ĐBSCL khôi phục sau giãn cách - Bài 2: Chủ động thích ứng
Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng các phương án sản xuất phù hợp, duy trì hoạt động sản xuất trong bối cảnh dịch còn diễn biến phức tạp.
Linh hoạt phương án
Để thích ứng trong tình hình mới, hầu hết các công ty, xí nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long khi mở cửa hoạt động trở lại đã có một số giải pháp thay đổi phương thức sản xuất cũng như trong việc phân phối, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm, nhất là các doanh nghiệp thủy sản.
Tại Cà Mau, các công ty chế biến thuỷ sản đã tổ chức hoạt động theo quy trình khép kín tất cả các khâu một cách nghiêm ngặt như: công nhân trước khi vào nhà máy phải khai báo y tế, đo thân nhiệt và test nhanh COVID-19 định kỳ; tổ chức sản xuất theo từng khu vực, đồng thời phát huy tối đa dây chuyền công nghệ sản xuất để giảm bớt số lượng công nhân. Các công ty đều chuyển từ sản xuất tập trung sang sản xuất theo từng cụm, từng ca với số lượng hạn chế và hầu hết các khâu sơ chế ban đầu đều được chế biến ngay tại các phân xưởng nhỏ lẻ.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhằm đảm bảo vừa duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, vừa đảm bảo phòng, chống dịch, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đã có nhiều sáng tạo trong thực hiện "3 tại chỗ" như Xí nghiệp Cảng Mỹ Thới thuộc Công ty CP Cảng An Giang.
Ông Bùi Thành Hiệp, Tổng giám đốc Công ty CP Cảng An Giang cho biết, để đảm bảo hoạt động tại Cảng Mỹ Thới không bị đứt gãy, Xí nghiệp Cảng Mỹ Thới đã cho thực hiện song song 2 mô hình "3 tại chỗ" đối với công nhân ở xa và mô hình "1 cung đường, 2 điểm đến" đối với công nhân ở gần cảng.
Riêng mô hình "3 tại chỗ", Xí nghiệp Cảng Mỹ Thới đã bố trí công nhân ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi theo từng cụm. Mỗi cụm không quá 10 người, dành cho những nhóm công nhân từng cụm có ca trực chung; tạo thuận lợi cho công nhân không phải di chuyển quá nhiều từ nơi nghỉ ở trong cảng đến nơi bốc giỡ hàng hóa. Từ đó, hạn chế tiếp xúc, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, thay vì tập trung tất cả người lao động về cùng sinh hoạt, ăn, nghỉ tại một khu vực cố định.
Tại Cần Thơ, Công ty Trách nhiệm hữu hạn may xuất khẩu Việt Thành được đánh giá là đơn vị có phương án sản xuất tốt trong thời điểm dịch bệnh. Hiện công ty có hơn 500 công nhân đang hoạt động. Thời gian qua, nhà máy của công ty vẫn hoạt động theo phương án "3 tại chỗ".
Theo ông Nguyễn Văn Bắc, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn may xuất khẩu Việt Thành, hiện nay, nhà máy của công ty triển khai theo chủ trương của Chính phủ "thích ứng an toàn, linh hoạt". Vì vậy, nhà máy của công ty này vẫn thực hiện phương án "3 tại chỗ" nhưng công ty đang triển khai hướng dẫn, đào tạo người lao động thích ứng phương án sản xuất trong giai đoạn mới "2 điểm đến, 1 vùng xanh" kết hợp "5K+A+L" (5K+an toàn+linh hoạt) tại nhà máy vào ngày 1/11.
Phương án "5K+A+L" được Công ty Trách nhiệm hữu hạn may xuất khẩu Việt Thành triển khai cho toàn bộ công nhân. Người lao động sẽ được hướng dẫn vị trí, khu vực để xe riêng, lối đi riêng, buồng vệ sinh riêng, nơi ăn riêng... Trong quá trình triển khai phương án sản xuất "5K+A+L", người lao động hạn chế mức thấp nhất mức tiếp xúc giữa công nhân.
Nhà máy của Công ty Trách nhiệm hữu hạn may xuất khẩu Việt Thành sẽ giảm số công nhân mỗi nhóm/cụm từ 5 -7 người xuống còn 2 - 3 người/nhóm để có tình huống xấu nhất (có F0 tại nhà máy) thì dễ dàng truy vết.
Ngoài ra Công ty Trách nhiệm hữu hạn may xuất khẩu Việt Thành đang trình Cơ quan chức năng xem xét phê duyệt phương án cách ly F1 tại 1 tầng của khách sạn, để đảm bảo nhà máy chủ động trong phương án sản xuất trong trường hợp có ca bệnh, cần cách ly F1. Doanh nghiệp đảm bảo tự chủ trong phòng, chống dịch, đồng thời chia sẻ gánh nặng với ngành y tế.
"Mặc dù, phương án sản xuất mới này có thể khó khăn cho công ty trong vận hành nhà máy nhưng phương án "5K+A+L" sẽ thích ứng, hạn chế được giao tiếp giữa người lao động với nhau trong tập thể đông người". Ông Nguyễn Văn Bắc cho biết.
Nỗ lực cùng vượt khó
Trải qua "cơn bão" giãn cách xã hội kéo dài, cùng với những biện pháp phòng chống dịch bệnh, doanh nghiệp cũng bị tác động lớn, tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã nỗ lực vượt khó.
Mặc dù, hơn 3 tháng qua, Công ty Trách nhiệm hữu hạn may xuất khẩu Việt Thành đã tốn nhiều chi phí để chi trả cho hoạt động sản xuất để thực hiện sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ” và "1 cung đường, 2 điểm đến” cho hơn 500 lao động. Để chăm lo, tạo điều kiện cho người lao động yên tâm sản xuất, công ty đã thuê khách sạn tiêu chuẩn 3 sao cho người lao động lưu trú.
Theo ông Nguyễn Văn Bắc, chi phí sản xuất theo hai mô hình trên rất tốn kém gồm: chi phí xét nghiệm, chăm lo ăn ở, sinh hoạt cho người lao động…. Thời gian qua doanh nghiệp rất nỗ lực để đảm bảo việc làm cho 90% người lao động, góp phần giải quyết an sinh xã hội cho địa phương trong giai đoạn dịch bệnh, đảm bảo giao hàng đúng tiến độ cho đối tác châu âu, Mỹ… không để đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu mà nhà máy đang tham gia. Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu tại Sóc Trăng, 9 tháng qua, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Thành Tín dự kiến xuất khẩu đạt 300.000 tấn gạo với trị giá 160.000.000 USD. Đơn vị thuộc TOP 3 doanh nghiệp xuất khẩu gạo đứng đầu cả nước, là doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu gạo uy tín số 1 thị thường Philippines. Theo chia sẻ của bà Trần Thanh Nga, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Thành Tín, trong thời gian qua dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chính phủ quyết định áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg cho 19 tỉnh và thành phố khu vực phía Nam nhằm đảm bảo chống dịch nên các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, Thanh Tín cũng không ngoại lệ. Gạo là hàng hóa thiết yếu, doanh nghiệp được phép hoạt động. Để đảm bảo an toàn vừa sản xuất vừa phòng chống dịch COVID-19, Ban giám đốc quyết định thành lập Ban phòng chống dịch COVID-19 của công ty và triển khai sản xuất kinh doanh theo mô hình "3 tại chỗ". Người lao động đăng ký "3 tại chỗ" được Công ty bố trí chỗ nghỉ, lo ăn uống và hưởng chế độ phụ cấp. Theo bà Trần Thanh Nga, sản xuất với mô hình "3 tại chỗ" là quyết định khó khăn của Ban giám đốc vì rủi ro dịch bệnh, tăng chi phí hoạt động rất nhiều. Tuy nhiên, công ty vẫn quyết tâm thực hiện để đảm bảo chuỗi cung ứng nông sản của bà con nông dân trong vụ mùa không bị đứt gãy, đảm bảo việc làm cho người lao động, đảm bảo an ninh lương thực trong chống dịch, đáp ứng giao hàng các đơn hàng xuất khẩu. Mới đây, nhân chuyến thăm và tìm hiểu tình hình sản xuất tại nhà máy Thành Tín, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn đã đánh giá cao những nỗ lực, quyết tâm của lãnh đạo và công nhân đã vượt qua khó khăn, trở ngại của dịch bệnh COVID-19, hoàn thành các kế hoạch và chỉ tiêu. Sự thành công của doanh nghiệp này đã góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ nông dân, ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đảm bảo được khâu thu hoạch, tiêu thụ và giá cả trong vụ lúa Hè Thu 2021 vừa qua. Doanh nghiệp đã cố gắng, nỗ lực vượt khó khăn nhưng vẫn cần có sự đồng hành, giúp sức từ chính quyền địa phương để "nâng đỡ" doanh nghiệp trên chặng đường còn "gập ghềnh" phía trước./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Giải pháp tín dụng nào cho ngành lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long?
14:22' - 26/08/2021
Ngày 26/8, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến về giải pháp của ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế tổng hợp
Từng bước ổn định tiêu thụ nông sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
14:36' - 20/08/2021
Việc tiêu thụ nông, thủy sản tuy vẫn có nhiều khó khăn nhưng nhiều mặt hàng đã có sự tăng giá trở lại và tiêu thụ ổn định hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Để đường đi của lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long bớt "nhọc nhằn"
21:33' - 19/08/2021
Nhiều ý kiến cho rằng cần chủ động tháo gỡ khó khăn về lưu thông giữa các địa phương trong sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi cung ứng để đường đi của lúa gạo bớt “nhọc nhằn”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.