Đầu tư vào kinh tế tuần hoàn: Không chỉ dành riêng doanh nghiệp lớn

16:49' - 06/01/2025
BNEWS Làm thế nào các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nhập cuộc, tận dụng cơ hội để bứt phá và tạo giá trị bền vững?

Kinh tế tuần hoàn hiện được xem là giải pháp tất yếu để hướng tới phát triển bền vững. Nhưng phải chăng hành trình chuyển đổi xanh chỉ dành cho các tập đoàn lớn với tiềm lực tài chính mạnh?

Làm thế nào các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nhập cuộc, tận dụng cơ hội để bứt phá và tạo giá trị bền vững?

Sáng kiến bền vững định hình tương lai 

Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn, các doanh nghiệp với chiến lược dài hạn, mang tính khả thi đang đứng trước cơ hội chuyển mình mạnh mẽ để phát triển bền vững. Đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tận dụng sự hợp tác và học hỏi từ những doanh nghiệp lớn trong chuỗi cung ứng, để đạt được lợi thế cạnh tranh và đóng góp tích cực vào lộ trình phát triển bền vững của toàn xã hội.  

Thực tế cho thấy, hiện nay, nhiều doanh nghiệp với quy mô khác nhau đang hướng đến các sản phẩm giảm tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng, đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường về các giải pháp thân thiện với môi trường. Điều này vừa giảm chi phí sản xuất, vừa gia tăng giá trị sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng khắt khe từ khách hàng trong và ngoài nước. 

Công ty Cổ phần Prime Group, một thành viên thuộc tập đoàn SCG, đã áp dụng triết lý này để phát triển dòng sản phẩm Xi măng carbon thấp, giúp giảm 20% khí thải CO2, hoặc sáng kiến gạch mỏng Slim Tiles giúp giảm nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ, đồng thời có thiết kế nhẹ, dễ lắp đặt, mở rộng tiềm năng ứng dụng trong nhiều công trình.

Hay như Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh – một thành viên khác thuộc ngành nhựa của SCG - đã được tổ chức  WRAS (Water Regulations Advisory Scheme - Vương quốc Anh) chứng nhận các dòng ống nhựa PVC-U, HDPE, PP-R đạt tiêu chuẩn không chứa kim loại nặng, an toàn cho nước uống và sinh hoạt.

Đây là các ví dụ cho thấy những sản phẩm sáng tạo không chỉ bảo vệ môi trường mà còn định hình tiêu chuẩn mới, gia tăng cơ hội thâm nhập thị trường cao cấp.

Bên cạnh sản phẩm chất lượng, tối ưu hóa quy trình sản xuất là một yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm lãng phí, mang lại giá trị dài hạn, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh trong ngành.  

Điển hình là Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh đã ứng dụng công nghệ cánh tay robot tự động hóa để tối ưu quy trình sản xuất phụ tùng ống nhựa. Công nghệ này không chỉ cải thiện độ chính xác mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, góp phần giữ vững uy tín trên thị trường.

Cuối cùng, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như sinh khối, năng lượng mặt trời hay tối ưu hóa hệ thống tiêu thụ năng lượng là những giải pháp dễ tiếp cận, đặc biệt với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.

Công ty TNHH Giấy Kraft Vina – một thành viên khác của SCG – đã chuyển đổi năng lượng bằng cách sử dụng nhiên liệu sinh khối, chiếm đến 50% tổng lượng nhiên liệu trong năm 2023.

Doanh nghiệp này cũng lắp đặt các hệ thống điện mặt trời mái nhà để khai thác năng lượng sạch và giảm sự phụ thuộc vào lưới điện truyền thống. Những nỗ lực này không chỉ tiết kiệm chi phí vận hành mà còn khẳng định vị thế tiên phong trong phát triển bền vững.

Hợp tác cùng phát triển

 

Để khai thác tối ưu tiềm năng của kinh tế tuần hoàn, điều quan trọng là phải xây dựng một hệ sinh thái nơi mỗi bên liên quan đều đóng góp thế mạnh của mình, tạo ra sự phối hợp đồng bộ nhằm phát triển bền vững và hiệu quả.

Chính phủ đóng vai trò định hình khuôn khổ pháp lý và đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.

 

Điển hình là tiến trình để triển khai Kế hoạch Hành động Quốc gia về Kinh tế Tuần hoàn (NAPCE) – một chương trình giúp các doanh nghiệp phát triển chiến lược kinh tế tuần hoàn một cách bài bản. Với các mục tiêu cụ thể cùng giải pháp hỗ trợ, NAPCE tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ chính sách, đẩy nhanh chuyển đổi xanh và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Trong khi đó, các tập đoàn lớn như SCG dẫn đầu bằng việc đầu tư vào chuyên môn công nghệ và triển khai chiến lược bài bản. Theo đó, Chiến lược Tăng trưởng Xanh Toàn diện của SCG tập trung vào đổi mới sáng tạo, quản lý carbon, năng lượng tái tạo và hợp tác đa phương, trở thành hình mẫu cho doanh nghiệp khác.

Nhờ hiểu biết sâu sắc về thị trường và cam kết đầu tư dài hạn, các sáng kiến của SCG không chỉ gia tăng giá trị ngắn hạn mà còn ứng phó hiệu quả với thách thức dài hạn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Không nằm ngoài hành trình hướng tới sự phát triển bền vững, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể khởi đầu từ những sáng kiến nhỏ nhưng mang tính chiến lược, gắn liền với mục tiêu dài hạn. Ngoài ra, hợp tác với các tập đoàn lớn để tận dụng công nghệ, chuyên môn và mạng lưới chuỗi cung ứng cũng là một hướng đi khả thi, giúp doanh nghiệp nhỏ vượt qua những hạn chế về nguồn lực ban đầu.

Cách tiếp cận dựa trên hợp tác toàn diện này tạo ra môi trường năng động để mở rộng hoạt động kinh tế tuần hoàn, từ đó thúc đẩy tiến bộ bền vững trên quy mô lớn. Với tầm nhìn chiến lược, nguồn lực hợp lý và cam kết đổi mới, mọi doanh nghiệp – lớn hay nhỏ – đều có thể góp phần xây dựng tương lai bền vững, mang lại lợi ích không chỉ cho tổ chức mà còn cho toàn xã hội.

    

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục