Để dự án nhỏ tại địa phương không "chết yểu”
Khuyến nghị chính sách duy trì bền vững của các dự án Hợp tác kỹ thuật Cấp cơ sở của JICA đã chỉ ra nhiều yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả của dự án tại địa phương. Nhận định trên được ông Lê Văn An, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm Huế đưa ra khi nói tới vấn đề đảm bảo tính bền vững của dự án quy mô nhỏ.
*Sẻ chia thông tin Dự án Hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng và cung cấp nước sạch thông qua tăng cường năng lực chính quyền địa phương được thực hiện từ năm 2010 – 2013 giữa hai cơ của quan của Nhật Bản và Việt Nam . Kết quả của dự án cho thấy, năng lực cơ quan hành chính tại địa phương được nâng cao, cơ chế hỗ trợ cộng đồng nhằm cung cấp nước sạch và cải thiện dinh dưỡng tốt hơn.Theo đánh giá của các chuyên gia, hiệu quả ghi nhận bên trên có được là do Cơ quan thực hiện phía Việt Nam và Nhật Bản thường xuyên chia sẻ thông tin về tiến độ Dự án, vấn đề gặp phải nhằm giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh.
Điểm lưu ý, trong các dự án của chương trình đối tác phát triển, các báo cáo về hoạt động hoặc Bảng đánh giá giám sát thường chỉ được soạn thảo bằng Tiếng Nhật. Tuy vậy, trong dự á này, tài liệu được soạn thảo bằng tiếng Anh. Nhờ vậy, các thông tin dự án được chia sẻ đầy đủ với cơ quan thực hiện tại Việt Nam . Dựa trên thông tin này, cơ quan thực hiện tại Việt Nam đã chủ động dịch sang tiếng Việt và chia sẻ thông tin đầy đủ cho các cơ quan tại địa phương. Nhờ đó, các đơn vị liên quan cơ triển khai hoạt động một cách hiệu quả. Sau khi dự án kết thúc, cơ quan thực hiện Việt Nam và Nhật Bản cùng phối hợp đưa ra đề xuất cho Dự án giai đoạn tiếp theo. Cách làm này nhằm duy trì bền vững hiệu quả của Dự án tại địa phương và mở rộng hơn nữa. Hiện kế hoạch thực hiện giai đoạn tiếp theo đang triển khai tại địa phương khác. Ví dụ kể trên chỉ là một trong số hơn 81 dự án đã và đang triển khai thuộc Chương trình Đối tác Phát triển của JICA được thực hiện từ năm 2002. Theo ông Mori Mutsuya, nguyên Trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam , trong số các dự án kết thúc, không ít dự án trở thành mô hình tốt, duy trì và phát triển bền vững những thành quả đã đạt được. JICA tiến hành khảo sát đối với 39 dự án kết thúc (tính đến thời điểm 7/2015), trên cơ sở đó lựa chọn những dự án phát triển bền vững.Đó là dự án có nội dung hoạt động, kỹ thuật chuyển giao hiệu quả không chỉ trong quá trình thực hiện, thậm chí sau khi dự án kết thúc. Qua điều tra thấy rõ, để dự án duy trì bền vững các bên phải cùng nhau xác định và xây dựng các hoạt động trực tiếp góp phần cải thiện cuộc sống, biên soạn tài liệu hướng dẫn phù hợp với tình hình địa phương.
Cùng quan điểm, ông Lê Quang Ảnh, chuyên gia Kinh tế (cụ thể về các dự án liên quan đến Thủy lợi) cho rằng, là người đã trực tiếp tham gia một số dự án thủy lợi tại địa phương, bản thân ông nhận thấy, vấn đề chia sẻ thông tin dự án là rất cần thiết. Sự chia sẻ thông tin cần ưu tiên thực hiện với những đối tượng được hưởng lợi.Ông Ảnh lấy ví dụ, ngay như việc chia sẻ thông tin qua sổ tay hướng dẫn của dự án cũng cần thực hiện dễ hiểu để đạt hiệu quả cao nhất. Quy trình hướng dẫn nên sử dụng bằng hình ảnh, bảng biểu, chữ in đậm…để người dân dễ dàng sử dụng. Việc trình bày càng đơn giản càng tốt, nên ít diễn đạt bằng lời. Điển hình, cuốn sổ tay về phòng chống lụt bão của Nhật Bản hầu hết đều sử dụng bằng hình ảnh nên người dân dễ dàng thực hiện.
*Sử dụng nguyên liệu, công nghệ sẵn có Theo các chuyên gia tham gia trực tiếp vào chương trình dự án quy mô nhỏ tại địa phương, không nên sử dụng nguyên vật liệu bên ngoài mà cần phát huy vật liệu sẵn có tại địa phương để đảm bảo tính bền vững của dự án. Bởi nếu dự án sử dụng vật tư, trang thiết bị nhập khẩu từ Nhật Bản hoặc các nước khác: vật liệu xây dựng, máy móc các loại, phù tùng, giống cây trồng thì sau khi dự án kết thúc sẽ khó tránh khỏi tình trạng như: không phổ biến và nhân rộng được các kỹ thuật, mô hình.Cơ quan thực hiện phía Nhật Bản thường không nắm rõ và thiếu thông tin về các vật tư, trang thiết bị sẵn có tại địa phương. Vì vậy, khi thực hiện dự án cần phải lưu ý hạn chế tối đa sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có mà cơ quan thực hiện Việt Nam hoặc đối tượng hưởng lợi của Dự án có thể mua tại địa phương. Cơ quan thực hiện Việt Nam nên tư vấn cho phía Nhật Bản về những nguyên vật liệu có thể mua được tại địa phương với giá hợp lý sau khi kết thúc Dự án.
Thành công của nhóm hộ trồng nấm xã Hương Phong, xã ven phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế đã minh chứng cho nhận định trên. Đây là vùng trồng lúa, rơm rạ người dân thường được đốt ngay trên đồng ruộng nên tạo nhiều khói, bụi gây ô nhiễm môi trường.Trước thực tế này, một số hộ đã thành lập nhóm, thảo luận với cán bộ của Trung trâm nghiên cứu Khoa học phát triển công nghệ Nông lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế về việc làm cách nào để người dân trồng được nấm.
Theo đó, Trung tâm tổ chức để người dân đi thăm một số cơ sở trồng nấm ở một số địa phương khác. Sau khi về, cử cán bộ và sinh viên đến cùng đến cùng các hộ gia đình để thử sản xuất. Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân khâu sử dụng rơm rạ, cách chăm sóc để nấm hình thành và phát triển. Một thời gian sau, những sản phẩm nấm đầu tiên được thu hoạch, người dân rất phấn khởi. Nhiều hộ gia đình tiếp xúc sản xuất, vừa làm, vừa trao đổi. Thời gian ngắn sau, một số hộ gia đình đã nắm rõ kỹ thuật sản xuất nấm. Nhờ vậy, thu nhập ngày càng tăng.Từ nguồn vốn này, hộ gia đình tiếp tục đầu tư, hoàn thiện quy trình sản xuất nấm. Hiện ở Hương Phong, mô hình những hộ gia đình trồng nấm vẫn duy trì nhóm sản xuất để chia sẻ kinh nghiệm. Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, rơm, người dân lại cất trữ để làm nấm, không còn tình trạng đốt rơm rạ gây khói, ô nhiễm môi trường.
Theo Tiến Sỹ Ngô Tùng Đức, Trường Đại học Nông Lâm Huế, để duy trì thực hiện thành công dự án nhỏ tại địa phương cần có một sự khảo sát thực địa cẩn thận để xác định được tiềm năng cũng như bất lợi. Từ đó đưa ra phương pháp thực hiện phù hợp như: họp các bên liên quan, thảo luận nhóm, phỏng vấn hộ gia đình…Thực tế cho thấy, xây dựng hoạt động dựa trên nguồn nhân lực của địa phương và thực hiện mô hình thí điểm quy mô nhỏ với sự tham gia của nông dân tiêu biểu chính là một kinh nghiệm để thực hiện thành công. Bên cạnh đó, việc hiểu thực tế cộng đồng và để cộng đồng tham gia trong quá trình nghiên cứu là cách tiếp cận quan trọng đưa đến sự thành công của dự án./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 95 tỷ yên Nhật cho bốn dự án tại Việt Nam
12:58' - 01/04/2016
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa ký với Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam các hiệp định vốn vay ODA với tổng giá trị 95,167 tỷ Yên Nhật cho bốn dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Địa ốc Hòa Bình trúng thầu 3 dự án trị giá hơn 1.400 tỷ đồng
17:12' - 29/03/2016
Ngày 29/3, Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (HBC) cho biết, đơn vị vừa được trúng thầu 3 dự án với tổng giá trị hơn 1.400 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp nước
19:32' - 28/03/2016
Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành phải bảo đảm cung cấp nước sạch không để xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại khu vực đô thị, nhất là trong mùa Hè.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật về đất đai
13:28'
Thủ tướng yêu cầu đề xuất cơ chế để thực hiện linh hoạt các phương thức giao đất, cho thuê đất đối với quỹ đất dôi dư khi sắp xếp lại trụ sở, cơ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước, đất thu hồi...
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi tên Công viên Tuổi trẻ Thủ đô thành Công viên Võ Thị Sáu
13:07'
HĐND thành phố Hà Nội thông qua việc đổi tên Công viên Tuổi trẻ Thủ đô thành Công viên Võ Thị Sáu cho khu vực đất đã xây dựng và quy hoạch công viên thuộc phường Thanh Nhàn cũ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về chính sách, pháp luật đất đai
10:48'
Sáng 10/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 03 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 01 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh xin ý kiến về dự án siêu trung tâm dữ liệu 2 tỷ USD
10:17'
Chủ tịch UBND TP. HCM vừa có văn bản gửi Thủ tướng xin ý kiến về đề xuất đầu tư dự án siêu Trung tâm dữ liệu dành riêng cho phát triển trí tuệ nhân tạo và trung tâm dữ liệu trị giá khoảng 2 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
10:15'
Sáng 10/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành Phiên họp thứ 47.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Quan hệ Việt Nam – Mỹ tiến tới tầm cao mới
10:15'
Nhân kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng đã trả lời phỏng vấn TTXVN về lĩnh vực hợp tác mà 2 nước có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Mozambique mong muốn hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực
08:24'
Người đứng đầu Chính phủ Mozambique khẳng định nước này coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong muốn mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới như khai khoáng, năng lượng, viễn thông...
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ cao tốc Bắc–Nam qua Đà Nẵng, Quảng Ngãi
21:35' - 09/07/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Đà Nẵng, Quảng Ngãi bàn giao mặt bằng toàn tuyến cao tốc Bắc–Nam (Hòa Liên–Túy Loan, Quảng Ngãi–Hoài Nhơn, Hoài Nhơn–Quy Nhơn, Quy Nhơn–Chí Thạnh) trước 15/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
21:34' - 09/07/2025
Chiều 9/7, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025).