Đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia trên cả 3 trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số
Ngày 22/12, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT & TT) tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Tới dự và chỉ đạo Hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì Hội nghị.
* Đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia
Báo cáo tại hội nghị cho thấy, trong bối cảnh tình hình Kinh tế - xã hội nước ta năm 2021 có nhiều biến động, đặc biệt là các đợt bùng phát dịch COVID-19 ngày càng nguy hiểm hơn. Trong bối cảnh đó, với tinh thần tự lực, tự cường, ngành TT & TT trong năm qua đã nỗ lực đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng.
Công cuộc chuyển đổi số quốc gia do ngành TT&TT chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện với mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh của Việt Nam để vươn ra thế giới đã được lan tỏa sâu rộng trên phạm vi toàn quốc. Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn với một tốc độ vô cùng nhanh chóng, tạo nên một làn sóng chuyển đổi số trên khắp các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước.
Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã khẳng định vai trò tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi nền kinh tế số để thực hiện khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Ngành TT & TT cũng đã nỗ lực để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước. Đó là vừa tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 vừa giữ vững và thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Tại hội nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nghi nhận những nỗ lực ngành thông tin và truyền thông về những đóng góp không nhỏ vào việc phòng, chống đại dịch COVID-19.
Phó Thủ tướng cũng biểu dương sự đồng hành của đội ngũ báo chí - truyền thông đồng hành cùng Chính phủ, các bộ ngành trong đại dịch COVID-19, qua đó góp phần động viên nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Phó Thủ tướng cho rằng chuyển đổi số đã đi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống. Không chỉ đồng hành, tiên phong, mở đường, ngành Thông tin và Truyền thông cần hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số của các địa phương, doanh nghiệp.
Năm 2022, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành thông tin và truyền thông cần làm mạnh hơn về công tác dữ liệu, bởi đây là vấn đề sống còn trong công nghệ thông tin. Theo đó, ngành Thông tin và Truyền thông cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ Công an, Tài nguyên và Môi trường hoàn thành các cơ sở dữ liệu về dân cư, doanh nghiệp và đất đai. Hoàn thành ba cơ sở dữ liệu đó, cộng với thanh toán điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số sẽ có bước phát triển thực chất.
Dự báo trong thời gian tới, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Ngành Thông tin và Truyền thông cần tiếp tục hoàn thiện các ứng dựng nền tảng công nghệ trong phòng, chống dịch bệnh cũng như nền tảng về thương mại điện tử, dạy học chứng tuyến. Năm 2022, ngành phải đẩy mạnh, hoàn thiện các nền tảng của Việt Nam - Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ và lưu ý lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ các sản phẩm công nghệ số "make in Việt Nam" để các nền tảng ngày càng hoàn thiện trong thời gian tới.
* Đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nhiệm vụ trọng tâm được ngành Thông tin và Truyền thông đặt ra là đến hết năm 2022 trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng là Việt Nam vào nhóm 80 quốc gia dẫn đầu về Chính phủ điện tử, Chính phủ số trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc; tiếp tục đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia trên cả 3 trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Xây dựng, vận hành hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn thông tin mạng phục vụ Chính phủ; hệ thống thao trường mạng phục vụ huấn luyện, diễn tập, sát hạch an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử; hệ thống tự động phân tích hành vi và hỗ trợ xử lý mã độc; hệ thống Phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo về hoạt động kiểm định an toàn thông tin; ứng dụng Internet an toàn...
Theo đó, năm 2022 ngành TT&TT tiếp tục ưu tiên hàng đầu cho chuyển đổi số. Để phát triển kinh tế số thì các giải pháp về thể chế, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực vẫn là những giải pháp cơ bản nhất. Cùng với những dịch vụ số, chuyển đổi số, những dịch vụ phù hợp với thời dịch bệnh như truyền hình, Internet cố định, các dịch vụ khác... là kênh tiêu dùng và là cơ hội để doanh nghiệp có thể phát triển trong và sau đại dịch.
Ngành tiếp tục triển khai thương mại 5G với các thiết bị Make in Viet Nam (Nghiên cứu và thúc đẩy việc triển khai áp dụng các phương pháp chia sẻ hạ tầng tiên tiến nhưMORAN (Multi Operator Radio Access Network), MOCN (Multi-Operator Core Network).
Tăng cường xử lý triệt để tình trạng SIM kích hoạt không đúng quy định. Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng Smartphone và dừng công nghệ di động cũ (mục tiêu đến tháng 12/2022 chỉ còn 5% dùng điện thoại 2G feature phone). Triển khai các nhiệm vụ trong quy hoạch ngành TT&TT.
Đồng thời ngành tăng cường phối hợp, chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động để tăng hiệu quả đầu tư, phát triển, xây dựng hạ tầng của doanh nghiệp bảo đảm mỹ quan và an toàn cho người dân; triển khai các phương pháp chia sẻ hạ tầng tiên tiến (thụ động/tích cực tích hợp với các hạ tầng liên ngành có tính thiết yếu như điện, nước).
Nằm 2022, ngành TT&TT, triển khai đấu giá tên miền “.vn” theo quy định tại Quyết định số 16/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành sửa đổi chính sách phí, lệ phí tài nguyên Internet phù hợp, tạo điều kiện phát triển, đặc biệt các chính sách phát triển đột phá. Tăng cường công tác quản lý tên miền, giám sát, ngăn chặn các vi phạm trong đăng ký sử dụng, triển khai rà soát tên miền có dấu hiệu vi phạm về thương mại điện tử, ngân hàng./.
>>>Công bố và trao Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2021"
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thúc đẩy và hỗ trợ các khu công nghiệp chuyển đổi, đón dòng vốn FDI
19:23' - 10/12/2024
UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa phối hợp với Liên Chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) tổ chức Diễn đàn “Giải pháp xanh toàn diện khu công nghiệp và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc".
-
DN cần biết
Nghị quyết 02/NQ-CP: Bộ Công Thương đạt nhiều kết quả tích cực
16:34' - 10/12/2024
Bộ Công Thương vừa có Công văn số 10024/BCT-KHTC về báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ năm 2024 theo Công văn số 9221/BKHĐT-QLKTTW của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
-
DN cần biết
Mỹ cấm sử dụng hai loại hóa chất gây ung thư
14:50' - 10/12/2024
Ngày 9/12, Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) thông báo cấm 2 loại hóa chất được tìm thấy trong các sản phẩm hằng ngày có thể gây ung thư và các bệnh nghiêm trọng khác.
-
DN cần biết
Phương Tây loay hoay tìm cách tái cấu trúc chuỗi cung ứng khoáng sản chiến lược
17:43' - 08/12/2024
Các hạn chế thương mại của Trung Quốc đối với xuất khẩu khoáng sản chiến lược đang gây ra nhiều khó khăn cho các công ty phương Tây.
-
DN cần biết
FTA Index -Gia tăng hơn cơ hội từ các FTA mang lại
17:05' - 07/12/2024
Trước việc thực thi và tận dụng các FTA chưa đồng đều giữa các địa phương đòi hỏi cần có sự đo lường, đánh giá và giải pháp mạnh trong tư duy hành động để gia tăng hơn cơ hội từ các FTA mang lại.
-
DN cần biết
Đề xuất hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ
13:21' - 07/12/2024
Năm 2024, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tham gia xây dựng bộ tiêu chí "Mỗi hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành là một tổ chức kinh tế tập thể văn hóa, trách nhiệm cộng đồng".
-
DN cần biết
FTA Index - Gia tăng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do
19:12' - 06/12/2024
Bộ chỉ số FTA Index tạo ra một bức tranh chung và giúp cho các địa phương nhìn được vị thế, nỗ lực của mình ở mức nào và gia tăng tính cạnh tranh lành mạnh giữa các địa phương.
-
DN cần biết
Hà Nội: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng
10:54' - 06/12/2024
Hà Nội tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, kích cầu tiêu dùng, cũng như đóng góp vào việc kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn thành phố.
-
DN cần biết
Khai mạc Triển lãm Quốc tế Y dược - Vietnam Medipharm Expo 2024
14:09' - 05/12/2024
Triển lãm quy tụ gần 100 gian hàng đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ, Pakistan, Việt Nam... trưng bày đa dạng các sản phẩm.