Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
* Đẩy mạnh phân cấp trong triển khai dự án
Đây là các dự án được kỳ vọng tạo tiền đề, động lực phát triển đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; tái cơ cấu vận tải theo hướng phát huy tối đa lợi thế của từng phương thức.
Trao đổi tại hội trường, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết, với các cơ chế chính sách đặc thù cho phát triển đường sắt đô thị, mô hình giao thông công cộng (TOD) rất được quan tâm nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, giúp ổn định đời sống nhân dân, cảnh quan môi trường.
Thông tin về một số đề xuất về thủ tục, chính sách về chủ trương đầu tư cho các dự án, Bộ trưởng cho biết, theo quy định thông thường, dự án cần lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, đấu thầu, thi công, triển khai dự án, với thời gian mất từ 3-5 năm, thậm chí là 5 năm ở hai thành phố. Vì vậy, nếu thành phố phải thực hiện đúng quy định về thủ tục, các tuyến đường sắt đô thị sẽ không thể kịp thời về thời gian, yêu cầu, trong khi nhu cầu xây dựng là cần thiết, các dự án cũng đủ điều kiện xác định quy mô, hướng tuyến, khả năng cân đối.
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm, rút ngắn trình tự phê duyệt theo nguyên tắc địa phương quyết, địa phương làm và chịu trách nhiệm.
Cho ý kiến về xây dựng tuyến đường sắt và đường sắt đô thị, một số đại biểu đề nghị, cần làm rõ hơn việc chuyển giao công nghệ, vận hành, khai thác dự án sau khi hoàn thành để tránh việc phụ thuộc công nghệ. Bên cạnh đó cần ưu tiên đặt hàng và giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp nội địa tham gia xây dựng đường, cầu và hầm; sản xuất đường ray và đóng toa xe.
* Sẽ có một nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân
Phát biểu giải trình cuối phiên thảo luận chiều 15/2 của Quốc hội về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ đặt ra nguyên tắc tăng trưởng nhanh, nhưng phải bền vững, đảm bảo môi trường, không được đẩy lạm phát lên, các cân đối lớn đảm bảo.
Về thuận lợi để đạt tăng trưởng GDP trên 8% trong năm nay, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhắc tới sự đồng thuận của hệ thống chính trị, niềm tin của doanh nghiệp, người dân được củng cố. Cùng với đó là các quy định mới đột phá, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền được ban hành đi vào cuộc sống; nhiều điểm nghẽn lâu nay được cơ bản tháo gỡ; nhiều dự án hạ tầng chiến lược đẩy nhanh tiến độ. Các cơ hội mới từ hiệp định thương mại tự do. Hiện đàm phán với nhiều thị trường, FTA mới. Dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đang là cơ hội cho Việt Nam.
Trước những khó khăn và tình hình thế giới diễn biến phức tạp, đặc biệt là tác động từ chính sách của Mỹ, Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành có giải pháp chủ động ứng phó chính sách của Mỹ tới kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, các dự án tồn đọng, ách tắc đang chậm tháo gỡ; chất lượng nhân lực, năng suất lao động khó chuyển biến... cũng là những khó khăn cần được tiếp tục tháo gỡ.
Về giải pháp, Bộ trưởng cho biết Chính phủ xác định 6 nhóm giải pháp chính, gồm ngắn hạn và dài hạn. Các giải pháp ngắn hạn cần triển khai ngay tức thời là hoàn thiện thể chế pháp luật, đáp ứng tình hình mới; hoàn thành sớm, nhanh việc tổ chức sắp xếp bộ máy mà không làm ảnh hưởng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; phát triển các động lực tăng trưởng mới (kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn…).
Bộ trưởng cho biết, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành, ngay sau khi Quốc thông qua đề án này, Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị với các địa phương để rà soát, thúc đẩy các giải pháp đảm bảo mỗi địa phương đạt chỉ tiêu tăng trưởng trên 8%. Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương để ban hành một nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân, gồm hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn có khả năng dẫn dắt.
Về dài hạn, theo Bộ trưởng, tiếp tục hoàn thiện thể chế phân cấp phân quyền triệt để hơn; thực hiện tốt Nghị quyết 57, phát huy nhân lực chất lượng cao, phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội phát triển mạnh mẽ cho vùng Tây Bắc
11:03' - 15/02/2025
Dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đang được kỳ vọng sẽ tạo ra Cơ hội phát triển mạnh mẽ cho các tỉnh vùng Tây Bắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Hải Phòng muốn đóng góp gần 11 nghìn tỷ đồng
10:48' - 15/02/2025
UBND thành phố đã đề xuất đóng góp khoảng 10.960 tỷ đồng vào nguồn vốn Dự án Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng do Bộ Giao thông vận tải thực hiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt Hà Nội- Lào Cai: Mở ra cơ hội phát triển cho Hưng Yên và vùng lân cận
10:25' - 15/02/2025
Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến được hoàn thành vào năm 2030. Tuyến đường chạy qua 9 tỉnh, thành phố sẽ mở ra cơ hội phát triển cho Hưng Yên và vùng lân cận.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
11:52'
Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam trong 2 ngày 14 – 15/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Gấp rút giải phóng mặt bằng cao tốc Vạn Ninh-Cam Lộ
11:47'
Tỉnh Quảng Trị đang khẩn trương giải quyết dứt điểm vướng mắc trong giải phóng mặt bằng ở các cầu vượt, nút giao thuộc Dự án cao tốc đường bộ Vạn Ninh-Cam Lộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Kiểm soát, ngăn chặn tàu cá khai thác bất hợp pháp
11:03'
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Nghệ An phối hợp với Chi cục Thủy sản - Kiểm ngư thành lập đoàn liên ngành tuần tra, kiểm tra và giám sát hoạt động khai thác thủy sản tại các vùng biển ven bờ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ninh Thuận khánh thành dự án đường vành đai phía Bắc gần 488 tỷ đồng
10:58'
Sáng 14/4, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển Quỹ đất tỉnh Ninh Thuận đã lễ khánh thành dự án đường vành đai phía Bắc, đoạn từ đèo Khánh Nhơn đến Quốc lộ 1.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh kiên định giữ mục tiêu tăng trưởng
10:41'
TP. Hồ Chí Minh đã chủ động lên kế hoạch ứng phó trước thách thức thuế quan, quyết tâm giữ vững mục tiêu tăng trưởng 8,5% đã đề ra từ đầu năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
10:13'
Sáng 14/4, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành Phiên họp thứ 44.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc
08:55'
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam vào ngày 14 và 15/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
“Mở khoá” hạ tầng trạm sạc xe điện
08:00'
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA) khuyến nghị Việt Nam cần từ 100.000 - 350.000 trạm sạc trong vòng 15 năm tới, tương đương với tỷ lệ 10 xe điện/trạm sạc.
-
Kinh tế Việt Nam
Tên gọi, trung tâm hành chính các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
07:36'
Kèm theo Nghị quyết số 60-NQ/TW, ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.