêu đề ra sau 4 năm nữa đạt mốc 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Theo đó, việc đầu tư có trọng điểm cùng một lộ trình phát triển phù hợp được xem yếu tố then chốt.
Ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm tham mưu xây dựng đề án đưa Cà Mau trở thành vùng nuôi tôm trọng điểm nhất của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như của Việt Nam. Đề án sẽ trình UBND tỉnh vào tháng 3 tới đây, qua đó, sẽ hoàn chỉnh các phương án và sẽ thông qua các ngành chức năng sau đó trình Thủ tướng phê duyệt để có hướng đầu tư vào Cà Mau một cách hợp lý.
Thế nhưng, để đầu tư phát triển dàn đều thì rất khó để phát triển đồng bộ, do đó, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đang xin chủ trương của UBND tỉnh từ nay đến năm 2018 chỉ tập trung vào đầu tư phát triển 3 ngành hàng gồm: lúa chất lượng cao, keo lai và trọng tâm đầu tư phát triển nhất là ngành hàng tôm Cà Mau (trong đó có tôm sinh thái) để đóng góp đưa phương án xây dựng Cà Mau trở thành vùng nuôi tôm lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh đó, để triển khai việc xây dựng điều chỉnh quy hoạch ngành nông nghiệp, quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản sẽ tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh đến năm 2020,.. cho phù hợp với điều kiện tái cơ cấu, diễn biến sản xuất (trong đó có tình trạng sản xuất tự phát ngoài quy hoạch nhiều năm qua) điều này sẽ nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; hạn chế thiệt hại trong sản xuất do thiên tai gây ra.
Trước đó, tại hội nghị ngành tôm được tổ chức vào đầu tháng 2 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã chỉ đạo, các địa phương cần tổ chức lại sản xuất, tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.
Theo đó, cần lựa chọn đối tượng, mặt hàng sản xuất, đây là vấn đề mang tính cấp bách nhằm thích ứng trước tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, sớm đưa nền nông nghiệp theo hướng thông minh, hội nhập toàn cầu. Và con tôm được xác định là đối tượng hàng đầu.
Là doanh nghiệp hàng đầu trong nuôi trồng và chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam và thế giới, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn thủy sản Minh Phú cho biết, với cách tiếp cận mới, doanh nghiệp đang đang thực hiện cung cấp nguồn nguyên liệu mang tính xã hội, liên kết với người dân sản xuất nguồn nguyên liệu sinh thái, có chứng nhận quốc tế, từng bước xây dựng thương hiệu và nâng tầm con tôm Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó, để con tôm thật sự phát triển bền vững, khẳng định được uy tín trên trường quốc tế thì nhất thiết mạnh tay với nạn đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu. Ông Lê Thanh Triều cho biết thêm, UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát, ngăn chặn các hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có chứa tạp chất trên địa bàn tỉnh.
Đến hết năm 2017, tỉnh Cà Mau sẽ tiến hành thống kê và tổ chức ký cam kết 100% các cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tôm trên địa bàn không đưa tạp chất vào tôm và không sản xuất, kinh doanh, kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Đến hết năm 2018, 100% cơ sở ký cam kết và cơ bản chấm dứt tình trạng đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm chứa tạp chất trên địa bàn tỉnh./.
- Từ khóa :
- cà mau
- con tôm
- nuôi tôm
- tôm cà mau
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên liệu khan hiếm, xuất khẩu tôm đối mặt với khó khăn
09:40' - 22/02/2017
Nguyên liệu tôm khan hiếm, giá tôm nguyên liệu cao hơn so với giá chào bán xuất khẩu, nhiều thị trường nhập khẩu tôm bắt đầu đẩy mạnh các rào cản kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước…
-
Kinh tế & Xã hội
Khuyến cáo các hộ nuôi tôm ở Trà Vinh chậm thả giống
19:19' - 18/02/2017
Nhằm hạn chế dịch bệnh trên tôm và giảm rủi ro trong quá trình nuôi, tỉnh Trà Vinh khuyến cáo các hộ dân không nên thả giống tôm sớm.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam sẽ trở thành công xưởng sản xuất tôm của thế giới?
11:25' - 18/02/2017
Bộ NN & PTNT xác định ngành tôm là ngành đặc biệt có tiềm năng, lợi thế, cần phát triển thành ngành hàng sản xuất công nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bền vững và thân thiện với môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Tôm chết hàng loạt ở Trà Vinh do thời tiết bất thường
12:08' - 15/02/2017
Hàng nghìn hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh bị thiệt hại nặng do thời tiết diễn biến phức tạp và dịch bệnh khiến tôm chết hàng loạt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Quản lý tốt địa bàn để ngăn chặn thuốc lá điếu nhập lậu
16:35'
Hoạt động buôn lậu qua tuyến biên giới thuộc tỉnh Đồng Tháp vẫn tiếp tục diễn ra và có chiều hướng gia tăng với hình thức tinh vi hơn, đặc biệt vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
-
Kinh tế & Xã hội
Nỗi lo của "ông già Noel" về mùa Đông không lạnh
16:28'
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Giáng sinh, ông già Noel đang tất bật chuẩn bị cho ngày bận rộn nhất nhưng biến đổi khí hậu và lượng tuyết giảm ở quê hương Bắc Cực đang khiến ông lo lắng.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh định vị thương hiệu du lịch
15:34'
Quảng Ninh quyết tâm hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách du lịch năm 2024, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nối tiếp 10 năm liền tăng trưởng 2 con số của tỉnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Trực tiếp Cúp C1 châu Âu Champions League, Bayern Munich vs PSG, 03h00 ngày 27/11
15:23'
Bnews. Trực tiếp bóng đá trận Bayern Munich vs PSG diễn ra vào lúc 03h00 ngày 27/11 trong khuôn khổ vòng phân hạng cúp C1 châu Âu Champions League.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát triển sản xuất cây hàng hóa vụ Đông
14:37'
Từ nhiều năm nay, vụ Đông là vụ sản xuất hàng hóa chính của tỉnh Hà Nam, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên đồng ruộng và cải thiện thu nhập cho người nông dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Khai thác thế mạnh cây trồng vùng đất bãi bồi ven sông
14:30'
Với lợi thế về đất đai màu mỡ, thời gian qua các huyện: Vụ Bản, Xuân Trường, Nam Trực… đã có nhiều cách làm sáng tạo, khai thác được tiềm năng đất đai
-
Kinh tế & Xã hội
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
14:21'
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ: Đảng Dân chủ lên kế hoạch bầu lãnh đạo mới
13:10'
Đảng Dân chủ Mỹ ngày 25/11 thông báo sẽ bầu lãnh đạo đảng mới vào tháng 2/2025. Cuộc bầu chọn này được cho là điểm khởi đầu quan trọng sau thất bại của đảng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Va chạm với thiết bị bay không người lái, một người tử vong
11:59'
Vụ va chạm gây tai nạn là lời cảnh báo cho việc không đảm bảo an toàn, chủ quan của cả hai bên: người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông và điều khiển thiết bị bay không người lái.