Hợp tác triển khai kinh tế tuần hoàn vì một Việt Nam xanh hơn
Tại diễn đàn, các đối tác trong nước và quốc tế đã cùng nhau thảo luận về con đường chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn và cách thức thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực ASEAN thiết lập một khung thể chế, pháp luật toàn diện cho kinh tế tuần hoàn.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên, hiện thực hóa Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn sẽ góp phần tạo động lực cho đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động; phát triển các thực hành tốt, tạo dựng văn hóa và lối sống xanh, đồng thời thúc đẩy việc làm xanh và phát triển chuỗi giá trị mới trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên nhấn mạnh, việc thực hiện kinh tế tuần hoàn là nhiệm vụ liên ngành và là trách nhiệm của toàn xã hội với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân; trong đó, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo các nguồn lực như tài chính, nghiên cứu, phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thiết bị, đào tạo nguồn lực, cung cấp nền tảng thông tin, dữ liệu về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp trong nước..., tạo không gian, động lực và điều kiện cho quá trình chuyển đổi, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.
Các tổ chức và cá nhân là động lực dẫn dắt thực hiện kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt, các doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo mô hình kinh doanh, nhằm hình thành một chuỗi giá trị tuần hoàn hơn.Việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo sẽ góp phần hiện thực hóa kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, tạo nền tảng để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường, giữa con người với tự nhiên trong bối cảnh mới.Theo PGS, TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, kinh tế tuần hoàn là một phương pháp tiếp cận đột phá nhằm thay đổi cách quản lý tài nguyên, sản xuất và tiêu dùng để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Các chiến lược hiện tại về chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và cải thiện hiệu quả năng lượng chỉ giải quyết được 55% lượng khí thải toàn cầu. Kinh tế tuần hoàn mang lại giải pháp bổ sung giúp giải quyết 45% lượng khí thải còn lại. Điều này đặc biệt quan trọng khi các lĩnh vực vật liệu chiếm phần lớn lượng phát thải như xi măng, nhựa, thép, nhôm và thực phẩm. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu, kinh tế tuần hoàn mang lại giải pháp cho vấn đề cạn kiệt tài nguyên, đóng góp vào việc quản lý chất thải carbon và thúc đẩy phát triển bền vững.Bà Ramla Khalidi, Đại diện thường trú, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho biết, để đẩy nhanh quá trình chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, Việt Nam cần ưu tiên 4 việc chính.
Cụ thể là lồng ghép, thiết kế sinh thái, thiết kế tuần hoàn vào các chính sách và đưa ra các mục tiêu có thể đo lường được vào lộ trình kinh tế tuần hoàn của Việt Nam, thúc đẩy đổi mới và khả năng cạnh tranh.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần ưu tiên các ngành chính như nông nghiệp, điện tử, nhựa, dệt may và vật liệu xây dựng để giúp đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở ra các cơ hội cho tăng trưởng bền vững.
Việt Nam cũng cần đảm bảo các thể chế hiệu quả và cấu trúc quản trị hợp lý sẽ giảm bớt rào cản và thúc đẩy đổi mới.
Quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn phải là nỗ lực của toàn xã hội, đặt con người và công bằng xã hội vào trung tâm, trong khi thúc đổi các quan hệ đối tác như Đối tác hành động và nhựa quốc gia và Mạng lưới kinh tế tuần hoàn Việt Namn để biến tầm nhìn thành hành động.
Tại Diễn Đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024, SCG - tập đoàn bền vững hàng đầu khu vực với cam kết Tăng trưởng xanh toàn diện đã chia sẻ những hoạt động tiên phong trong kinh tế tuần hoàn cũng như tác động kinh tế của những sáng kiến này từ góc nhìn doanh nghiệp.
Những đóng góp này đã mở đường cho việc triển khai Kế hoạch Hành động Quốc gia về Kinh tế Tuần hoàn (NAPCE) tại Việt Nam, dự kiến sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau 3 năm ra mắt tại Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam.
Với chủ đề "Từ Kế Hoạch đến Hành Động", Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam đánh dấu cột mốc quan trọng trong hợp tác đa phương để đưa NAPCE vào thực tiễn và SCG tự hào là đơn vị đóng góp tích cực cho hành trình này ngay từ giai đoạn ban đầu.
Diễn Đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 quy tụ các bên liên quan trong nhiều lĩnh vực để cùng đánh giá những tiến bộ đã đạt được trong kinh tế tuần hoàn và thúc đẩy kế hoạch hành động trong thời gian tới.
Đáng chú ý, diễn đàn năm nay tập trung xây dựng nền tảng cho việc triển khai NAPCE sắp tới, mở đường cho Việt Nam tiến tới mục tiêu xây dựng nền kinh tế tuần hoàn vào năm 2030.
Là một phần trong chiến lược lớn hơn của chính phủ nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên, NAPCE có mục tiêu hình thành hệ thống cơ cấu sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng tài nguyên, nguồn nguyên liệu, vật liệu đã qua sử dụng một cách hiệu quả, và hạn chế tối đa chất thải ra môi trường.
Bằng việc cung cấp một khuôn khổ nền tảng cho các ngành nghề áp dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn, NAPCE sẽ khai thác hiệu quả tiềm năng về đổi mới và sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp.
SCG đóng góp tích cực trong quá trình hình thành khung NAPCE trong suốt 3 năm qua, không chỉ tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy tầm nhìn chung của các bên liên quan, mà tập đoàn còn chia sẻ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn về kinh tế tuần hoàn để hiện thực hóa kế hoạch hành động này.
Trong phiên trình bày với chủ đề “Chuyển đổi sang Kinh tế tuần hoàn trong thực tiễn: Làm thế nào để kinh tế tuần hoàn trở thành động lực tăng trưởng kinh tế” tại Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam 2024, TS. Chana Poomee, Giám đốc Phát triển Bền vững của SCG chia sẻ, việc triển khai nền kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng bền vững và gia tăng khả năng phục hồi của môi trường.
Những thách thức toàn cầu, bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão Yagi, nhấn mạnh sự cần thiết của việc chuyển đổi từ mô hình tuyến tính sang hệ thống tuần hoàn nhằm tối ưu hóa tài nguyên và giảm chất thải.
Với niềm tin này, SCG đã chung tay cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam trong 3 năm qua nhằm nâng cao sự hiểu biết và thực hành về kinh tế tuần hoàn; đồng thời kêu gọi sự hợp tác giữa các ban ngành toàn thể về vấn đề này trên tinh thần Tăng trưởng xanh toàn diện, phù hợp với cam kết của tập đoàn nhằm thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường mà không một ai bị bỏ lại phía sau.
Chia sẻ về những sáng kiến kinh tế tuần hoàn của SCG, ông Kulachet Dharachandra, Giám đốc Quốc gia của SCG tại Việt Nam cho biết, lần đầu tiên, Việt Nam xây dựng và cho ra mắt kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn (NAPCE), vạch ra lộ trình hướng tới phát triển bền vững trong dài hạn.
Điều quan trọng là cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ để đưa NAPCE vào thực tiễn, hướng đến các mục tiêu chung. Tại SCG, tập đoàn tiếp tục củng cố vai trò dẫn đầu trong phát triển bền vững bằng cách thúc đẩy các sáng kiến ESG và kinh tế tuần hoàn phù hợp với NAPCE.
Thông qua các sáng kiến đổi mới và các quan hệ đối tác hướng đến tăng trưởng xanh toàn diện, SCG cam kết xây dựng một tương lai xanh hơn và bền vững hơn cho Việt Nam.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thụy Sỹ tài trợ trên 3,3 triệu USD thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
15:53' - 17/11/2024
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tiếp nhận 3.346.009 USD do Thụy Sỹ tài trợ nhằm thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong các khu công nghiệp tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn thông qua thu gom, tái chế rác thải, bao bì
13:27' - 22/10/2024
Việc phân loại, thu gom, tái chế bao bì là một trong những giải pháp vừa giúp tái tạo sản phẩm vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường hiệu quả.
-
Kinh tế Thế giới
Hướng đi mới cho phát triển kinh tế tuần hoàn ở ASEAN
16:13' - 28/08/2024
Trong vài năm trở lại đây, nền kinh tế tuần hoàn đã thu hút sự chú ý của Indonesia và các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
20:23' - 19/05/2025
Ngày 19/5, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 243/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Các tỉnh, thành không nhất thiết đều phải tổ chức mô hình chi cục
18:14' - 19/05/2025
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các tỉnh, thành phố không nhất thiết đều phải tổ chức mô hình chi cục, trạm, hạt ở tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về nông nghiệp và môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn mạnh
16:48' - 19/05/2025
Nghị quyết số 68-NQ/TW càng sớm được thể chế hóa thành quy định của pháp luật và được áp dụng trong thực tế thì “lợi ích” mang lại cho xã hội, mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp mới được hiện thực.
-
Kinh tế Việt Nam
Xác định rõ nguyên tắc, tiêu chí phân cấp, phân quyền lĩnh vực nông nghiệp và môi trường
16:34' - 19/05/2025
“Việc xác định rõ nguyên tắc, tiêu chí trong phân cấp, phân quyền là yêu cầu bắt buộc, đặc biệt trong các lĩnh vực đặc thù như nông nghiệp và môi trường”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số xây dựng nông thôn mới thông minh, đáng sống
16:21' - 19/05/2025
Tỉnh Bến Tre đang tăng tốc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho khu vực nông thôn bước sang giai đoạn phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Phải kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có sản xuất, tiêu thụ hàng giả
16:15' - 19/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn lưu ý, phải tiến hành kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có tình trạng buôn bán, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm”.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Rà soát để hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội
15:04' - 19/05/2025
Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần rà soát lại và điều chỉnh một số điểm trong chính sách để đảm bảo việc phát triển nhà ở xã hội đi đúng hướng, về đích đúng thời hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng BIDV trở thành một Ngân hàng thương mại nhà nước trụ cột
15:03' - 19/05/2025
Phó Thủ tướng yêu cầu BIDV thực hiện tốt vai trò của NHTM nhà nước chủ lực, chủ đạo dẫn dắt thị trường; tích cực, chủ động và tiên phong trong thực hiện chủ trương chính sách của Đảng,Chính phủ, NHNN.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh nhưng thiếu cát đắp nền
14:19' - 19/05/2025
Dự án Vành đai 3 đoạn qua địa bàn TP. Hồ Chí Minh được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ để cuối năm 2025 thông xe đoạn trên cao và thông xe kỹ thuật các đoạn còn lại nhưng đang thiếu cát đắp nền.